BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN NHỮNG THÓI QUEN XẤU?


Thói quen xấu có thể hiểu là những hành vi lặp đi lặp lại và có ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của bạn. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke, khoảng 40% hành vi trong ngày của chúng ta đến từ thói quen. Vậy nên khi lặp lại liên tục những thói quen không tốt, mức độ tác động của chúng đến đời sống hằng ngày của bạn sẽ ngày càng tăng.
Trên thực tế, sẽ không quá khó để thay thế hoặc cải thiện những thói quen xấu của bản thân. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về bản chất của chúng và bắt đầu thực hiện với từng bước cụ thể mà Linh chia sẻ trong bài viết này.
1. KHÔNG CẦN LOẠI BỎ THÓI QUEN XẤU. HÃY THAY THẾ CHÚNG!
a. Xác định những thói quen xấu của bạn
Trung thực xác định những thói quen tiêu cực cần thay đổi là bước đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu quá trình hoàn thiện mình. Một cách dễ nhất là bạn hãy liệt kê hết tất cả những thói quen bạn nghĩ mình cần loại bỏ hoặc cải thiện. Sau đó bạn có thể thực hiện hai bước tiếp theo:
(1) Quan sát mối liên hệ giữa những thói quen xấu với cảm xúc của bạn:
Tâm trạng buồn chán hay căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các thói quen xấu.
Ví dụ như khi bạn gặp phải chuyện buồn phiền, bạn có xu hướng thức khuya hơn, sử dụng nhiều chất kích thích hơn, không tuân thủ kế hoạch làm việc hơn. Khi bạn vui vẻ hào hứng bạn ăn nhiều đồ ngọt hơn vào buổi tối. Hãy quan sát bản thân kỹ hơn để tìm ra mối liên hệ giữa các thói quen và cảm xúc của bạn trước khi tiến hành thay đổi nó.
(2) Chú ý tần suất bạn thực hiện những thói quen xấu:
Việc nhận biết tần suất của chúng có thể giúp bạn xác định được thói quen nào đang có xu hướng được bạn thực hiện nhiều hơn và dần gây ra hệ quả nghiêm trọng hơn. Từ đó bạn sẽ ý thức được rằng mình cần thay đổi hay loại bỏ thói quen đó trước.
b. Xác định những thói quen tốt để thay thế
Sở dĩ bạn để cho một thói quen xấu xuất hiện trong cuộc sống của mình và nhiều lần dung túng cho chúng là vì ở góc độ nào đó, chúng cho bạn những “lợi ích” nhất định. Ví dụ như bạn thấy thức khuya xem mạng xã hội thích hơn là đi ngủ sớm, bạn thấy việc trì hoãn công việc thì dễ hơn là tập trung hoàn thành cho xong. Do đó, sẽ rất khó bạn có thể nhanh chóng từ bỏ những thói quen này dù biết nó để lại những tác động tiêu cực. Thay vào đó bạn có thể dần dần “rời xa" chúng bằng cách thay thế bằng những thói quen tốt hơn.
Ví dụ bạn không cần phải bắt mình dừng việc lướt mạng xã hội và đi ngủ sớm ngay sau đọc bài viết này. Bạn vẫn có thể thức khuya nhưng thay thế việc lướt mạng thành việc đọc sách, và đi ngủ sớm hơn mọi ngày khoảng 15 - 30 phút. Những sự thay đổi nhỏ này sẽ không khiến bạn có cảm giác mạnh mẽ về việc phải từ bỏ một điều gì đó mình rất muốn làm.
Trong quyển sách “Thói quen nguyên tử”, tác giả James Clear đã đề xuất quy trình phát triển một thói quen tốt mà Linh thấy khá hữu ích. Linh sẽ lấy ví dụ về việc áp dụng quy trình này trong việc phát triển thói quen đọc sách để mọi người dễ hình dung hơn nhé:

Quy trình phát triển một thói quen tốt
(1) Đưa ra gợi ý rõ ràng cho thói quen mới: Hãy xác định chính xác thói quen bạn muốn xây dựng. Ví dụ “Tôi muốn rèn luyện thói quen đọc sách vào mỗi tối trước khi ngủ".
(2) Làm cho thói quen mới trở nên hấp dẫn: Để bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách, hãy chọn những cuốn sách mà bạn thực sự quan tâm và đam mê. Những tác phẩm có nội dung thú vị, đáp ứng sở thích cá nhân của bạn sẽ dễ tạo sự hấp dẫn và hứng thú trong việc đọc.
(3) Đưa ra phương án dễ dàng để bạn có thể thực hiện: Để phát triển thói quen đọc sách, bạn hãy bắt đầu với một thời gian ngắn và dễ dàng thực hiện. Ví dụ: "Tôi sẽ đọc sách 10 phút mỗi tối trước khi đi ngủ." Điều này là một mục tiêu nhỏ và dễ thực hiện.
(4) Làm cho thói quen mới đem đến cảm giác thoả mãn để có thể dễ lặp lại nó: Khi bạn đọc sách, hãy thử tạo một môi trường thoải mái cho việc đọc, chẳng hạn như sử dụng ánh sáng dịu, một góc yên tĩnh, hay một tách trà nóng. Khi bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn trong việc đọc sách, bạn sẽ dễ dàng lặp lại thói quen này hàng ngày.
2. LOẠI BỎ CÁC YẾU TỐ KÍCH HOẠT
3. Ở GẦN NHỮNG NGƯỜI CÓ NHỮNG THÓI QUEN TỐT
4. BẠN KHÔNG CẦN LÀ AI KHÁC. HÃY TRỞ LẠI LÀ CHÍNH BẠN!
Mọi người thường nghĩ mình sẽ trở thành một người khác biệt khi họ quyết định loại bỏ những thói quen xấu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bạn không cần phải kỳ vọng trở thành một người hoàn toàn mới, chỉ cần thay đổi một phần nhỏ của mình thông qua việc loại bỏ và thay thế những thói quen không tốt. Điều quan trọng bạn cần nhớ là những thói quen xấu đã được hình thành qua thời gian bạn bỏ lơ các quy tắc của mình. Vậy những thói quen tốt cũng sẽ được sinh ra khi bạn bắt đầu quan tâm trở lại những quy tắc ấy.
Một động lực cho bạn là hãy hình dung bản thân ở trạng thái tốt hơn mà bạn muốn; đi ngủ sớm hơn, đọc sách thay vì coi tiktok, làm việc tập trung thay vì coi điện thoại và nhiều nữa. Điều này có nghĩa rằng bạn vẫn là bạn, nhưng bạn đã thay đổi để trở nên tốt hơn. Hãy tin rằng bạn có khả năng thực hiện điều này mà không cần phải trở thành ai đó hoàn toàn mới để đạt được sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Lời kết
Thói quen, dù tốt hay xấu, là sản phẩm của hành động lặp đi lặp lại. Bạn đã hình thành chúng trong một khoảng thời gian dài. Vậy nên việc thay đổi chúng cũng cần thời gian và sự kiên nhẫn. Đừng cảm thấy bị áp lực phải thay đổi một cách nhanh chóng và hoàn toàn. Hãy tập trung vào từng bước nhỏ và từng cải thiện nhỏ, dần dần bạn sẽ thấy sự thay đổi trong cuộc sống của mình.