Tại Sao Bạn Không Thích Công Việc Của Mình Và Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Gần đây, Linh đọc được một thống kê thú vị là một người trung bình sẽ dành 90.000 giờ làm việc trong suốt cuộc đời. Hay nói một cách tổng quan thì một phần ba cuộc đời của chúng ta sẽ dành cho công việc. Dù vậy, một sự thật đáng buồn theo khảo sát quy mô toàn cầu của Gallup là 85% người được hỏi nói rằng họ KHÔNG hạnh phúc trong công việc.

Vì sao chúng ta phải dành một phần ba thời gian của mình chỉ để sống không hạnh phúc? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và yêu thương công việc của mình hơn? Hôm nay Linh sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên.

1. Tại Sao Bạn Không Hài Lòng Với Công Việc Của Mình?

Hầu hết mọi người đều nói họ không nhận được mức lương xứng đáng, không được làm công việc họ yêu thích, hay môi trường làm việc có vấn đề. Nhưng nếu tất cả nguyên nhân đã được tìm ra, tại sao chúng vẫn không được giải quyết? Hãy suy nghĩ kỹ hơn và viết ra các yếu tố khiến bạn cảm thấy bất an với công việc để tìm ra nguyên nhân thật sự.

Các chuyên gia huấn luyện nghề nghiệp đã khảo sát và nghiên cứu về chủ đề này. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lòng yêu thích công việc của chúng ta mà ít người biết đến:

a. Công việc cho bạn thu nhập. Thu nhập giúp bạn nuôi sống gia đình hay nuôi dưỡng ước mơ sau này.
b. Công việc giúp bạn cải thiện kỹ năng. Những kỹ năng này có lợi cho sự thăng tiến về sau.
c. Công việc tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Kinh nghiệm giúp bạn có mức lương cao hơn trong tương lai.
d. Công việc giúp bạn có những mối quan hệ tốt. Mối quan hệ tốt khiến bạn mở rộng cơ hội học hỏi và cảm giác tích cực về bản thân.

Hiểu được các lợi ích nhận được sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về ý nghĩa công việc hiện tại. Từ đó bạn sẽ thấy nó cũng không quá đáng chán như bạn nghĩ.

2. Làm Thế Nào Để "Thoát Khỏi" Công Việc Mình Ghét Mà Không Cần Nghỉ Việc?

a. Liệt kê lệ ích mà công việc này mang lại
Khi mệt mỏi với công việc, chúng ta có xu hướng nghĩ đến các điều tiêu cực, về động lực nghỉ việc mỗi ngày. Hãy làm điều ngược lại: liệt kê ra điều tích cực trong công việc hiện tại và chúng có ý nghĩa như thế nào về mặt dài hạn với bạn.
a. Công việc cho bạn thu nhập. Thu nhập giúp bạn nuôi sống gia đình hay nuôi dưỡng ước mơ sau này.
b. Công việc giúp bạn cải thiện kỹ năng. Những kỹ năng này có lợi cho sự thăng tiến về sau.
c. Công việc tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Kinh nghiệm giúp bạn có mức lương cao hơn trong tương lai.
d. Công việc giúp bạn có những mối quan hệ tốt. Mối quan hệ tốt khiến bạn mở rộng cơ hội học hỏi và cảm giác tích cực về bản thân.
Hiểu được các lợi ích nhận được sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về ý nghĩa công việc hiện tại. Từ đó bạn sẽ thấy nó cũng không quá đáng chán như bạn nghĩ.
b.  Tiếp cận công việc với góc nhìn mới và nỗ lực hết mình
Khi bạn không vui, bạn rất dễ rơi vào cảm giác bất mãn và mất động lực làm việc. Điều này nghe có vẻ khó khăn khi Linh khuyên bạn làm hết sức công việc mình đang chán. Tuy nhiên, nếu làm việc một cách cầm chừng, bạn còn khiến sự nghiệp (và cả tâm trạng của mình) đi xuống nhanh hơn.
Bạn có thể ứng dụng lý thuyết “game hóa” (gamification) vào công việc: xem công việc như một trò chơi với các cấp độ bạn cần vượt qua. Mỗi nhiệm vụ hoàn thành, bạn tự thưởng cho mình một phần thưởng nhỏ. Khi này, não sẽ tiết ra dopamine là hormone khiến chúng ta hạnh phúc, thỏa mãn. Sự chú ý của bạn sẽ tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ để có thưởng, thay vì hướng đến các cảm xúc tiêu cực khác.
Nếu vị trí hiện tại không đủ thách thức cho bạn, hãy trao đổi với quản lý trực tiếp của bạn. Tìm hiểu và tự đề cử bản thân cho các nhiệm vụ mới, vị trí mới, dự án mới. Điều này không hề dễ dàng, nhưng đáng để bạn thử một lần, vì sự nghiệp của mình. Sự nỗ lực không chỉ giúp bạn nâng cấp các kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp bạn tăng sự tự tin của bản thân. Ngay cả khi bạn không được công nhận, đó sẽ là những kỹ năng tuyệt vời để bạn bắt đầu một công việc mới ở nơi khác.
c. Ghi lại những kỷ niệm vui vẻ tại công ty:
Có một câu nói tiếng Anh mà Linh rất thích là: “Every day may not be good, but there is something good in every day.” Tạm dịch là: Bạn có thể không có mọi ngày tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó đẹp đẽ xảy ra mỗi ngày. Cảm giác hạnh phúc đôi khi chỉ đến từ những khoảnh khắc nhỏ. Tập trung và trân trọng những niềm vui nhỏ, rồi ghi chúng vào sổ tay, bạn có thể cải thiện suy nghĩ tích cực về công việc.
  • Hầu như tất cả căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và thất vọng, trong cả cuộc sống và công việc, đều đến từ việc làm điều gì đó, trong khi bạn tin và coi trọng một điều hoàn toàn khác

Chuyên gia huấn luyện nổi tiếng Brian Tracy nhận định “Hầu như tất cả căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và thất vọng, trong cả cuộc sống và công việc, đều đến từ việc làm điều gì đó, trong khi bạn tin và coi trọng một điều hoàn toàn khác”.
Sự yêu thích công việc đôi khi chỉ đơn giản đến từ sự tin tưởng vào những việc nhỏ mình đang làm.
d. Ăn thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng 
Thật kỳ lạ khi Linh đề cập đến việc ăn uống cho chủ đề công việc phải không? Nhưng khi bạn đang mệt mỏi vì công việc, bạn sẽ cần biết sự thật là, những gì bạn ăn sẽ làm thay đổi tâm trạng, sức khỏe của bạn. Nghiên cứu từ các tổ chức dinh dưỡng đã chỉ ra ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn lên não bộ và tâm trạng của chúng ta.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vitamin sẽ giúp sản sinh ra Serotonin. Serotonin là một chất hóa học trong não chịu trách nhiệm điều chỉnh hạnh phúc, lo lắng và tâm trạng. Thiếu hụt Serotonin dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và lo âu.
Nếu bạn cảm thấy hay mệt mỏi trong công việc, có thể bạn đã ăn quá nhiều tinh bột, đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, trái cây tươi và rau xanh giúp bạn trở nên năng động, minh mẫn hơn.

3. Điều Bạn Không Nên Làm Khi Chán Việc:

Khi bạn mang tâm trạng tiêu cực về công việc của mình, Linh biết rằng bạn cần chia sẻ với ai đó để được giải tỏa. Nhưng hãy nhớ rằng: phàn nàn không làm vấn đề biến mất.
Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý là không nói ý định nghỉ việc với đồng nghiệp hoặc chia sẻ các điều tiêu cực trên mạng xã hội. Không ai biết được điều bạn chia sẻ có khiến người khác suy nghĩ tiêu cực về bạn hay không. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2020 của The Harris Poll trên 1,000 nhà tuyển dụng cho thấy 67% trong số họ sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu thông tin ứng viên. 55% trong số đó quyết định không tuyển một người vì những gì người đó chia sẻ trên mạng xã hội.

Lời kết

Điều cuối cùng Linh muốn nói, công việc là một phần cuộc sống của chúng ta. Vì nhiều lý do, ngay lúc này có thể bạn chưa hài lòng với công việc của mình, nhưng hãy tin rằng điều đó sẽ không kéo dài mãi. Chỉ cần bạn thay đổi: tư duy, góc nhìn, quy trình - bất kì điều gì tích cực. Hãy nhìn vào nửa đầy của ly nước thay vì nửa vơi và học cách biết ơn công việc của mình. Khi đó, bạn sẽ có thêm niềm vui và động lực để học hỏi và khám phá nhiều điều thú vị để biến công việc hiện tại thành công việc mơ ước.
Đọc thêm bài viết cùng chủ đề: Bạn cần cân nhắc gì trước khi nhảy việc?
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Tại Sao Bạn Không Thích Công Việc Của Mình Và Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Gần đây, Linh đọc được một thống kê thú vị là một người trung bình sẽ dành 90.000 giờ làm việc trong suốt cuộc đời. Hay nói một cách tổng quan thì một phần ba cuộc đời của chúng ta sẽ dành cho công việc. Dù vậy, một sự thật đáng buồn theo khảo sát quy mô toàn cầu của Gallup là 85% người được hỏi nói rằng họ KHÔNG hạnh phúc trong công việc.

Vì sao chúng ta phải dành một phần ba thời gian của mình chỉ để sống không hạnh phúc? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này và yêu thương công việc của mình hơn? Hôm nay Linh sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên.

1. Tại Sao Bạn Không Hài Lòng Với Công Việc Của Mình?

Hầu hết mọi người đều nói họ không nhận được mức lương xứng đáng, không được làm công việc họ yêu thích, hay môi trường làm việc có vấn đề. Nhưng nếu tất cả nguyên nhân đã được tìm ra, tại sao chúng vẫn không được giải quyết? Hãy suy nghĩ kỹ hơn và viết ra các yếu tố khiến bạn cảm thấy bất an với công việc để tìm ra nguyên nhân thật sự.

Các chuyên gia huấn luyện nghề nghiệp đã khảo sát và nghiên cứu về chủ đề này. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lòng yêu thích công việc của chúng ta mà ít người biết đến:

a. Công việc cho bạn thu nhập. Thu nhập giúp bạn nuôi sống gia đình hay nuôi dưỡng ước mơ sau này.
b. Công việc giúp bạn cải thiện kỹ năng. Những kỹ năng này có lợi cho sự thăng tiến về sau.
c. Công việc tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Kinh nghiệm giúp bạn có mức lương cao hơn trong tương lai.
d. Công việc giúp bạn có những mối quan hệ tốt. Mối quan hệ tốt khiến bạn mở rộng cơ hội học hỏi và cảm giác tích cực về bản thân.

Hiểu được các lợi ích nhận được sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về ý nghĩa công việc hiện tại. Từ đó bạn sẽ thấy nó cũng không quá đáng chán như bạn nghĩ.

2. Làm Thế Nào Để "Thoát Khỏi" Công Việc Mình Ghét Mà Không Cần Nghỉ Việc?

a. Liệt kê lệ ích mà công việc này mang lại
Khi mệt mỏi với công việc, chúng ta có xu hướng nghĩ đến các điều tiêu cực, về động lực nghỉ việc mỗi ngày. Hãy làm điều ngược lại: liệt kê ra điều tích cực trong công việc hiện tại và chúng có ý nghĩa như thế nào về mặt dài hạn với bạn.
a. Công việc cho bạn thu nhập. Thu nhập giúp bạn nuôi sống gia đình hay nuôi dưỡng ước mơ sau này.
b. Công việc giúp bạn cải thiện kỹ năng. Những kỹ năng này có lợi cho sự thăng tiến về sau.
c. Công việc tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Kinh nghiệm giúp bạn có mức lương cao hơn trong tương lai.
d. Công việc giúp bạn có những mối quan hệ tốt. Mối quan hệ tốt khiến bạn mở rộng cơ hội học hỏi và cảm giác tích cực về bản thân.
Hiểu được các lợi ích nhận được sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về ý nghĩa công việc hiện tại. Từ đó bạn sẽ thấy nó cũng không quá đáng chán như bạn nghĩ.
b.  Tiếp cận công việc với góc nhìn mới và nỗ lực hết mình
Khi bạn không vui, bạn rất dễ rơi vào cảm giác bất mãn và mất động lực làm việc. Điều này nghe có vẻ khó khăn khi Linh khuyên bạn làm hết sức công việc mình đang chán. Tuy nhiên, nếu làm việc một cách cầm chừng, bạn còn khiến sự nghiệp (và cả tâm trạng của mình) đi xuống nhanh hơn.
Bạn có thể ứng dụng lý thuyết “game hóa” (gamification) vào công việc: xem công việc như một trò chơi với các cấp độ bạn cần vượt qua. Mỗi nhiệm vụ hoàn thành, bạn tự thưởng cho mình một phần thưởng nhỏ. Khi này, não sẽ tiết ra dopamine là hormone khiến chúng ta hạnh phúc, thỏa mãn. Sự chú ý của bạn sẽ tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ để có thưởng, thay vì hướng đến các cảm xúc tiêu cực khác.
Nếu vị trí hiện tại không đủ thách thức cho bạn, hãy trao đổi với quản lý trực tiếp của bạn. Tìm hiểu và tự đề cử bản thân cho các nhiệm vụ mới, vị trí mới, dự án mới. Điều này không hề dễ dàng, nhưng đáng để bạn thử một lần, vì sự nghiệp của mình. Sự nỗ lực không chỉ giúp bạn nâng cấp các kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp bạn tăng sự tự tin của bản thân. Ngay cả khi bạn không được công nhận, đó sẽ là những kỹ năng tuyệt vời để bạn bắt đầu một công việc mới ở nơi khác.
c. Ghi lại những kỷ niệm vui vẻ tại công ty:
Có một câu nói tiếng Anh mà Linh rất thích là: “Every day may not be good, but there is something good in every day.” Tạm dịch là: Bạn có thể không có mọi ngày tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó đẹp đẽ xảy ra mỗi ngày. Cảm giác hạnh phúc đôi khi chỉ đến từ những khoảnh khắc nhỏ. Tập trung và trân trọng những niềm vui nhỏ, rồi ghi chúng vào sổ tay, bạn có thể cải thiện suy nghĩ tích cực về công việc.
  • Hầu như tất cả căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và thất vọng, trong cả cuộc sống và công việc, đều đến từ việc làm điều gì đó, trong khi bạn tin và coi trọng một điều hoàn toàn khác

Chuyên gia huấn luyện nổi tiếng Brian Tracy nhận định “Hầu như tất cả căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và thất vọng, trong cả cuộc sống và công việc, đều đến từ việc làm điều gì đó, trong khi bạn tin và coi trọng một điều hoàn toàn khác”.
Sự yêu thích công việc đôi khi chỉ đơn giản đến từ sự tin tưởng vào những việc nhỏ mình đang làm.
d. Ăn thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng 
Thật kỳ lạ khi Linh đề cập đến việc ăn uống cho chủ đề công việc phải không? Nhưng khi bạn đang mệt mỏi vì công việc, bạn sẽ cần biết sự thật là, những gì bạn ăn sẽ làm thay đổi tâm trạng, sức khỏe của bạn. Nghiên cứu từ các tổ chức dinh dưỡng đã chỉ ra ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn lên não bộ và tâm trạng của chúng ta.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, vitamin sẽ giúp sản sinh ra Serotonin. Serotonin là một chất hóa học trong não chịu trách nhiệm điều chỉnh hạnh phúc, lo lắng và tâm trạng. Thiếu hụt Serotonin dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và lo âu.
Nếu bạn cảm thấy hay mệt mỏi trong công việc, có thể bạn đã ăn quá nhiều tinh bột, đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, trái cây tươi và rau xanh giúp bạn trở nên năng động, minh mẫn hơn.

3. Điều Bạn Không Nên Làm Khi Chán Việc:

Khi bạn mang tâm trạng tiêu cực về công việc của mình, Linh biết rằng bạn cần chia sẻ với ai đó để được giải tỏa. Nhưng hãy nhớ rằng: phàn nàn không làm vấn đề biến mất.
Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý là không nói ý định nghỉ việc với đồng nghiệp hoặc chia sẻ các điều tiêu cực trên mạng xã hội. Không ai biết được điều bạn chia sẻ có khiến người khác suy nghĩ tiêu cực về bạn hay không. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2020 của The Harris Poll trên 1,000 nhà tuyển dụng cho thấy 67% trong số họ sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu thông tin ứng viên. 55% trong số đó quyết định không tuyển một người vì những gì người đó chia sẻ trên mạng xã hội.

Lời kết

Điều cuối cùng Linh muốn nói, công việc là một phần cuộc sống của chúng ta. Vì nhiều lý do, ngay lúc này có thể bạn chưa hài lòng với công việc của mình, nhưng hãy tin rằng điều đó sẽ không kéo dài mãi. Chỉ cần bạn thay đổi: tư duy, góc nhìn, quy trình - bất kì điều gì tích cực. Hãy nhìn vào nửa đầy của ly nước thay vì nửa vơi và học cách biết ơn công việc của mình. Khi đó, bạn sẽ có thêm niềm vui và động lực để học hỏi và khám phá nhiều điều thú vị để biến công việc hiện tại thành công việc mơ ước.
Đọc thêm bài viết cùng chủ đề: Bạn cần cân nhắc gì trước khi nhảy việc?
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.