Bất kể bạn làm công việc gì, ở vị trí nào, sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Sau nhiều năm đi làm, Linh nhận thấy việc yêu cầu giúp đỡ không phải là điều xấu, cũng không làm người khác đánh giá thấp về bạn. Ngược lại, nếu bạn biết đưa ra lời yêu cầu đúng lúc đúng chỗ, bạn sẽ được học hỏi thêm và hoàn thành công việc của mình tốt hơn.

Dưới đây là một vài trường hợp bạn có thể mở lời nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

1. Khi bạn không biết nên làm gì tiếp theo

Trong công việc, bạn cần chịu trách nhiệm cho phần việc của mình - bao gồm cả những phần việc phát sinh mà có thể bạn chưa từng làm. Những lúc như vậy, hãy bắt đầu bằng việc tự nghiên cứu hoặc hỏi những đồng nghiệp đã từng có kinh nghiệm xử lý vấn đề tương tự. Nếu loay hoay quá lâu với một vấn đề mà mình không biết, bạn sẽ rất dễ bị trễ tiến độ.

Trong một dự án làm chung, sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi và hoàn thành dự án đúng hạn, thay vì im lặng chờ tới hạn chót và báo rằng bạn không thể giải quyết. Một vài cách mà đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn trong tình huống này là:

(1) Làm rõ những kỳ vọng hay kết quả mà cấp trên mong muốn

(2) Đưa ra lời khuyên về cách tiếp cận dự án

(3) Cung cấp từ khóa hoặc nguồn nghiên cứu tin cậy

(4) Cung cấp các công cụ, quy trình và phương pháp thực hiện

2. Khi bạn mắc lỗi

Dù có chuyên môn vững như thế nào, chúng ta cũng khó tránh được những lần mắc lỗi trong công việc. Linh biết tâm lý thường thấy của nhiều bạn là sẽ tìm cách giấu đi lỗi sai và tự tìm cách khắc phục vì lo sợ bị khiển trách hoặc đánh giá thấp. 
Tuy nhiên trên thực tế, cấp trên sẽ không đánh giá bạn dựa vào lỗi sai bạn mắc phải mà thông qua cách bạn phản ứng với sai lầm đó. Vậy nên khi đã thử những giải pháp khác nhau nhưng vẫn thất bại, bạn đừng ngần ngại nhờ đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp hay cấp trên. Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng được hỗ trợ giải quyết vấn đề và đảm bảo kết quả công việc. Qua đó, bạn cũng học hỏi được từ sai lầm và tích lũy thêm kinh nghiệm để xử lý các tình huống tương tự trong tương lai.
Bạn có thể đọc thêm về chủ đề này qua bài viết Bạn Nên Làm Gì Khi Vừa Đón Nhận Thất Bại Trong Công Việc?

3. Khi bạn có quá nhiều việc cần làm

Cố gắng ôm đồm nhiều việc không chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng mà còn ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Khi cảm thấy quá tải, bạn có thể xem lại cách phân bổ thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ. Sau khi đã cân đối các đầu việc với thời gian mình có mà vẫn cảm thấy khó khăn để đảm bảo tiến độ, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của những người xung quanh như:
(1) Cung cấp các công cụ và lời khuyên về cách tiếp cận khối lượng công việc của bạn
(2) Điều chỉnh thời hạn và mức độ ưu tiên của dự án để phù hợp với khối lượng công việc hiện có
(3) Trợ giúp trực tiếp bằng cách tiếp quản một số phần việc hoặc một vài dự án
Khi nào bạn cần nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

Khi nào bạn cần nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

Lời kết

Chia sẻ với các bạn một câu nói Linh rất thích là: Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi và là kẻ ngốc trong năm phút, còn hơn là không hỏi và là kẻ ngốc suốt cả đời.
Nhờ đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp không phải là bạn đang tránh né trách nhiệm hay không đủ khả năng hoàn thành công việc của mình. Ngược lại, bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ đúng lúc đúng chỗ, bạn đang thể hiện sự cầu tiến, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về một vài điều cần chuẩn bị trước khi nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Các bạn hãy đón đọc nhé!

5 phút làm kẻ ngốc


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bất kể bạn làm công việc gì, ở vị trí nào, sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Sau nhiều năm đi làm, Linh nhận thấy việc yêu cầu giúp đỡ không phải là điều xấu, cũng không làm người khác đánh giá thấp về bạn. Ngược lại, nếu bạn biết đưa ra lời yêu cầu đúng lúc đúng chỗ, bạn sẽ được học hỏi thêm và hoàn thành công việc của mình tốt hơn.

Dưới đây là một vài trường hợp bạn có thể mở lời nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

1. Khi bạn không biết nên làm gì tiếp theo

Trong công việc, bạn cần chịu trách nhiệm cho phần việc của mình - bao gồm cả những phần việc phát sinh mà có thể bạn chưa từng làm. Những lúc như vậy, hãy bắt đầu bằng việc tự nghiên cứu hoặc hỏi những đồng nghiệp đã từng có kinh nghiệm xử lý vấn đề tương tự. Nếu loay hoay quá lâu với một vấn đề mà mình không biết, bạn sẽ rất dễ bị trễ tiến độ.

Trong một dự án làm chung, sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi và hoàn thành dự án đúng hạn, thay vì im lặng chờ tới hạn chót và báo rằng bạn không thể giải quyết. Một vài cách mà đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn trong tình huống này là:

(1) Làm rõ những kỳ vọng hay kết quả mà cấp trên mong muốn

(2) Đưa ra lời khuyên về cách tiếp cận dự án

(3) Cung cấp từ khóa hoặc nguồn nghiên cứu tin cậy

(4) Cung cấp các công cụ, quy trình và phương pháp thực hiện

2. Khi bạn mắc lỗi

Dù có chuyên môn vững như thế nào, chúng ta cũng khó tránh được những lần mắc lỗi trong công việc. Linh biết tâm lý thường thấy của nhiều bạn là sẽ tìm cách giấu đi lỗi sai và tự tìm cách khắc phục vì lo sợ bị khiển trách hoặc đánh giá thấp. 
Tuy nhiên trên thực tế, cấp trên sẽ không đánh giá bạn dựa vào lỗi sai bạn mắc phải mà thông qua cách bạn phản ứng với sai lầm đó. Vậy nên khi đã thử những giải pháp khác nhau nhưng vẫn thất bại, bạn đừng ngần ngại nhờ đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp hay cấp trên. Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng được hỗ trợ giải quyết vấn đề và đảm bảo kết quả công việc. Qua đó, bạn cũng học hỏi được từ sai lầm và tích lũy thêm kinh nghiệm để xử lý các tình huống tương tự trong tương lai.
Bạn có thể đọc thêm về chủ đề này qua bài viết Bạn Nên Làm Gì Khi Vừa Đón Nhận Thất Bại Trong Công Việc?

3. Khi bạn có quá nhiều việc cần làm

Cố gắng ôm đồm nhiều việc không chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng mà còn ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. Khi cảm thấy quá tải, bạn có thể xem lại cách phân bổ thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ. Sau khi đã cân đối các đầu việc với thời gian mình có mà vẫn cảm thấy khó khăn để đảm bảo tiến độ, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của những người xung quanh như:
(1) Cung cấp các công cụ và lời khuyên về cách tiếp cận khối lượng công việc của bạn
(2) Điều chỉnh thời hạn và mức độ ưu tiên của dự án để phù hợp với khối lượng công việc hiện có
(3) Trợ giúp trực tiếp bằng cách tiếp quản một số phần việc hoặc một vài dự án
Khi nào bạn cần nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

Khi nào bạn cần nhờ đồng nghiệp hỗ trợ?

Lời kết

Chia sẻ với các bạn một câu nói Linh rất thích là: Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi và là kẻ ngốc trong năm phút, còn hơn là không hỏi và là kẻ ngốc suốt cả đời.
Nhờ đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp không phải là bạn đang tránh né trách nhiệm hay không đủ khả năng hoàn thành công việc của mình. Ngược lại, bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ đúng lúc đúng chỗ, bạn đang thể hiện sự cầu tiến, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về một vài điều cần chuẩn bị trước khi nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Các bạn hãy đón đọc nhé!

5 phút làm kẻ ngốc


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.