Phân Tích Cấu Trúc Của Một Nhóm Làm Việc Hiệu Quả Phần 2: 8 Vai Trò Lý Tưởng
Trong 1 Nhóm
Trong phần 1 của bài viết, Linh đã chia sẻ với các bạn về khái niệm làm việc nhóm, sự khác biệt giữa “đội ngũ thực thụ” và “nhóm làm việc" cũng như quy mô của một nhóm để có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Trong phần 2 hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần cấu tạo nên một nhóm làm việc hiệu suất cao.
4. Mô hình vai trò lý tưởng trong nhóm
Một mô hình mà Linh thấy khá hiệu quả và “vừa vặn" để tạo thành một nhóm làm việc chuyên nghiệp là mô hình Bánh xe hiệu suất nhóm (Team Wheel) của Margerison - McCann. Theo mô hình này, các thành viên trong nhóm sẽ được phân bổ thành 4 vai trò chính. Trong mỗi vai trò chính sẽ có 2 vai trò nhỏ liên kết tạo thành. Như vậy tổng cộng sẽ có 8 vai trò nhỏ, tương ứng với số lượng thành viên Linh đã chia sẻ trong phần 1.
a. Vai trò Khám phá
i. Sáng tạo - Đổi mới
Thành viên trong vai trò này sẽ tập trung vào việc tạo ra các ý tưởng mới và phương pháp tiếp cận khác biệt. Đó là người có thể tổ chức các buổi thảo luận để khám phá cách làm việc hiệu quả, đảm bảo rằng nhóm luôn có các đề xuất mới để thúc đẩy sự phát triển của công việc hay dự án.
ii. Nghiên cứu - Quảng bá
Đây là người thực hiện việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ hội, thách thức của dự án hay của nhóm. Họ cần tìm hiểu các xu hướng thị trường, thu thập thông tin về cách làm việc của các đối thủ cạnh tranh hay quản lý dự án tương tự. Đồng thời, họ cũng cần quảng bá ý tưởng và tiềm năng của nhóm ra bên ngoài, tạo sự quan tâm và hỗ trợ cho dự án.
b. Vai trò Cố vấn
i. Phóng viên - Cố vấn
Đây là những người đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, theo dõi và phân tích thông tin liên quan đến dự án hay nhiệm vụ của nhóm. Họ sẽ thực hiện việc thu thập dữ liệu, ghi chú lại cuộc họp cũng như quá trình làm việc, sau đó phân tích thông tin để cung cấp thêm nội dung cho các quyết định của nhóm.
Ngoài ra, thành viên trong vai trò này còn chịu trách nhiệm hướng dẫn lại cho các thành viên khác dựa trên thông tin thu thập được. Họ có thể đưa ra gợi ý và định hướng cho nhóm, đảm bảo rằng quá trình làm việc diễn ra một cách hiệu quả.
ii. Người ủng hộ - Duy trì
Với vai trò này, bạn cần có điểm mạnh trong việc giúp duy trì và xây dựng môi trường làm việc tích cực, đáng tin cậy. Một số hoạt động thường xuyên của vai trò này là giúp giải quyết xung đột, thúc đẩy giao tiếp mở hay hỗ trợ tinh thần đồng đội. Ngoài ra, những thành viên ở nhóm này còn là người sẽ đảm bảo rằng các quy trình/tiêu chuẩn làm việc trong nhóm được duy trì và tuân thủ.
c. Vai trò Điều khiển
i. Kết luận - Sản xuất
Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm thẩm định các thông tin từ các thành viên khác, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn mà nhóm đã đề ra. Sau đó bạn cần đưa ra quyết định hoặc hướng đi cuối cùng cho dự án hoặc nhiệm vụ trong toàn nhóm.
ii. Điều khiển - Kiểm tra
Trong vai trò Kiểm soát viên, nhiệm vụ chính là đảm bảo sự tuân thủ quy trình hay tiêu chuẩn đã định trong quá trình làm việc. Họ thực hiện việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra các hoạt động để đảm bảo rằng công việc diễn ra đúng theo kế hoạch và tiêu chuẩn đã đề ra. Vai trò Thanh tra đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ và duy trì chất lượng trong toàn bộ quá trình làm việc.
d. Vai trò Tổ chức
i. Đánh giá - Phát triển
Người đánh giá /phát triển là những cá nhân chú trọng đến khía cạnh thực tế của các ý tưởng và kế hoạch. Họ thường có xu hướng trở thành người tiên phong bằng cách tiến hành biến mọi ý tưởng thành hiện thực, thay vì chỉ tập trung vào phát triển trên kế hoạch.
ii. Thúc đẩy - Tổ chức
Những người ở vai trò này thường đảm nhận việc duy trì tiến độ công việc và ưu tiên việc hoàn thành sớm. Họ cũng chú trọng vào các yếu tố như bám sát mục tiêu, thời hạn hoàn thành hay ngân sách thực hiện dự án.
*LƯU Ý:
Một điểm lưu ý là các vai trò trên tập trung vào từng điểm mạnh khác nhau của các thành viên. Điều này nên được xác định và thiết lập ngay từ giai đoạn đầu xây dựng nhóm để các thành viên có thể phối hợp với nhau hiệu quả. Bạn có thể xem tổng quan trong bảng sau:
Các vai trò lý tưởng trong nhóm
Lời kết
Những điều vĩ đại trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người. Chúng được thực hiện bởi một nhóm người.
- Steve Jobs
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Phân Tích Cấu Trúc Của Một Nhóm Làm Việc Hiệu Quả - Phần 2: 8 Vai Trò Lý Tưởng Trong 1 Nhóm
Trong phần 1 của bài viết, Linh đã chia sẻ với các bạn về khái niệm làm việc nhóm, sự khác biệt giữa “đội ngũ thực thụ” và “nhóm làm việc" cũng như quy mô của một nhóm để có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Trong phần 2 hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần cấu tạo nên một nhóm làm việc hiệu suất cao.
4. Mô hình vai trò lý tưởng trong nhóm
Một mô hình mà Linh thấy khá hiệu quả và “vừa vặn" để tạo thành một nhóm làm việc chuyên nghiệp là mô hình Bánh xe hiệu suất nhóm (Team Wheel) của Margerison - McCann. Theo mô hình này, các thành viên trong nhóm sẽ được phân bổ thành 4 vai trò chính. Trong mỗi vai trò chính sẽ có 2 vai trò nhỏ liên kết tạo thành. Như vậy tổng cộng sẽ có 8 vai trò nhỏ, tương ứng với số lượng thành viên Linh đã chia sẻ trong phần 1.
a. Vai trò Khám phá
i. Sáng tạo - Đổi mới
Thành viên trong vai trò này sẽ tập trung vào việc tạo ra các ý tưởng mới và phương pháp tiếp cận khác biệt. Đó là người có thể tổ chức các buổi thảo luận để khám phá cách làm việc hiệu quả, đảm bảo rằng nhóm luôn có các đề xuất mới để thúc đẩy sự phát triển của công việc hay dự án.
ii. Nghiên cứu - Quảng bá
Đây là người thực hiện việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ hội, thách thức của dự án hay của nhóm. Họ cần tìm hiểu các xu hướng thị trường, thu thập thông tin về cách làm việc của các đối thủ cạnh tranh hay quản lý dự án tương tự. Đồng thời, họ cũng cần quảng bá ý tưởng và tiềm năng của nhóm ra bên ngoài, tạo sự quan tâm và hỗ trợ cho dự án.
b. Vai trò Cố vấn
i. Phóng viên - Cố vấn
Đây là những người đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, theo dõi và phân tích thông tin liên quan đến dự án hay nhiệm vụ của nhóm. Họ sẽ thực hiện việc thu thập dữ liệu, ghi chú lại cuộc họp cũng như quá trình làm việc, sau đó phân tích thông tin để cung cấp thêm nội dung cho các quyết định của nhóm.
Ngoài ra, thành viên trong vai trò này còn chịu trách nhiệm hướng dẫn lại cho các thành viên khác dựa trên thông tin thu thập được. Họ có thể đưa ra gợi ý và định hướng cho nhóm, đảm bảo rằng quá trình làm việc diễn ra một cách hiệu quả.
ii. Người ủng hộ - Duy trì
Với vai trò này, bạn cần có điểm mạnh trong việc giúp duy trì và xây dựng môi trường làm việc tích cực, đáng tin cậy. Một số hoạt động thường xuyên của vai trò này là giúp giải quyết xung đột, thúc đẩy giao tiếp mở hay hỗ trợ tinh thần đồng đội. Ngoài ra, những thành viên ở nhóm này còn là người sẽ đảm bảo rằng các quy trình/tiêu chuẩn làm việc trong nhóm được duy trì và tuân thủ.
c. Vai trò Điều khiển
i. Kết luận - Sản xuất
Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm thẩm định các thông tin từ các thành viên khác, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn mà nhóm đã đề ra. Sau đó bạn cần đưa ra quyết định hoặc hướng đi cuối cùng cho dự án hoặc nhiệm vụ trong toàn nhóm.
ii. Điều khiển - Kiểm tra
Trong vai trò Kiểm soát viên, nhiệm vụ chính là đảm bảo sự tuân thủ quy trình hay tiêu chuẩn đã định trong quá trình làm việc. Họ thực hiện việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra các hoạt động để đảm bảo rằng công việc diễn ra đúng theo kế hoạch và tiêu chuẩn đã đề ra. Vai trò Thanh tra đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ và duy trì chất lượng trong toàn bộ quá trình làm việc.
d. Vai trò Tổ chức
i. Đánh giá - Phát triển
Người đánh giá /phát triển là những cá nhân chú trọng đến khía cạnh thực tế của các ý tưởng và kế hoạch. Họ thường có xu hướng trở thành người tiên phong bằng cách tiến hành biến mọi ý tưởng thành hiện thực, thay vì chỉ tập trung vào phát triển trên kế hoạch.
ii. Thúc đẩy - Tổ chức
Những người ở vai trò này thường đảm nhận việc duy trì tiến độ công việc và ưu tiên việc hoàn thành sớm. Họ cũng chú trọng vào các yếu tố như bám sát mục tiêu, thời hạn hoàn thành hay ngân sách thực hiện dự án.
*LƯU Ý:
Một điểm lưu ý là các vai trò trên tập trung vào từng điểm mạnh khác nhau của các thành viên. Điều này nên được xác định và thiết lập ngay từ giai đoạn đầu xây dựng nhóm để các thành viên có thể phối hợp với nhau hiệu quả. Bạn có thể xem tổng quan trong bảng sau:
Các vai trò lý tưởng trong nhóm
Lời kết
Những điều vĩ đại trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người. Chúng được thực hiện bởi một nhóm người.
- Steve Jobs
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.