Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Nhờ Đồng Nghiệp Giúp Đỡ?

Một rào cản khiến nhiều bạn thấy ngại khi nhờ đến sự hỗ trợ của sếp hoặc đồng nghiệp trong công việc là không biết người đó có sẵn lòng giúp đỡ hay không. Để vượt qua được trở ngại này, bạn cần thể hiện cho đồng nghiệp thấy rằng bạn tôn trọng và đánh giá cao khả năng của họ, bạn cầu tiến muốn học hỏi từ họ để hoàn thành công việc tốt hơn. Và hơn hết, bạn cũng luôn sẵn lòng hỗ trợ khi họ cần. Dưới đây là một vài điều bạn cần chuẩn bị để thể hiện thiện chí của mình.

Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu sâu và thử giải quyết vấn đề

Với Linh đây là một yếu tố rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến sự sẵn lòng giúp đỡ của đối phương. Khi bạn chưa thử cố gắng tìm giải pháp, bạn sẽ không hiểu rõ về khó khăn mình đang gặp phải và liệu vấn đề thực sự đang cản trở bạn là gì.

Do đó khi đối diện với một thử thách, hãy dành thời gian suy nghĩ về 2 đến 3 giải pháp mà bạn cho là tiềm năng nhất sau đó tự mình thử nghiệm chúng. Nếu những cách tiếp cận trên không hiệu quả, bạn hãy trình bày cả vấn đề và giải pháp đã làm khi yêu cầu trợ giúp. Bằng cách này, bạn sẽ dễ trao đổi hay phản hồi với đồng nghiệp khi họ đặt ra câu hỏi.

Đây cũng là nguyên tắc mà Linh thường khuyên các bạn trẻ khi giao tiếp về công việc với cấp trên của mình. Hãy chú ý đến việc đề xuất phương án/giải pháp thay vì chỉ đơn thuần trình bày. Dù vấn đề là gì, dù bạn đang nhờ ai trợ giúp, cuối cùng bạn vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhiệm vụ của mình. Vì vậy hãy là người đầu tiên có trách nhiệm về công việc mình đang phụ trách.

Quy tắc số 3 khi nói chuyện với sếp

Bước 2: Đánh giá tình huống

Sau khi nghiên cứu mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề, đã đến lúc bạn xem xét tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Trước khi chính thức mở lời, hãy đánh giá nhanh tình huống của mình bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:

Bảng câu hỏi đánh giá tình huống cần giúp đỡ

Bước 3: Xác định đúng người có thể giúp đỡ 

Tùy thuộc vào khó khăn bạn đang gặp phải và các mối quan hệ bạn đang có trong công việc, bạn có thể cân nhắc lựa chọn người phù hợp để yêu cầu trợ giúp. Đó có thể là:
(1) Người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong vấn đề bạn gặp phải
(2) Người sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề
(3) Người quản lý, người cố vấn, đồng nghiệp hoặc chuyên gia bạn biết
Sau khi xem xét các yếu tố trên và xác định được người có thể yêu cầu hỗ trợ, bạn cũng cần tôn trọng thời gian và khối lượng công việc của người đó. Hãy chú ý quan sát và tránh đề xuất giúp đỡ khi người đó cũng đang bận hoặc gặp căng thẳng trong công việc.

Bước 4: Trình bày vấn đề với đồng nghiệp: hãy cụ thể và cấu trúc

Cụ thể và thẳng thắn là những gì bạn cần làm để trình bày vấn đề của mình sao cho đối phương dễ hiểu và biết họ có thể làm để giúp bạn. Hãy đảm bảo bạn đã cung cấp đầy đủ những thông tin sau cho người sẽ hỗ trợ bạn: 
(1) Vấn đề của bạn:
(a) Tổng quan ngắn gọn về dự án đang đảm nhiệm
(b) Khó khăn cụ thể bạn đang gặp phải là gì?
(c) Danh sách ngắn gọn về những gì bạn đã nghiên cứu và thử nghiệm
(d) Những lỗi sai nào bạn đã mắc phải (nếu có)
(2) Họ cần làm gì để giúp bạn? 
(a) Hình thức trợ giúp bạn đang cần (tài liệu, công cụ hay lời khuyên)
(b) Thời gian họ cần phản hồi/hỗ trợ bạn

Lời kết

Có hai bài học lớn mà khi bàn về chủ đề yêu cầu được giúp đỡ trong công việc Linh muốn chia sẻ đến các bạn là: 
(1) Tầm quan trọng của việc xây dựng/duy trì các mối quan hệ: Việc xây dựng vòng kết nối cần được bắt đầu từ sớm trong sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ không biết lúc nào mình gặp khó khăn hay vướng mắc và cần đến sự giúp đỡ từ người khác. Cùng lúc đó, bạn cũng đừng quên cảm ơn chân thành vì đã được giúp đỡ. Đồng thời hãy luôn cởi mở và sẵn sàng hỗ trợ người khác với những kinh nghiệm của mình. 
(2) Hãy chú ý học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh: Bạn sẽ phát triển nhanh hơn khi quan sát cách làm từ những người đã có kinh nghiệm, hoặc từ những lỗi sai mà những người thiếu kinh nghiệm hơn mắc phải. Tư duy và cách làm này sẽ giúp bạn luôn học hỏi được nhiều điều mới và tích lũy được nhiều cách giải quyết vấn đề trong tương lai.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Nhờ Đồng Nghiệp Giúp Đỡ?

Một rào cản khiến nhiều bạn thấy ngại khi nhờ đến sự hỗ trợ của sếp hoặc đồng nghiệp trong công việc là không biết người đó có sẵn lòng giúp đỡ hay không. Để vượt qua được trở ngại này, bạn cần thể hiện cho đồng nghiệp thấy rằng bạn tôn trọng và đánh giá cao khả năng của họ, bạn cầu tiến muốn học hỏi từ họ để hoàn thành công việc tốt hơn. Và hơn hết, bạn cũng luôn sẵn lòng hỗ trợ khi họ cần. Dưới đây là một vài điều bạn cần chuẩn bị để thể hiện thiện chí của mình.

Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu sâu và thử giải quyết vấn đề

Với Linh đây là một yếu tố rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến sự sẵn lòng giúp đỡ của đối phương. Khi bạn chưa thử cố gắng tìm giải pháp, bạn sẽ không hiểu rõ về khó khăn mình đang gặp phải và liệu vấn đề thực sự đang cản trở bạn là gì.

Do đó khi đối diện với một thử thách, hãy dành thời gian suy nghĩ về 2 đến 3 giải pháp mà bạn cho là tiềm năng nhất sau đó tự mình thử nghiệm chúng. Nếu những cách tiếp cận trên không hiệu quả, bạn hãy trình bày cả vấn đề và giải pháp đã làm khi yêu cầu trợ giúp. Bằng cách này, bạn sẽ dễ trao đổi hay phản hồi với đồng nghiệp khi họ đặt ra câu hỏi.

Đây cũng là nguyên tắc mà Linh thường khuyên các bạn trẻ khi giao tiếp về công việc với cấp trên của mình. Hãy chú ý đến việc đề xuất phương án/giải pháp thay vì chỉ đơn thuần trình bày. Dù vấn đề là gì, dù bạn đang nhờ ai trợ giúp, cuối cùng bạn vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhiệm vụ của mình. Vì vậy hãy là người đầu tiên có trách nhiệm về công việc mình đang phụ trách.

Quy tắc số 3 khi nói chuyện với sếp

Bước 2: Đánh giá tình huống

Sau khi nghiên cứu mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề, đã đến lúc bạn xem xét tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Trước khi chính thức mở lời, hãy đánh giá nhanh tình huống của mình bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:

Bảng câu hỏi đánh giá tình huống cần giúp đỡ

Bước 3: Xác định đúng người có thể giúp đỡ 

Tùy thuộc vào khó khăn bạn đang gặp phải và các mối quan hệ bạn đang có trong công việc, bạn có thể cân nhắc lựa chọn người phù hợp để yêu cầu trợ giúp. Đó có thể là:
(1) Người có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong vấn đề bạn gặp phải
(2) Người sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề
(3) Người quản lý, người cố vấn, đồng nghiệp hoặc chuyên gia bạn biết
Sau khi xem xét các yếu tố trên và xác định được người có thể yêu cầu hỗ trợ, bạn cũng cần tôn trọng thời gian và khối lượng công việc của người đó. Hãy chú ý quan sát và tránh đề xuất giúp đỡ khi người đó cũng đang bận hoặc gặp căng thẳng trong công việc.

Bước 4: Trình bày vấn đề với đồng nghiệp: Hãy cụ thể và cấu trúc

Cụ thể và thẳng thắn là những gì bạn cần làm để trình bày vấn đề của mình sao cho đối phương dễ hiểu và biết họ có thể làm để giúp bạn. Hãy đảm bảo bạn đã cung cấp đầy đủ những thông tin sau cho người sẽ hỗ trợ bạn: 
(1) Vấn đề của bạn:
(a) Tổng quan ngắn gọn về dự án đang đảm nhiệm
(b) Khó khăn cụ thể bạn đang gặp phải là gì?
(c) Danh sách ngắn gọn về những gì bạn đã nghiên cứu và thử nghiệm
(d) Những lỗi sai nào bạn đã mắc phải (nếu có)
(2) Họ cần làm gì để giúp bạn? 
(a) Hình thức trợ giúp bạn đang cần (tài liệu, công cụ hay lời khuyên)
(b) Thời gian họ cần phản hồi/hỗ trợ bạn

Lời kết

Có hai bài học lớn mà khi bàn về chủ đề yêu cầu được giúp đỡ trong công việc Linh muốn chia sẻ đến các bạn là: 
(1) Tầm quan trọng của việc xây dựng/duy trì các mối quan hệ: Việc xây dựng vòng kết nối cần được bắt đầu từ sớm trong sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ không biết lúc nào mình gặp khó khăn hay vướng mắc và cần đến sự giúp đỡ từ người khác. Cùng lúc đó, bạn cũng đừng quên cảm ơn chân thành vì đã được giúp đỡ. Đồng thời hãy luôn cởi mở và sẵn sàng hỗ trợ người khác với những kinh nghiệm của mình. 
(2) Hãy chú ý học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh: Bạn sẽ phát triển nhanh hơn khi quan sát cách làm từ những người đã có kinh nghiệm, hoặc từ những lỗi sai mà những người thiếu kinh nghiệm hơn mắc phải. Tư duy và cách làm này sẽ giúp bạn luôn học hỏi được nhiều điều mới và tích lũy được nhiều cách giải quyết vấn đề trong tương lai.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.