Ngưng Gửi CV Hàng Loạt. Hướng Dẫn Tuỳ Chỉnh CV Với AI.

Đừng làm 1 bản CV và ứng tuyển cho nhiều vị trí. Theo khảo sát từ CareerBuilder, 54% nhà tuyển dụng cho rằng một trong những lý do hàng đầu khiến một bản sơ yếu lý lịch bị từ chối là THIẾU TÙY CHỈNH.

Nhiều bạn nói rằng họ chỉ điều chỉnh CV khi chuyển sang một công việc mới hay ngành mới. Đừng làm như vậy! Ngay cả khi ứng tuyển vào cùng 1 vị trí ở một công ty khác, hãy nhớ điều chỉnh CV của mình. Bởi vì, dù cùng một vị trí công việc, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu đặc thù khác nhau.

Vậy bạn nên điều chỉnh CV của mình như thế nào? Câu trả lời là điều chỉnh CV khớp với mô tả công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Làm sao làm được điều này?

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH KỸ NĂNG YÊU CẦU TRONG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Nội dung mô tả công việc có thể được xem là điểm chạm đầu tiên của bạn với vị trí mà bạn đang hướng đến. Vấn đề đặt ra ở đây là bạn sẽ “chạm” vào nó như thế nào. Thông thường, chúng ta sẽ tập trung vào (1) vị trí công việc, (2) số năm kinh nghiệm, và (3) chế độ đãi ngộ. Khi cảm thấy cả 3 điều kiện trên đều phù hợp thì sẽ bắt đầu gửi CV.
Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố bạn “cảm thấy” phù hợp. Bạn cần phải đào sâu thêm một bước để phân tích chi tiết hơn về mô tả công việc đó. Dưới đây là 3 câu hỏi bạn nên tự tìm câu trả lời khi đọc bản mô tả công việc.

(1) Những kỹ năng nào cần có để hoàn thành công việc này? Ví dụ, đối với vị trí Chuyên viên Marketing, các kỹ năng cần thiết có thể bao gồm "phân tích dữ liệu thị trường", "viết nội dung sáng tạo", "lập kế hoạch chiến dịch", "quản lý dự án", và "kỹ năng giao tiếp".

(2) Những từ khóa liên quan đến ngành nào đang được nhắc đến? Việc sử dụng đúng từ khóa sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn khi được quét bằng các hệ thống lọc hồ sơ tự động.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Marketing, các từ khóa quan trọng có thể bao gồm "SEO", "Content Marketing", "Social Media", "Google Analytics", "Brand Management", và "Digital Marketing". 

(3) Nhiệm vụ hàng ngày của bạn trong công việc này sẽ là gì? Việc hình dung về các nhiệm vụ hàng ngày sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về vai trò và trách nhiệm của mình.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Marketing, nhiệm vụ hàng ngày có thể bao gồm "phân tích dữ liệu khách hàng và thị trường", "lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị", "tạo nội dung cho các kênh truyền thông xã hội và website", "quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trực tuyến", và "hợp tác với các phòng ban khác để phát triển chiến lược tiếp thị toàn diện".

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NHỮNG KỸ NĂNG BẠN ĐANG CÓ

Sau khi đã xác định được những kỹ năng được yêu cầu trong mô tả công việc, bạn cần hiểu biết về những kỹ năng liên quan mà mình đang có. Một cách cụ thể hơn, hãy cơ cấu lại theo 3 loại kỹ năng dưới đây:

(1) Technical Skills: Là những kỹ năng chuyên môn mà bạn cần có để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công việc. 

Ví dụ, nếu bạn là một Chuyên viên Marketing, các kỹ năng chuyên môn có thể bao gồm "SEO" (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), "Google Analytics" (phân tích dữ liệu web), và "quản lý chiến dịch quảng cáo trực tuyến". Giống như một ca sĩ thì cần phải biết hát, một hoạ sĩ thì phải biết vẽ 😀

(2) Soft Skills: Nhóm kỹ năng mềm này tập trung vào cách bạn tương tác với người khác và quản lý bản thân, bao gồm các phẩm chất cá nhân và cách làm việc của bạn.

Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, sự sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, và khả năng thích nghi. Những kỹ năng này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong các tình huống và môi trường khác nhau, dù bạn đang ở bất kỳ vị trí nào.

(3) Transferable Skills: Là những kỹ năng mà bạn có thể áp dụng và chuyển giao từ một công việc hoặc lĩnh vực này sang công việc hoặc lĩnh vực khác. 

Ví dụ, nếu bạn đã phát triển khả năng quản lý dự án trong lĩnh vực marketing, bạn có thể áp dụng kỹ năng này khi chuyển sang vị trí quản lý dự án trong lĩnh vực công nghệ. 

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH LỖ HỔNG GIỮA KỸ NĂNG ĐƯỢC YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG BẠN ĐANG CÓ

Hoàn thành 2 bước trên, bạn đã có thông tin về (1) yêu cầu của vị trí ứng tuyển và (2) danh sách kỹ năng của mình. Điều tiếp theo bạn cần làm là xác định lỗ hổng giữa chúng. Mục tiêu là bạn có thể tìm cách lấp đầy nó trong CV và trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Bạn có thể tự đối chiếu danh sách kỹ năng mình có với yêu cầu mô tả công việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự động hoá bước này với ChatGPT. Linh đã chia sẻ chi tiết quy trình này trong tập Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - P1: Tìm Lỗ Hổng. Các bạn hãy xem thêm nhé.

Ở bước này, bạn cần lưu ý những điểm sau: 

(1) Làm nổi bật những kỹ năng quan trọng: Với những kỹ năng bắt buộc, hoặc những kỹ năng liên quan mà bạn đã thành công nhất với các dự án trước đây, hãy để chúng lên đầu tiên. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những gạch đầu dòng này và hào hứng với CV của bạn ngay từ đầu. 

(2) Đừng chỉ liệt kê các kỹ năng bạn có. Thay vào đó, hãy đi kèm với kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được bằng số liệu để minh họa hiệu quả của các kỹ năng đó. Bởi vì, 40% nhà tuyển dụng cho biết sai lầm lớn nhất mà người tìm việc mắc phải trong sơ yếu lý lịch của mình là không đo lường được các thành tích của họ (theo khảo sát của Glassdoor).

Ví dụ, nếu một công việc yêu cầu kỹ năng quản lý dự án thì bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy là bạn đã từng giảm thời gian hoàn thành dự án xuống 20% nhờ vào khả năng quản lý của mình.

(3) Chứng minh kinh nghiệm bằng tình huống. Hãy kể lại các tình huống cụ thể mà bạn đã áp dụng kỹ năng của mình để đạt được kết quả tích cực. 

Ví dụ, nếu bạn có kỹ năng phân tích dữ liệu và đã sử dụng kỹ năng này để tăng doanh thu của một chiến dịch marketing lên 30%, hãy chia sẻ chi tiết về cách bạn thực hiện điều đó và kết quả đạt được. Điều này sẽ làm nổi bật cách bạn đã áp dụng kỹ năng của mình để đạt được thành công trong các công việc trước đây, tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng của bạn trong tương lai.

Một điều Linh thấy các bạn trẻ thường hay hiểu lầm ở bước này là: Nếu bạn đang ứng tuyển cùng một vị trí công việc thì không có/hoặc có ít lỗ hổng. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và văn hoá làm việc. 

Ví dụ, đối với vị trí Chăm sóc khách hàng (Customer Service), một công ty thương mại điện tử có thể yêu cầu nhân viên có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và sử dụng thành thạo các hệ thống CRM (Customer Relationship Management). Trong khi đó, một công ty dịch vụ tài chính có thể yêu cầu nhân viên có kiến thức về các sản phẩm tài chính và khả năng giao tiếp chuyên nghiệp để tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm đầu tư.

BƯỚC 4: HÃY CHUẨN BỊ!

  • Không chuẩn bị chính là chuẩn bị cho thất bại

    - Benjamin Franklin

Việc chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn. Thông qua đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được tâm huyết của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Bạn cần đảm bảo được (1) bạn thực sự quan tâm đến cơ hội này và (2) bạn phù hợp với vị trí đó.

Có 3 nhóm câu hỏi mà các ứng viên thường được hỏi. Bạn có thể (1) xem chi tiết 3 nhóm câu hỏi này cũng như (2) cách xây dựng câu phản hồi và (3) lên chiến lược luyện tập với ChatGPT trong video dưới đây.

Lời Kết: Hãy Ngừng Việc Gửi CV Hàng Loạt!

Việc tùy chỉnh CV không chỉ giúp bạn trở thành ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn thuận lợi vượt qua hệ thống theo dõi ứng viên (ATS). Có đến khoảng 97% các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng hệ thống này để tự động sàng lọc sơ yếu lý lịch theo từ khóa (số liệu từ Jobscan). Tuy nhiên, khảo sát từ Forbes chỉ ra, có tới 75% số ứng viên đủ tiêu chuẩn bị các chương trình ATS từ chối vì không thể đọc được.
Chúng ta thấy điều gì ở đây? Lợi thế cạnh tranh của bạn không chỉ là việc bạn có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Điều quan trọng là bạn cần biết cách chứng minh rằng những kỹ năng mình có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Khi bạn đã đọc bài viết này đến đây, trong lần tới, hãy ngừng việc gửi CV hàng loạt. Hãy tuỳ chỉnh CV một cách thông minh với sự hỗ trợ của trợ lý AI để đáp ứng tối đa yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Ngưng Gửi CV Hàng Loạt. Hướng Dẫn Tuỳ Chỉnh CV Với AI.

Đừng làm 1 bản CV và ứng tuyển cho nhiều vị trí. Theo khảo sát từ CareerBuilder, 54% nhà tuyển dụng cho rằng một trong những lý do hàng đầu khiến một bản sơ yếu lý lịch bị từ chối là THIẾU TÙY CHỈNH.

Nhiều bạn nói rằng họ chỉ điều chỉnh CV khi chuyển sang một công việc mới hay ngành mới. Đừng làm như vậy! Ngay cả khi ứng tuyển vào cùng 1 vị trí ở một công ty khác, hãy nhớ điều chỉnh CV của mình. Bởi vì, dù cùng một vị trí công việc, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu đặc thù khác nhau.

Vậy bạn nên điều chỉnh CV của mình như thế nào? Câu trả lời là điều chỉnh CV khớp với mô tả công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Làm sao làm được điều này?

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH KỸ NĂNG YÊU CẦU TRONG MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Nội dung mô tả công việc có thể được xem là điểm chạm đầu tiên của bạn với vị trí mà bạn đang hướng đến. Vấn đề đặt ra ở đây là bạn sẽ “chạm” vào nó như thế nào. Thông thường, chúng ta sẽ tập trung vào (1) vị trí công việc, (2) số năm kinh nghiệm, và (3) chế độ đãi ngộ. Khi cảm thấy cả 3 điều kiện trên đều phù hợp thì sẽ bắt đầu gửi CV.
Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố bạn “cảm thấy” phù hợp. Bạn cần phải đào sâu thêm một bước để phân tích chi tiết hơn về mô tả công việc đó. Dưới đây là 3 câu hỏi bạn nên tự tìm câu trả lời khi đọc bản mô tả công việc.

(1) Những kỹ năng nào cần có để hoàn thành công việc này? Ví dụ, đối với vị trí Chuyên viên Marketing, các kỹ năng cần thiết có thể bao gồm "phân tích dữ liệu thị trường", "viết nội dung sáng tạo", "lập kế hoạch chiến dịch", "quản lý dự án", và "kỹ năng giao tiếp".

(2) Những từ khóa liên quan đến ngành nào đang được nhắc đến? Việc sử dụng đúng từ khóa sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn khi được quét bằng các hệ thống lọc hồ sơ tự động.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Marketing, các từ khóa quan trọng có thể bao gồm "SEO", "Content Marketing", "Social Media", "Google Analytics", "Brand Management", và "Digital Marketing". 

(3) Nhiệm vụ hàng ngày của bạn trong công việc này sẽ là gì? Việc hình dung về các nhiệm vụ hàng ngày sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về vai trò và trách nhiệm của mình.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Marketing, nhiệm vụ hàng ngày có thể bao gồm "phân tích dữ liệu khách hàng và thị trường", "lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị", "tạo nội dung cho các kênh truyền thông xã hội và website", "quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trực tuyến", và "hợp tác với các phòng ban khác để phát triển chiến lược tiếp thị toàn diện".

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NHỮNG KỸ NĂNG BẠN ĐANG CÓ

Sau khi đã xác định được những kỹ năng được yêu cầu trong mô tả công việc, bạn cần hiểu biết về những kỹ năng liên quan mà mình đang có. Một cách cụ thể hơn, hãy cơ cấu lại theo 3 loại kỹ năng dưới đây:

(1) Technical Skills: Là những kỹ năng chuyên môn mà bạn cần có để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công việc. 

Ví dụ, nếu bạn là một Chuyên viên Marketing, các kỹ năng chuyên môn có thể bao gồm "SEO" (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), "Google Analytics" (phân tích dữ liệu web), và "quản lý chiến dịch quảng cáo trực tuyến". Giống như một ca sĩ thì cần phải biết hát, một hoạ sĩ thì phải biết vẽ 😀

(2) Soft Skills: Nhóm kỹ năng mềm này tập trung vào cách bạn tương tác với người khác và quản lý bản thân, bao gồm các phẩm chất cá nhân và cách làm việc của bạn.

Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, sự sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, và khả năng thích nghi. Những kỹ năng này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong các tình huống và môi trường khác nhau, dù bạn đang ở bất kỳ vị trí nào.

(3) Transferable Skills: Là những kỹ năng mà bạn có thể áp dụng và chuyển giao từ một công việc hoặc lĩnh vực này sang công việc hoặc lĩnh vực khác. 

Ví dụ, nếu bạn đã phát triển khả năng quản lý dự án trong lĩnh vực marketing, bạn có thể áp dụng kỹ năng này khi chuyển sang vị trí quản lý dự án trong lĩnh vực công nghệ. 

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH LỖ HỔNG GIỮA KỸ NĂNG ĐƯỢC YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG BẠN ĐANG CÓ

Hoàn thành 2 bước trên, bạn đã có thông tin về (1) yêu cầu của vị trí ứng tuyển và (2) danh sách kỹ năng của mình. Điều tiếp theo bạn cần làm là xác định lỗ hổng giữa chúng. Mục tiêu là bạn có thể tìm cách lấp đầy nó trong CV và trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Bạn có thể tự đối chiếu danh sách kỹ năng mình có với yêu cầu mô tả công việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự động hoá bước này với ChatGPT. Linh đã chia sẻ chi tiết quy trình này trong tập Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT - P1: Tìm Lỗ Hổng. Các bạn hãy xem thêm nhé.

Ở bước này, bạn cần lưu ý những điểm sau: 

(1) Làm nổi bật những kỹ năng quan trọng: Với những kỹ năng bắt buộc, hoặc những kỹ năng liên quan mà bạn đã thành công nhất với các dự án trước đây, hãy để chúng lên đầu tiên. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những gạch đầu dòng này và hào hứng với CV của bạn ngay từ đầu. 

(2) Đừng chỉ liệt kê các kỹ năng bạn có. Thay vào đó, hãy đi kèm với kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được bằng số liệu để minh họa hiệu quả của các kỹ năng đó. Bởi vì, 40% nhà tuyển dụng cho biết sai lầm lớn nhất mà người tìm việc mắc phải trong sơ yếu lý lịch của mình là không đo lường được các thành tích của họ (theo khảo sát của Glassdoor).

Ví dụ, nếu một công việc yêu cầu kỹ năng quản lý dự án thì bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy là bạn đã từng giảm thời gian hoàn thành dự án xuống 20% nhờ vào khả năng quản lý của mình.

(3) Chứng minh kinh nghiệm bằng tình huống. Hãy kể lại các tình huống cụ thể mà bạn đã áp dụng kỹ năng của mình để đạt được kết quả tích cực. 

Ví dụ, nếu bạn có kỹ năng phân tích dữ liệu và đã sử dụng kỹ năng này để tăng doanh thu của một chiến dịch marketing lên 30%, hãy chia sẻ chi tiết về cách bạn thực hiện điều đó và kết quả đạt được. Điều này sẽ làm nổi bật cách bạn đã áp dụng kỹ năng của mình để đạt được thành công trong các công việc trước đây, tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng của bạn trong tương lai.

Một điều Linh thấy các bạn trẻ thường hay hiểu lầm ở bước này là: Nếu bạn đang ứng tuyển cùng một vị trí công việc thì không có/hoặc có ít lỗ hổng. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và văn hoá làm việc. 

Ví dụ, đối với vị trí Chăm sóc khách hàng (Customer Service), một công ty thương mại điện tử có thể yêu cầu nhân viên có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và sử dụng thành thạo các hệ thống CRM (Customer Relationship Management). Trong khi đó, một công ty dịch vụ tài chính có thể yêu cầu nhân viên có kiến thức về các sản phẩm tài chính và khả năng giao tiếp chuyên nghiệp để tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm đầu tư.

BƯỚC 4: HÃY CHUẨN BỊ!

  • Không chuẩn bị chính là chuẩn bị cho thất bại.

    - Benjamin Franklin

Việc chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn. Thông qua đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được tâm huyết của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Bạn cần đảm bảo được (1) bạn thực sự quan tâm đến cơ hội này và (2) bạn phù hợp với vị trí đó.

Có 3 nhóm câu hỏi mà các ứng viên thường được hỏi. Bạn có thể (1) xem chi tiết 3 nhóm câu hỏi này cũng như (2) cách xây dựng câu phản hồi và (3) lên chiến lược luyện tập với ChatGPT trong video dưới đây.

Lời Kết: Hãy Ngừng Việc Gửi CV Hàng Loạt!

Việc tùy chỉnh CV không chỉ giúp bạn trở thành ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn thuận lợi vượt qua hệ thống theo dõi ứng viên (ATS). Có đến khoảng 97% các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng hệ thống này để tự động sàng lọc sơ yếu lý lịch theo từ khóa (số liệu từ Jobscan). Tuy nhiên, khảo sát từ Forbes chỉ ra, có tới 75% số ứng viên đủ tiêu chuẩn bị các chương trình ATS từ chối vì không thể đọc được.
Chúng ta thấy điều gì ở đây? Lợi thế cạnh tranh của bạn không chỉ là việc bạn có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Điều quan trọng là bạn cần biết cách chứng minh rằng những kỹ năng mình có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Khi bạn đã đọc bài viết này đến đây, trong lần tới, hãy ngừng việc gửi CV hàng loạt. Hãy tuỳ chỉnh CV một cách thông minh với sự hỗ trợ của trợ lý AI để đáp ứng tối đa yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.