Cảm xúc đầu tiên khi ai đó cười nhạo hay phản đối ý kiến của bạn là gì? Thông thường bạn sẽ tức giận lên và phản ứng lại với họ đúng không? Nhưng trước khi cơn tức giận bắt đầu, hình như chúng ta luôn cảm thấy một điều gì đó khác. Và thật ra, sự tức giận chỉ là cách chúng ta phản ứng để bảo vệ bản thân hoặc che đậy những cảm xúc dễ bị tổn thương của mình.

1. Tức giận là một cảm xúc thứ cấp?

Theo nghiên cứu, trạng thái cảm xúc của chúng ta sẽ được chia thành hai loại: Cảm xúc chính (hay cảm xúc cơ bản) và cảm xúc thứ cấp. 

Cảm xúc chính (cảm xúc cơ bản) là những cảm xúc biểu hiện đầu tiên và rõ rệt để bạn cảm nhận khi có một điều gì đó xảy ra. Bộc lộ cảm xúc này là cách cơ thể phản hồi trực tiếp với sự kiện nên nó rất bản năng và ít khi bị chi phối bởi suy nghĩ của bạn. Ví dụ như bạn sẽ cảm thấy vô cùng vui mừng khi giành giải thưởng trong một cuộc thi lớn, hoặc bạn sẽ trở nên buồn bã khi gặp một chuyện không may. 

Trái lại, cảm xúc thứ cấp là những cảm xúc được thể hiện ra sau khi bạn trải qua cảm xúc chính. Cảm xúc thứ cấp thường bị chi phối và được hình thành từ lối sống, từ sự trải nghiệm hay suy nghĩ cá nhân. Tức giận là một cảm xúc thứ cấp. Bởi lẽ khi một điều gì đó xảy ra thì tức giận chỉ là một cảm xúc ngụy trang, che lấp đi cảm xúc thật sự ẩn giấu đằng sau như sự thất vọng hay buồn bã. Nếu không để tâm quan sát, bạn rất dễ ngộ nhận tức giận là cảm xúc đầu tiên và bỏ qua việc đào sâu vào cảm xúc của chính mình để hiểu nguồn gốc của sự không hài lòng này từ đâu đến.

2. Tức giận đang che đậy cho cảm xúc nào?

Mục đích của cảm xúc thứ cấp là tạo lớp vỏ bọc để che đậy những cảm xúc chính. Việc thể hiện sự tức giận cũng đang âm thầm bảo vệ cho một trong những cảm giác tổn thương khác của bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn trạng thái này qua phép ẩn dụ “tảng băng trôi" được công bố bởi Viện Gottman. Theo đó, sự tức giận chỉ là bề mặt của tảng băng đang nổi trên mặt nước. Bên dưới tảng băng là nhiều lớp cảm xúc khác, có thể bao gồm:
 Nguyên lý Tảng băng trôi của cơn nóng giận
Nguyên lý Tảng băng trôi của cơn nóng giận
(1) Tổn thương hay thất vọng vì hành động/lời nói của ai đó hoặc của chính mình
(2) Nỗi sợ hãi tiềm ẩn: sợ bị bỏ rơi, sợ thất bại, mất mát
(3) Cảm thấy bị hiểu lầm hoặc không được lắng nghe
(4) Cảm giác bất công/không công bằng
(5) Bất lực khi cố gắng kiểm soát điều gì đó
(6) Sự đau buồn hoặc xấu hổ đang kìm nén
Để xác định được sự tức giận của bạn đang che giấu cho trạng thái cảm xúc nào, bạn có thể tự trả lời 3 câu hỏi sau:
(1) Điều cuối cùng xảy ra trước khi bạn thực sự tức giận là gì?
(2) Điều đó liên hệ thế nào đến cảm xúc, niềm tin hoặc giá trị bên trong bạn?
(3) Bạn đang thực sự mong muốn/kỳ vọng điều gì trong tình huống này?
Những cảm xúc bên dưới “tảng băng” mà bạn vừa xác định được cũng chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên nóng nảy. Nói cách khác, sự tức giận là cách bạn đang chống trả cho những vấn đề bạn gặp phải. Bạn không muốn thể hiện cho người khác thấy được những cảm xúc có phần yếu đuối ẩn sâu bên trong bạn. Hơn hết, bạn muốn dùng cảm xúc tức giận để lấy lại dũng khí, bảo vệ cho cái tôi và lòng tự trọng của bạn. Điều đáng buồn là trong hầu hết tình huống, khi sự tức giận qua đi thì những cảm xúc tổn thương đó vẫn đọng lại bên trong bạn và khó lòng nguôi ngoai.

3. Làm sao để vượt qua cảm xúc tức giận thứ cấp?

a. Xác định những cảm xúc chính

Linh tin rằng bạn có thể kiểm soát tốt sự tức giận của bản thân. Điều quan trọng là hãy tập nhìn sâu vào vấn đề bạn gặp phải. Ban đầu, bạn có thể biểu hiện cảm xúc tức giận một cách bản năng. Tuy nhiên, sau mỗi lần như thế bạn cần bình tĩnh lại và tự hỏi đằng sau sự tức giận này mình đang có những cảm xúc nào? Một khi bạn hiểu được những cảm xúc chính thật sự của mình, bạn có thể quản lý cách thể hiện cơn giận tốt hơn.
Bằng cách bày tỏ cảm xúc thực sự của mình thay vì sự tức giận, bạn đang mở ra một cơ hội để giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Những người xung quanh bạn cũng sẽ hiểu rõ tình huống hơn và có những lời giải thích hay cách cư xử phù hợp với cảm xúc của bạn. Bạn sẽ tránh được một tình huống tệ nếu sự tức giận đưa câu chuyện đi xa hơn vấn đề ban đầu.

b. Tạo ra những thói quen cho bản thân

Công thức tập thở  4-7-8
Công thức tập thở 4-7-8
Bạn có thể tự xây dựng nhiều thói quen tốt để ngăn cản cảm xúc tiêu cực tìm đến mình. Một phương pháp Linh thấy rất hữu ích cho sức khỏe của bạn là cách điều hòa hơi thở với công thức 4-7-8. Bạn hãy hít vào bên trong 4 nhịp, giữ hơi thở trong 7 nhịp và thở ra hoàn toàn trong 8 nhịp. Bạn cũng có thể thay đổi số nhịp để thực hành theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Điều quan trọng là khi hít vào thở ra, bạn đang cho cơ thể mình thời gian để thư giãn, cho não bộ thêm oxy để suy nghĩ thấu đáo.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên thiết lập ranh giới với những mối quan hệ thường mang đến cảm xúc tiêu cực bên trong bạn. Đây sẽ là “hàng rào vô hình” để ngăn lại những tình huống tức giận không đáng có xảy ra. Thay vì bận lòng với những người luôn làm bạn bị tổn thương, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giữ khoảng cách để cảm thấy thoải mái hơn. 
Một mẹo nhỏ khác là bạn có thể chuẩn bị cho mình một vài thứ có thể giúp bạn “hạ nhiệt": một bài hát bạn rất thích, một bạn thú dễ thương bỏ túi hay vài chiếc kẹo. Linh thường chuẩn bị một vài thanh socola và chọn 1 vị yêu thích nhất khi cảm thấy bắt đầu căng thẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, vẽ tranh, đọc sách hay bất cứ hoạt động nào bạn thích để có thêm năng lượng. 
Hãy yêu thương sức khỏe tinh thần của mình thật nhiều. Khi bạn ở trong một trạng thái tốt nhất, bạn sẽ đón nhận mọi chuyện theo cách tích cực và nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đọc thêm bài viết Làm Sao Để Tức Giận Một Cách Bình Tĩnh Hơn? để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé.

Lời kết


Nếu bạn cố gắng thoát khỏi sự sợ hãi và tức giận mà không biết ý nghĩa và mục đích của nó, nó sẽ trở lại và mạnh mẽ hơn nhiều.

-Deepak Chopra

Trong những lần tới khi bắt đầu cảm thấy tức giận, bạn có thể dừng lại một chút để tìm hiểu xem cảm xúc hay mong muốn thực sự của mình trong tình huống đó là gì. Trả lời được câu hỏi này không có nghĩa là bạn sẽ lập tức loại bỏ được sự tức giận của mình. Dù vậy nó sẽ từng bước giúp bạn thể hiện được nhu cầu và cảm xúc của mình một cách lành mạnh hơn. Một điều Linh muốn lưu ý với bạn là: Hãy luôn kiên nhẫn và yêu thương bản thân mình, ngay khi bạn đang ở trong một phiên bản mà bạn không mong muốn. Bởi vì bạn đang tìm cách để trở nên tốt hơn và từng sự thay đổi nhỏ sẽ sớm tạo nên một kết quả lớn!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Cảm xúc đầu tiên khi ai đó cười nhạo hay phản đối ý kiến của bạn là gì? Thông thường bạn sẽ tức giận lên và phản ứng lại với họ đúng không? Nhưng trước khi cơn tức giận bắt đầu, hình như chúng ta luôn cảm thấy một điều gì đó khác. Và thật ra, sự tức giận chỉ là cách chúng ta phản ứng để bảo vệ bản thân hoặc che đậy những cảm xúc dễ bị tổn thương của mình.

1. Tức giận là một cảm xúc thứ cấp?

Theo nghiên cứu, trạng thái cảm xúc của chúng ta sẽ được chia thành hai loại: Cảm xúc chính (hay cảm xúc cơ bản) và cảm xúc thứ cấp. 

Cảm xúc chính (cảm xúc cơ bản) là những cảm xúc biểu hiện đầu tiên và rõ rệt để bạn cảm nhận khi có một điều gì đó xảy ra. Bộc lộ cảm xúc này là cách cơ thể phản hồi trực tiếp với sự kiện nên nó rất bản năng và ít khi bị chi phối bởi suy nghĩ của bạn. Ví dụ như bạn sẽ cảm thấy vô cùng vui mừng khi giành giải thưởng trong một cuộc thi lớn, hoặc bạn sẽ trở nên buồn bã khi gặp một chuyện không may. 

Trái lại, cảm xúc thứ cấp là những cảm xúc được thể hiện ra sau khi bạn trải qua cảm xúc chính. Cảm xúc thứ cấp thường bị chi phối và được hình thành từ lối sống, từ sự trải nghiệm hay suy nghĩ cá nhân. Tức giận là một cảm xúc thứ cấp. Bởi lẽ khi một điều gì đó xảy ra thì tức giận chỉ là một cảm xúc ngụy trang, che lấp đi cảm xúc thật sự ẩn giấu đằng sau như sự thất vọng hay buồn bã. Nếu không để tâm quan sát, bạn rất dễ ngộ nhận tức giận là cảm xúc đầu tiên và bỏ qua việc đào sâu vào cảm xúc của chính mình để hiểu nguồn gốc của sự không hài lòng này từ đâu đến.

2. Tức giận đang che đậy cho cảm xúc nào?

Mục đích của cảm xúc thứ cấp là tạo lớp vỏ bọc để che đậy những cảm xúc chính. Việc thể hiện sự tức giận cũng đang âm thầm bảo vệ cho một trong những cảm giác tổn thương khác của bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn trạng thái này qua phép ẩn dụ “tảng băng trôi" được công bố bởi Viện Gottman. Theo đó, sự tức giận chỉ là bề mặt của tảng băng đang nổi trên mặt nước. Bên dưới tảng băng là nhiều lớp cảm xúc khác, có thể bao gồm:
 Nguyên lý Tảng băng trôi của cơn nóng giận
Nguyên lý Tảng băng trôi của cơn nóng giận
(1) Tổn thương hay thất vọng vì hành động/lời nói của ai đó hoặc của chính mình
(2) Nỗi sợ hãi tiềm ẩn: sợ bị bỏ rơi, sợ thất bại, mất mát
(3) Cảm thấy bị hiểu lầm hoặc không được lắng nghe
(4) Cảm giác bất công/không công bằng
(5) Bất lực khi cố gắng kiểm soát điều gì đó
(6) Sự đau buồn hoặc xấu hổ đang kìm nén
Để xác định được sự tức giận của bạn đang che giấu cho trạng thái cảm xúc nào, bạn có thể tự trả lời 3 câu hỏi sau:
(1) Điều cuối cùng xảy ra trước khi bạn thực sự tức giận là gì?
(2) Điều đó liên hệ thế nào đến cảm xúc, niềm tin hoặc giá trị bên trong bạn?
(3) Bạn đang thực sự mong muốn/kỳ vọng điều gì trong tình huống này?
Những cảm xúc bên dưới “tảng băng” mà bạn vừa xác định được cũng chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên nóng nảy. Nói cách khác, sự tức giận là cách bạn đang chống trả cho những vấn đề bạn gặp phải. Bạn không muốn thể hiện cho người khác thấy được những cảm xúc có phần yếu đuối ẩn sâu bên trong bạn. Hơn hết, bạn muốn dùng cảm xúc tức giận để lấy lại dũng khí, bảo vệ cho cái tôi và lòng tự trọng của bạn. Điều đáng buồn là trong hầu hết tình huống, khi sự tức giận qua đi thì những cảm xúc tổn thương đó vẫn đọng lại bên trong bạn và khó lòng nguôi ngoai.

3. Làm sao để vượt qua cảm xúc tức giận thứ cấp?

a. Xác định những cảm xúc chính

Linh tin rằng bạn có thể kiểm soát tốt sự tức giận của bản thân. Điều quan trọng là hãy tập nhìn sâu vào vấn đề bạn gặp phải. Ban đầu, bạn có thể biểu hiện cảm xúc tức giận một cách bản năng. Tuy nhiên, sau mỗi lần như thế bạn cần bình tĩnh lại và tự hỏi đằng sau sự tức giận này mình đang có những cảm xúc nào? Một khi bạn hiểu được những cảm xúc chính thật sự của mình, bạn có thể quản lý cách thể hiện cơn giận tốt hơn.
Bằng cách bày tỏ cảm xúc thực sự của mình thay vì sự tức giận, bạn đang mở ra một cơ hội để giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Những người xung quanh bạn cũng sẽ hiểu rõ tình huống hơn và có những lời giải thích hay cách cư xử phù hợp với cảm xúc của bạn. Bạn sẽ tránh được một tình huống tệ nếu sự tức giận đưa câu chuyện đi xa hơn vấn đề ban đầu.

b. Tạo ra những thói quen cho bản thân

Công thức tập thở  4-7-8
Công thức tập thở 4-7-8
Bạn có thể tự xây dựng nhiều thói quen tốt để ngăn cản cảm xúc tiêu cực tìm đến mình. Một phương pháp Linh thấy rất hữu ích cho sức khỏe của bạn là cách điều hòa hơi thở với công thức 4-7-8. Bạn hãy hít vào bên trong 4 nhịp, giữ hơi thở trong 7 nhịp và thở ra hoàn toàn trong 8 nhịp. Bạn cũng có thể thay đổi số nhịp để thực hành theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Điều quan trọng là khi hít vào thở ra, bạn đang cho cơ thể mình thời gian để thư giãn, cho não bộ thêm oxy để suy nghĩ thấu đáo.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên thiết lập ranh giới với những mối quan hệ thường mang đến cảm xúc tiêu cực bên trong bạn. Đây sẽ là “hàng rào vô hình” để ngăn lại những tình huống tức giận không đáng có xảy ra. Thay vì bận lòng với những người luôn làm bạn bị tổn thương, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giữ khoảng cách để cảm thấy thoải mái hơn. 
Một mẹo nhỏ khác là bạn có thể chuẩn bị cho mình một vài thứ có thể giúp bạn “hạ nhiệt": một bài hát bạn rất thích, một bạn thú dễ thương bỏ túi hay vài chiếc kẹo. Linh thường chuẩn bị một vài thanh socola và chọn 1 vị yêu thích nhất khi cảm thấy bắt đầu căng thẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, vẽ tranh, đọc sách hay bất cứ hoạt động nào bạn thích để có thêm năng lượng. 
Hãy yêu thương sức khỏe tinh thần của mình thật nhiều. Khi bạn ở trong một trạng thái tốt nhất, bạn sẽ đón nhận mọi chuyện theo cách tích cực và nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đọc thêm bài viết Làm Sao Để Tức Giận Một Cách Bình Tĩnh Hơn? để tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé.

Lời kết


Nếu bạn cố gắng thoát khỏi sự sợ hãi và tức giận mà không biết ý nghĩa và mục đích của nó, nó sẽ trở lại và mạnh mẽ hơn nhiều.

-Deepak Chopra

Trong những lần tới khi bắt đầu cảm thấy tức giận, bạn có thể dừng lại một chút để tìm hiểu xem cảm xúc hay mong muốn thực sự của mình trong tình huống đó là gì. Trả lời được câu hỏi này không có nghĩa là bạn sẽ lập tức loại bỏ được sự tức giận của mình. Dù vậy nó sẽ từng bước giúp bạn thể hiện được nhu cầu và cảm xúc của mình một cách lành mạnh hơn. Một điều Linh muốn lưu ý với bạn là: Hãy luôn kiên nhẫn và yêu thương bản thân mình, ngay khi bạn đang ở trong một phiên bản mà bạn không mong muốn. Bởi vì bạn đang tìm cách để trở nên tốt hơn và từng sự thay đổi nhỏ sẽ sớm tạo nên một kết quả lớn!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.