4 Loại Tính Cách Khi Tham Gia Cuộc Họp Và Cách Giao Tiếp Phù Hợp
Theo nghiên cứu từ Klaxoon, 79% các tổ chức ở Mỹ nhận định rằng: phần lớn trao đổi trong các cuộc họp đều chỉ được thúc đẩy bởi 1 hoặc 2 thành viên trong nhóm. Câu hỏi đặt ra ở đây là những thành viên khác trong phòng họp đã làm gì?
Để kết quả chung của cuộc họp thực sự là đóng góp của tất cả mọi người, một giải pháp hiệu quả cho người tổ chức là hiểu biết về các loại tính cách đặc trưng thường gặp trong các buổi trao đổi. Sau khi đọc và thực hành theo bài viết này, Linh tin rằng bạn có thể trở thành một người tham gia cuộc họp hiệu suất nhất.
1. 4 Loại Tính Cách Đặc Trưng Trong Cuộc Họp
Theo Mike Thelen, thuộc Viện Kaizen - Mỹ, có 4 loại tính cách phổ biến trong cuộc họp. Khi hiểu mình thuộc loại tính cách nào, bạn sẽ biết cách để tăng hiệu suất và sự hiện diện của mình trong cuộc họp. Đồng thời, nghiên cứu này cũng giúp bạn hiểu thêm về những đồng nghiệp khác trong cuộc họp của mình. Từ đó, bạn sẽ biết cách ứng xử và hỗ trợ đồng nghiệp của mình tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn.

4 loại tính các đặc trưng trong cuộc họp
a) Người khởi xướng (Navigators) - tính cách chủ động
Những người khởi xướng thường muốn chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề theo quy trình. Họ thường đóng vai trò khởi xướng, giúp bắt đầu mọi thứ trong cuộc họp. Họ có khả năng đưa ra gợi ý hoặc đề xuất sáng tạo, đồng thời phát biểu quan điểm mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình thảo luận và ra quyết định.
Sự tự tin và tính chủ động của họ có thể truyền cảm hứng cho các thành viên khác và tạo điểm khởi đầu tốt cho cuộc họp.
b) Người dẫn đầu (Drivers) - tính cách nổi trội
Tính cách này đặc trưng bởi sự tin tưởng mạnh mẽ vào giải pháp của mình và thường có xu hướng bác bỏ ý kiến của người khác trong cuộc họp. Phần lớn trong nhiều trường hợp, họ thường tỏ ra kiên định và không dễ chấp nhận ý kiến khác.
Các thành viên có tính cách này thường là điểm khởi đầu, tạo ra một môi trường tranh luận mạnh mẽ trong cuộc họp. Thay vì tập trung vào việc xây dựng ý tưởng và tiến tới mục tiêu chung của cuộc họp, họ thường tranh luận chỉ để bảo vệ quan điểm của mình.
c) Hành khách (Passengers) - tính cách hòa nhã
Nhóm người tính cách hòa nhã trong cuộc họp thường có xu hướng đi theo ý kiến chung vì sợ bị từ chối, phản bác. Họ thường không tự tin trong việc trình bày ý tưởng và giải pháp của mình, vì muốn ở trong một môi trường an toàn. Thay vì diễn đạt ý kiến rõ ràng, họ thường nói những câu như "Sao cũng được", "Không sao đâu," hoặc "Tôi cũng ổn."
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không tập trung vào cuộc họp. Hơn nữa họ có thể có những sáng kiến hay và hữu ích nhưng không đủ tự tin như nhóm người “khởi xướng" để phát biểu trước đám đông.
d) Người đi bộ (Pedestrians) - tính cách thụ động
Đây là nhóm người trầm lắng nhất trong các cuộc họp. Họ thường không muốn đóng góp ý kiến hoặc có thái độ thể hiện rằng mình không muốn có mặt ở đây chút nào. Biểu hiện thường thấy của kiểu người này là giữ im lặng và không chủ động trong việc tham gia tranh luận hoặc đưa ra ý kiến.
Điều này có thể là do họ cảm thấy không tự tin về ý kiến của mình, sợ bị phê phán hoặc không muốn gây sự chú ý. Trường hợp xấu hơn là họ thậm chí đang không quan tâm gì đến nội dung cuộc họp và không có bất kì một ý kiến gì để có thể đóng góp.
2. Quản Lý Tính Cách Của Bản Thân Trong Cuộc Họp

Bảng phân tích 4 loại tính cách trong cuộc họp và giải pháp cải thiện
- Bạn thuộc kiểu “người khởi xướng" hay “người dẫn đầu", tuy nhiên khi cuộc họp bị giới hạn về mặt thời gian, bạn không có đủ thời gian để chia sẻ các ý tưởng của mình. Lúc này bạn có thể trở thành một “hành khách hòa nhã" và có thể gửi các ý kiến của mình qua email sau cuộc họp.
- Bạn thuộc kiểu người “hành khách” hay “người đi bộ", nhưng trong cuộc họp mà nội dung liên quan trực tiếp đến công việc của bạn, cần những phát biểu từ bạn thì bạn cũng cần trở thành “một người khởi xướng" để đề xuất các ý kiến của mình.
3. Làm Việc Hiệu Quả Với Các Kiểu Tính Cách
- Hãy lắng nghe, ghi nhận và đưa ra lời khen ngợi với những chia sẻ của họ để họ tiếp tục duy trì phong thái tự tin và cởi mở trong các cuộc họp tới.
- Người dẫn dắt cuộc họp nên chú ý thời gian và lưu ý với họ khi họ đang mải phát biểu và không biết đã kéo dài thời gian. Một cách khéo léo là có thể đề xuất trò chuyện riêng cùng họ hoặc nhờ họ bổ sung ý kiến qua email sau buổi họp.
Lời kết
Có được những cầu thủ giỏi rất dễ dàng.
Bắt họ chơi cùng nhau là một phần khó khăn.
- Casey Stengel
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
4 Loại Tính Cách Khi Tham Gia Cuộc Họp Và Cách Giao Tiếp Phù Hợp
Theo nghiên cứu từ Klaxoon, 79% các tổ chức ở Mỹ nhận định rằng: phần lớn trao đổi trong các cuộc họp đều chỉ được thúc đẩy bởi 1 hoặc 2 thành viên trong nhóm. Câu hỏi đặt ra ở đây là những thành viên khác trong phòng họp đã làm gì?
Để kết quả chung của cuộc họp thực sự là đóng góp của tất cả mọi người, một giải pháp hiệu quả cho người tổ chức là hiểu biết về các loại tính cách đặc trưng thường gặp trong các buổi trao đổi. Sau khi đọc và thực hành theo bài viết này, Linh tin rằng bạn có thể trở thành một người tham gia cuộc họp hiệu suất nhất.
1. 4 Loại Tính Cách Đặc Trưng Trong Cuộc Họp
Theo Mike Thelen, thuộc Viện Kaizen - Mỹ, có 4 loại tính cách phổ biến trong cuộc họp. Khi hiểu mình thuộc loại tính cách nào, bạn sẽ biết cách để tăng hiệu suất và sự hiện diện của mình trong cuộc họp. Đồng thời, nghiên cứu này cũng giúp bạn hiểu thêm về những đồng nghiệp khác trong cuộc họp của mình. Từ đó, bạn sẽ biết cách ứng xử và hỗ trợ đồng nghiệp của mình tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn.

4 loại tính các đặc trưng trong cuộc họp
a) Người khởi xướng (Navigators) - tính cách chủ động
Những người khởi xướng thường muốn chia sẻ ý tưởng và giải quyết vấn đề theo quy trình. Họ thường đóng vai trò khởi xướng, giúp bắt đầu mọi thứ trong cuộc họp. Họ có khả năng đưa ra gợi ý hoặc đề xuất sáng tạo, đồng thời phát biểu quan điểm mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình thảo luận và ra quyết định.
Sự tự tin và tính chủ động của họ có thể truyền cảm hứng cho các thành viên khác và tạo điểm khởi đầu tốt cho cuộc họp.
b) Người dẫn đầu (Drivers) - tính cách nổi trội
Tính cách này đặc trưng bởi sự tin tưởng mạnh mẽ vào giải pháp của mình và thường có xu hướng bác bỏ ý kiến của người khác trong cuộc họp. Phần lớn trong nhiều trường hợp, họ thường tỏ ra kiên định và không dễ chấp nhận ý kiến khác.
Các thành viên có tính cách này thường là điểm khởi đầu, tạo ra một môi trường tranh luận mạnh mẽ trong cuộc họp. Thay vì tập trung vào việc xây dựng ý tưởng và tiến tới mục tiêu chung của cuộc họp, họ thường tranh luận chỉ để bảo vệ quan điểm của mình.
c) Hành khách (Passengers) - tính cách hòa nhã
Nhóm người tính cách hòa nhã trong cuộc họp thường có xu hướng đi theo ý kiến chung vì sợ bị từ chối, phản bác. Họ thường không tự tin trong việc trình bày ý tưởng và giải pháp của mình, vì muốn ở trong một môi trường an toàn. Thay vì diễn đạt ý kiến rõ ràng, họ thường nói những câu như "Sao cũng được", "Không sao đâu," hoặc "Tôi cũng ổn."
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không tập trung vào cuộc họp. Hơn nữa họ có thể có những sáng kiến hay và hữu ích nhưng không đủ tự tin như nhóm người “khởi xướng" để phát biểu trước đám đông.
d) Người đi bộ (Pedestrians) - tính cách thụ động
Đây là nhóm người trầm lắng nhất trong các cuộc họp. Họ thường không muốn đóng góp ý kiến hoặc có thái độ thể hiện rằng mình không muốn có mặt ở đây chút nào. Biểu hiện thường thấy của kiểu người này là giữ im lặng và không chủ động trong việc tham gia tranh luận hoặc đưa ra ý kiến.
Điều này có thể là do họ cảm thấy không tự tin về ý kiến của mình, sợ bị phê phán hoặc không muốn gây sự chú ý. Trường hợp xấu hơn là họ thậm chí đang không quan tâm gì đến nội dung cuộc họp và không có bất kì một ý kiến gì để có thể đóng góp.
2. Quản Lý Tính Cách Của Bản Thân Trong Cuộc Họp

Bảng phân tích 4 loại tính cách trong cuộc họp và giải pháp cải thiện
- Bạn thuộc kiểu “người khởi xướng" hay “người dẫn đầu", tuy nhiên khi cuộc họp bị giới hạn về mặt thời gian, bạn không có đủ thời gian để chia sẻ các ý tưởng của mình. Lúc này bạn có thể trở thành một “hành khách hòa nhã" và có thể gửi các ý kiến của mình qua email sau cuộc họp.
- Bạn thuộc kiểu người “hành khách” hay “người đi bộ", nhưng trong cuộc họp mà nội dung liên quan trực tiếp đến công việc của bạn, cần những phát biểu từ bạn thì bạn cũng cần trở thành “một người khởi xướng" để đề xuất các ý kiến của mình.
3. Làm Việc Hiệu Quả Với Các Kiểu Tính Cách
- Hãy lắng nghe, ghi nhận và đưa ra lời khen ngợi với những chia sẻ của họ để họ tiếp tục duy trì phong thái tự tin và cởi mở trong các cuộc họp tới.
- Người dẫn dắt cuộc họp nên chú ý thời gian và lưu ý với họ khi họ đang mải phát biểu và không biết đã kéo dài thời gian. Một cách khéo léo là có thể đề xuất trò chuyện riêng cùng họ hoặc nhờ họ bổ sung ý kiến qua email sau buổi họp.
Lời kết
Có được những cầu thủ giỏi rất dễ dàng.
Bắt họ chơi cùng nhau là một phần khó khăn.
- Casey Stengel
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.