Tha thứ là món quà tốt nhất mà bạn có thể tự trao cho mình. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại dễ tha thứ cho người khác nhưng lại tự dằn vặt bản thân vì những thất bại cá nhân. Điều quan trọng là bạn cần học cách rút kinh nghiệm từ sai lầm, tha thứ cho bản thân, và tiếp tục tiến bước. 🏃‍♀️

Bốn bước dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập tha thứ cho bản thân và vượt qua khó khăn trong công việc.

1. Chấp Nhận Trách Nhiệm

Đầu tiên, bạn phải chấp nhận trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đây là bước khó nhất nhưng hữu ích nhất. Đừng biện minh cho hành động của mình mà hãy đối mặt và chấp nhận nó. Bạn cần chấp nhận thất bại trong công việc không phải chuyện hiếm. Tiếp theo, hãy tập trung xác định đúng nguyên nhân lẫn mức độ của sai lầm mình đã gây ra một cách khách quan nhất. Đó có thể là thiệt hại 20% giá trị hợp đồng do bạn không khảo sát kỹ khi lên bảng dự chi, hay bạn không quản lý được thời gian nên nộp báo cáo muộn 4 giờ ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

2. Lắng Đọng Cảm Xúc

Sau khi nhận trách nhiệm về thất bại, bạn có thể sẽ có cảm giác tiêu cực như tội lỗi, xấu hổ, thất vọng. Hãy hiểu rằng đây là cảm xúc hoàn toàn bình thường, thậm chí là lành mạnh, tất cả nằm ở góc nhìn của bạn. Vì cảm giác thất vọng hôm nay có thể thúc đẩy cho những thay đổi tích cực trong tương lai. Tuy nhiên, hãy nhớ đặt ra thời hạn cho cảm xúc tiêu cực của bản thân. Nếu bạn thất bại ở một điều gì đó, hãy cho phép mình khóc trong một ngày. Tương tự, nếu bạn thành công ở một điều gì đó, hãy cho phép bản thân ăn mừng trong một ngày. Chỉ một ngày, sau đó trở lại làm việc.
Vấn đề là: hầu hết khi chúng ta gục ngã, chúng ta khóc trong một tháng. Và khi chúng ta chiến thắng, chúng ta chỉ bước tiếp và tiếp tục làm việc. Chúng ta không cho phép mình ăn mừng chiến thắng của bản thân. Vì vậy, điều đó nói với bộ não của chúng ta rằng những suy nghĩ tiêu cực quan trọng hơn những suy nghĩ tích cực. Hãy bắt đầu cho phép mình thương tiếc và ăn mừng một cách bình đẳng.

3. Giảm Thiểu Thiệt Hại Và Khôi Phục Niềm Tin

Sửa chữa sai lầm là phần quan trọng trong quá trình tha thứ cho chính mình. Hành động này sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại, khôi phục niềm tin của người khác dành cho bạn và của bạn dành cho chính mình.
Đầu tiên, hãy học cách nói lời xin lỗi một cách chân thành. Sau đó, bạn cần lên kế hoạch hành động cụ thể và nhanh chóng sửa chữa, khắc phục lỗi lầm. Ví dụ, khi bạn giao nhầm sản phẩm gây tổn thất cho khách hàng, bạn cần trình bày được các bước giao nhận sản phẩm mới với thời gian, mức đền bù tổn thất cụ thể. Đi kèm với nó, hãy lên kế hoạch điều chỉnh quy trình với các bộ phận liên quan để khắc phục tình trạng tương tự trong những lần giao hàng tiếp theo.

4. Tập Trung Vào Sự Tiến Bộ Trong Tương Lai

Tha thứ cho chính mình là quá trình bạn học hỏi từ lỗi lầm và kinh nghiệm để trở nên trưởng thành hơn. Ở bước này, bạn có thể áp dụng phương pháp tự phản chiếu (self-reflection) để giúp mình nhận ra điểm mạnh, điểm yếu từ chính các kinh nghiệm sai lầm trong quá khứ. Nhờ đó, bạn sẽ học được cách so sánh và đối chiếu kinh nghiệm cũ và mới để mở ra những trải nghiệm tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai. Bạn có thể đọc thêm cách tự phản chiếu để làm giàu vốn kinh nghiệm của mình tại đây.
Học cách tha thứ cho bản thân không đồng nghĩa với việc bạn yếu đuối hay dung túng cho sai lầm. Tha thứ nghĩa là bạn đã dũng cảm chấp nhận, đối mặt, và có kế hoạch sửa chữa sai lầm trong quá khứ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai. Hãy luyện tập tha thứ cho bản thân và bạn sẽ thấy mình đang phát triển và tiến bộ hơn mỗi ngày. ⭐
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Tha thứ là món quà tốt nhất mà bạn có thể tự trao cho mình. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại dễ tha thứ cho người khác nhưng lại tự dằn vặt bản thân vì những thất bại cá nhân. Điều quan trọng là bạn cần học cách rút kinh nghiệm từ sai lầm, tha thứ cho bản thân, và tiếp tục tiến bước. 🏃‍♀️

Bốn bước dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập tha thứ cho bản thân và vượt qua khó khăn trong công việc.

1. Chấp Nhận Trách Nhiệm

Đầu tiên, bạn phải chấp nhận trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đây là bước khó nhất nhưng hữu ích nhất. Đừng biện minh cho hành động của mình mà hãy đối mặt và chấp nhận nó. Bạn cần chấp nhận thất bại trong công việc không phải chuyện hiếm. Tiếp theo, hãy tập trung xác định đúng nguyên nhân lẫn mức độ của sai lầm mình đã gây ra một cách khách quan nhất. Đó có thể là thiệt hại 20% giá trị hợp đồng do bạn không khảo sát kỹ khi lên bảng dự chi, hay bạn không quản lý được thời gian nên nộp báo cáo muộn 4 giờ ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

2. Lắng Đọng Cảm Xúc

Sau khi nhận trách nhiệm về thất bại, bạn có thể sẽ có cảm giác tiêu cực như tội lỗi, xấu hổ, thất vọng. Hãy hiểu rằng đây là cảm xúc hoàn toàn bình thường, thậm chí là lành mạnh, tất cả nằm ở góc nhìn của bạn. Vì cảm giác thất vọng hôm nay có thể thúc đẩy cho những thay đổi tích cực trong tương lai. Tuy nhiên, hãy nhớ đặt ra thời hạn cho cảm xúc tiêu cực của bản thân. Nếu bạn thất bại ở một điều gì đó, hãy cho phép mình khóc trong một ngày. Tương tự, nếu bạn thành công ở một điều gì đó, hãy cho phép bản thân ăn mừng trong một ngày. Chỉ một ngày, sau đó trở lại làm việc.
Vấn đề là: hầu hết khi chúng ta gục ngã, chúng ta khóc trong một tháng. Và khi chúng ta chiến thắng, chúng ta chỉ bước tiếp và tiếp tục làm việc. Chúng ta không cho phép mình ăn mừng chiến thắng của bản thân. Vì vậy, điều đó nói với bộ não của chúng ta rằng những suy nghĩ tiêu cực quan trọng hơn những suy nghĩ tích cực. Hãy bắt đầu cho phép mình thương tiếc và ăn mừng một cách bình đẳng.

3. Giảm Thiểu Thiệt Hại Và Khôi Phục Niềm Tin

Sửa chữa sai lầm là phần quan trọng trong quá trình tha thứ cho chính mình. Hành động này sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại, khôi phục niềm tin của người khác dành cho bạn và của bạn dành cho chính mình.
Đầu tiên, hãy học cách nói lời xin lỗi một cách chân thành. Sau đó, bạn cần lên kế hoạch hành động cụ thể và nhanh chóng sửa chữa, khắc phục lỗi lầm. Ví dụ, khi bạn giao nhầm sản phẩm gây tổn thất cho khách hàng, bạn cần trình bày được các bước giao nhận sản phẩm mới với thời gian, mức đền bù tổn thất cụ thể. Đi kèm với nó, hãy lên kế hoạch điều chỉnh quy trình với các bộ phận liên quan để khắc phục tình trạng tương tự trong những lần giao hàng tiếp theo.

4. Tập Trung Vào Sự Tiến Bộ Trong Tương Lai

Tha thứ cho chính mình là quá trình bạn học hỏi từ lỗi lầm và kinh nghiệm để trở nên trưởng thành hơn. Ở bước này, bạn có thể áp dụng phương pháp tự phản chiếu (self-reflection) để giúp mình nhận ra điểm mạnh, điểm yếu từ chính các kinh nghiệm sai lầm trong quá khứ. Nhờ đó, bạn sẽ học được cách so sánh và đối chiếu kinh nghiệm cũ và mới để mở ra những trải nghiệm tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai. Bạn có thể đọc thêm cách tự phản chiếu để làm giàu vốn kinh nghiệm của mình tại đây.
Học cách tha thứ cho bản thân không đồng nghĩa với việc bạn yếu đuối hay dung túng cho sai lầm. Tha thứ nghĩa là bạn đã dũng cảm chấp nhận, đối mặt, và có kế hoạch sửa chữa sai lầm trong quá khứ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai. Hãy luyện tập tha thứ cho bản thân và bạn sẽ thấy mình đang phát triển và tiến bộ hơn mỗi ngày. ⭐
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.