4 Cách Giúp Bạn Tạo Ấn Tượng Trong Công Việc
Để lại ấn tượng trong công việc với cấp trên hay với đối tác là một cách giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Đặc biệt là khi bạn vừa đi làm, số năm kinh nghiệm còn ít, bạn cần chú trọng đến điều này hơn nữa để có thể nhanh chóng tạo ra những bước nhảy xa trong công việc.
Dưới đây là 4 phương pháp bạn có thể rèn luyện để tạo được ấn tượng trong môi trường làm việc của mình. Từ đó, giúp bạn gia tăng hiệu quả công việc và sẵn sàng cho những vị trí cao hơn.
1. Hãy Phát Biểu Và Đặt Câu Hỏi Có Chiều Sâu
Nghe qua có vẻ rất cơ bản nhưng Linh nghĩ điều này cần sự rèn luyện trong một thời gian dài. Khi còn trẻ, có thể sẽ hơi khó để bạn phát biểu đóng góp với những ý tưởng nổi bật. Vậy nên, luôn đặt câu hỏi là một trong những cách mà bạn có thể đóng góp tốt nhất. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn cứ giơ tay lên và hỏi bất kỳ vấn đề nào. Tác giả người Mỹ Tony Robbins từng nói: “Những câu hỏi chất lượng tạo nên cuộc đời chất lượng.” Để tạo được ấn tượng và thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi thông minh.
Theo Linh thì quy trình trong một buổi họp thường diễn ra theo hai chiều, bạn nghe, bạn suy nghĩ tổng quan, rồi sau đó hỏi lại. Có một nguyên tắc mà Linh thường dùng là nguyên tắc số 3. Tức là nếu bạn vừa mới tốt nghiệp và đi làm trong khoảng 1 - 3 năm, thì trong một buổi họp bạn cố gắng đặt ra câu hỏi hoặc phát biểu tối đa 3 lần. Vì bạn cũng cần dành phần lớn thời gian để lắng nghe những ý tưởng của cấp trên hay những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn.
Và có lúc, trong một buổi họp bạn không biết cách để đóng góp thì việc này cũng hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên bạn không nên để 3 buổi họp trôi qua liên tục mà mình chưa phát biểu hay đặt ra một câu hỏi nào. Mọi người đều hiểu rằng bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, nên họ hoàn toàn vui vẻ khi bạn chỉ phát biểu một vài lần. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng để mọi người thấy sự nỗ lực và chủ động của bạn.
2. Trình Bày Vấn Đề Chi Tiết, Khoa Học
Nghiên cứu cho thấy, người nghe sẽ nhớ chính xác 40% thông tin nếu bài trình bày có kết cấu. Khi góp ý hay trình bày một vấn đề, bạn cần nói càng hệ thống, càng chi tiết càng tốt. Bạn cũng nên tránh các cụm từ chung chung như “Quan điểm của em là…”, “Em cảm giác là…”. Vì thông thường, một quan điểm được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của bạn, nhưng khi bạn còn trẻ, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm bằng những người đi trước. Thay vào đó, bạn nên đổi lại thành “Theo tôi nghiên cứu…”, “Theo tôi đã đọc…”. Những cụm từ bắt đầu này sẽ đem lại tính khách quan, làm gia tăng thêm uy tín cho những thông tin bạn phát biểu. Đồng thời bạn cũng thể hiện cho người khác biết bạn đã chủ động tìm hiểu thêm và đang chia sẻ theo đúng chủ đề phù hợp với cuộc họp.
Bạn cũng có thể thể hiện cách trả lời chi tiết, có cấu trúc của mình thông qua việc trả lời email. Bạn nên hệ thống các ý cần truyền đạt với các số đầu mục 1, 2, 3 hay a, b, c thay vì các dấu chấm đen hay gạch đầu dòng. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho người khác khi đọc email và phản hồi lại cho bạn. Họ có thể đề cập chính xác đến những đầu mục họ đang có ý kiến hoặc cần đánh giá chỉnh sửa (ví dụ mục 1b, mục 2a) mà không phải mất thêm thời gian mô tả.
3. Có Mặt Sớm Trước Giờ Họp
4. Đừng Chỉ Hoàn Thành Công Việc. Hãy Hoàn Thành Xuất Sắc!
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
4 Cách Giúp Bạn Tạo Ấn Tượng Trong Công Việc
Để lại ấn tượng trong công việc với cấp trên hay với đối tác là một cách giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Đặc biệt là khi bạn vừa đi làm, số năm kinh nghiệm còn ít, bạn cần chú trọng đến điều này hơn nữa để có thể nhanh chóng tạo ra những bước nhảy xa trong công việc.
Dưới đây là 4 phương pháp bạn có thể rèn luyện để tạo được ấn tượng trong môi trường làm việc của mình. Từ đó, giúp bạn gia tăng hiệu quả công việc và sẵn sàng cho những vị trí cao hơn.
1. Hãy Phát Biểu Và Đặt Câu Hỏi Có Chiều Sâu
Nghe qua có vẻ rất cơ bản nhưng Linh nghĩ điều này cần sự rèn luyện trong một thời gian dài. Khi còn trẻ, có thể sẽ hơi khó để bạn phát biểu đóng góp với những ý tưởng nổi bật. Vậy nên, luôn đặt câu hỏi là một trong những cách mà bạn có thể đóng góp tốt nhất. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn cứ giơ tay lên và hỏi bất kỳ vấn đề nào. Tác giả người Mỹ Tony Robbins từng nói: “Những câu hỏi chất lượng tạo nên cuộc đời chất lượng.” Để tạo được ấn tượng và thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi thông minh.
Theo Linh thì quy trình trong một buổi họp thường diễn ra theo hai chiều, bạn nghe, bạn suy nghĩ tổng quan, rồi sau đó hỏi lại. Có một nguyên tắc mà Linh thường dùng là nguyên tắc số 3. Tức là nếu bạn vừa mới tốt nghiệp và đi làm trong khoảng 1 - 3 năm, thì trong một buổi họp bạn cố gắng đặt ra câu hỏi hoặc phát biểu tối đa 3 lần. Vì bạn cũng cần dành phần lớn thời gian để lắng nghe những ý tưởng của cấp trên hay những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn.
Và có lúc, trong một buổi họp bạn không biết cách để đóng góp thì việc này cũng hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên bạn không nên để 3 buổi họp trôi qua liên tục mà mình chưa phát biểu hay đặt ra một câu hỏi nào. Mọi người đều hiểu rằng bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, nên họ hoàn toàn vui vẻ khi bạn chỉ phát biểu một vài lần. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng để mọi người thấy sự nỗ lực và chủ động của bạn.
2. Trình Bày Vấn Đề Chi Tiết, Khoa Học
Nghiên cứu cho thấy, người nghe sẽ nhớ chính xác 40% thông tin nếu bài trình bày có kết cấu. Khi góp ý hay trình bày một vấn đề, bạn cần nói càng hệ thống, càng chi tiết càng tốt. Bạn cũng nên tránh các cụm từ chung chung như “Quan điểm của em là…”, “Em cảm giác là…”. Vì thông thường, một quan điểm được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của bạn, nhưng khi bạn còn trẻ, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm bằng những người đi trước. Thay vào đó, bạn nên đổi lại thành “Theo tôi nghiên cứu…”, “Theo tôi đã đọc…”. Những cụm từ bắt đầu này sẽ đem lại tính khách quan, làm gia tăng thêm uy tín cho những thông tin bạn phát biểu. Đồng thời bạn cũng thể hiện cho người khác biết bạn đã chủ động tìm hiểu thêm và đang chia sẻ theo đúng chủ đề phù hợp với cuộc họp.
Bạn cũng có thể thể hiện cách trả lời chi tiết, có cấu trúc của mình thông qua việc trả lời email. Bạn nên hệ thống các ý cần truyền đạt với các số đầu mục 1, 2, 3 hay a, b, c thay vì các dấu chấm đen hay gạch đầu dòng. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho người khác khi đọc email và phản hồi lại cho bạn. Họ có thể đề cập chính xác đến những đầu mục họ đang có ý kiến hoặc cần đánh giá chỉnh sửa (ví dụ mục 1b, mục 2a) mà không phải mất thêm thời gian mô tả.
3. Có Mặt Sớm Trước Giờ Họp
4. Đừng Chỉ Hoàn Thành Công Việc. Hãy Hoàn Thành Xuất Sắc!
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.