Tại Sao Bạn Làm Việc Rất Tốt Nhưng Chưa Được Thăng Chức?
Tại Sao Bạn Làm Việc Rất Tốt Nhưng Chưa Được Thăng Chức?

Bạn đã làm công việc hiện tại trong một thời gian dài và nghĩ rằng mình là chuyên gia ở vị trí đó, nhưng vì sao bạn vẫn chưa được thăng tiến? Đây có thể là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang tự đặt cho mình sau 3 đến 5 năm đi làm. Việc này có thể khiến bạn nghi ngờ về năng lực của bản thân, và không biết làm gì ở bước tiếp theo trong lộ trình sự nghiệp của mình. 

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở cả vị trí nhân viên và quản lý, Linh nhận ra có ba điểm hạn chế có thể làm chậm quá trình thăng tiến của bạn. Trong bài viết này, Linh sẽ chia sẻ về những lầm tưởng đó và một vài cách khắc phục để bạn sớm được đề bạt lên chức vụ cao hơn.

LẦM TƯỞNG SỐ 1: SỐ NĂM LÀM VIỆC = SỐ NĂM KINH NGHIỆM

Đây là quan điểm đầu tiên mà Linh thấy không phải lúc nào cũng đúng. Việc bạn đến công ty đều đặn mỗi ngày và ngồi lại ở văn phòng đến hết giờ làm trong nhiều năm không có nghĩa là bạn có nhiều kinh nghiệm. Mọi người vẫn luôn lầm tưởng như vậy. Linh đã từng phỏng vấn nhiều bạn nói rằng có đến 6 - 7 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, những gì các bạn biết chỉ là công việc cần làm mà không xác định được tại sao mình phải làm việc đó. Phạm vi hiểu biết này là một lỗ hổng không nên có ở những nhân viên đạt 6 - 7 năm kinh nghiệm. Vì với số năm kinh nghiệm thực tế như vậy, bạn cần có cái nhìn từ chi tiết đến tổng quát và trả lời được câu hỏi “vì sao” cho mọi việc mình đang làm.

Nói tóm lại, kinh nghiệm làm việc không phụ thuộc thời gian đi làm của bạn mà phụ thuộc vào những gì bạn đã làm ở công ty trong thời gian đó. Bạn cần biết được tổng quát nhiệm vụ cần làm của mình. Nó có liên quan đến những bộ phận khác không? Tác động của nó đối với những đồng nghiệp khác ra sao? Rồi những gì bạn đang làm sẽ ảnh hưởng đến công ty như thế nào? Nếu bạn ở vị trí Giám đốc trở lên thì bạn cần suy nghĩ thêm làm thế nào để nào để công ty có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, hoặc những suy nghĩ tương tự như vậy. 

Nói tóm lại, kinh nghiệm làm việc không phụ thuộc thời gian đi làm của bạn mà phụ thuộc vào những gì bạn đã làm ở công ty trong thời gian đó. Bạn cần biết được tổng quát nhiệm vụ cần làm của mình. Nó có liên quan đến những bộ phận khác không? Tác động của nó đối với những đồng nghiệp khác ra sao? Rồi những gì bạn đang làm sẽ ảnh hưởng đến công ty như thế nào? Nếu bạn ở vị trí Giám đốc trở lên thì bạn cần suy nghĩ thêm làm thế nào để nào để công ty có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, hoặc những suy nghĩ tương tự như vậy. 

Để những năm làm việc của mình thực sự trở thành số năm kinh nghiệm, bạn cần:


Kinh nghiệm làm việc không phụ thuộc thời gian đi làm của bạn mà phụ thuộc vào những gì bạn đã làm ở công ty trong thời gian đó

Diễn giả người Canna Robin S. Sharma có một câu nói mà Linh rất thích: “Cái giá của sự vĩ đại là trách nhiệm”. Trên thực tế, thông phải đợi đến khi trở thành một người quản lý thì bạn mới cần chú trọng đến yếu tố này. Dù bạn đang ở vị trí nào thì bạn cũng cần biết chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Khác biệt ở đây chính là trách nhiệm ở từng vị trí mà bạn đảm nhiệm. Vị trí càng cao, trách nhiệm sẽ càng lớn. Vậy nên điều đầu tiên bạn cần trang bị cho mình khi muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn là mở rộng khả năng chịu trách nhiệm của mình trong công việc.


Kinh nghiệm làm việc không phụ thuộc thời gian đi làm của bạn mà phụ thuộc vào những gì bạn đã làm ở công ty trong thời gian đó.

a. Đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn

Việc rời khỏi vùng an toàn có thể khiến bạn không quen hay khó chịu đôi chút trong thời gian đầu. Nhưng đó là cách hiệu quả để giúp bạn đưa bản thân đi xa hơn và học hỏi được nhiều kinh nghiệm mới mẻ. 

Cách cụ thể mà Linh thường làm là sẽ hẹn cà phê hoặc trao đổi thư từ với một số người trong công ty, ở các vị trí khác nhau để được trò chuyện với họ khi có cơ hội. Khi đi làm ở một công ty lớn, thường sẽ có danh sách địa chỉ email của tất cả nhân viên để mọi người liên hệ và trao đổi công việc khi cần thiết. Từ đó, bạn có thể gửi email cho những đồng nghiệp mà bạn hoàn toàn chưa biết họ để hẹn gặp gỡ và trò chuyện. Trong đó bao gồm cả những người làm khác khu vực với bạn, ví dụ bạn làm việc ở Hồ Chí Minh và người bạn muốn kết nối làm việc ở văn phòng Đà Nẵng.

Tác giả người Mỹ Neale Donald Walsch từng phát biểu: “Cuộc sống thực sự bắt đầu khi bạn sắp bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân”. Lời khuyên của Linh là bạn hãy cứ mạnh dạn làm quen và trò chuyện với những người ở nhiều vai trò trong công ty, kể cả cùng hay khác chức danh với bạn. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về văn hoá công ty, quy trình làm việc, hay vai trò của từng bộ phận đóng góp vào thành công chung của cả công ty như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch và định hướng chính xác cho các nhiệm vụ của mình.

b. Ghi xuống tất cả những điều mình không biết

Trong một ngày bạn sẽ gặp gỡ nhiều người khác nhau trong lúc làm việc hoặc các buổi họp. Khi mọi người đang nói chuyện với nhau về một dự án hay một khái niệm nào đó mà bạn chưa nghe qua hoặc chưa hiểu thì hãy lập tức ghi lại. Vì ngay lúc mọi người đang trao đổi cùng nhau, bạn khó có thể hỏi lại và nhờ người ta giải thích chi tiết nếu điều đó không quá quan trọng. Vậy nên giải pháp là bạn hãy ghi lại tất cả những gì mình chưa rõ và muốn tìm hiểu thêm. Sau khi kết thúc cuộc họp, bạn đã có một danh sách về những điều mình còn thắc mắc. Lúc này, bạn có thể tra cứu Google nếu gặp một khái niệm mới hoặc trò chuyện với đồng nghiệp để nhờ họ giải đáp thắc mắc. Bằng cách này, bạn không chỉ đang mở rộng tầm hiểu biết mà còn tạo ấn tượng với những người xung quanh về tinh thần học hỏi của mình.

LẦM TƯỞNG SỐ 2: LÀM VIỆC GIỎI GIANG TRONG THỜI GIAN DÀI SẼ ĐƯỢC THĂNG CHỨC

Quan điểm thứ 2 mà Linh cũng cảm thấy không hoàn toàn đúng nhưng rất nhiều người mắc phải là: Nếu tôi làm việc rất tốt, rất xuất sắc trong thời gian dài thì tôi sẽ được thăng chức.

Nếu bạn làm một công việc trong thời gian rất dài, ví dụ là 6 - 10 năm thì Linh nghĩ là… bạn đã ở đó quá lâu rồi. Thông thường trong các công ty, một nhân viên sẽ ở một vị trí trong khoảng 2 - 3 năm. Khi bạn ở một vị trí hơn 3 năm thì bạn đã làm công việc của mình một cách khá dễ dàng, vì bạn đã rất quen thuộc với nó. Nhưng một điều bạn cần lưu ý là, khi mọi thứ trở nên dễ dàng nghĩa là công việc của bạn sẽ ít đi những thử thách mới. Điều này dẫn đến việc bạn dành ít nỗ lực hơn cho công việc. Theo đó, những điều bạn có thể học hỏi thêm cũng ngày càng thu hẹp lại.

Linh biết rằng chúng ta đều sẽ luôn nỗ lực khi đi làm để công việc được thuận lợi và ít phát sinh vấn đề. Linh cũng biết một trong những mục đích quan trọng khi chúng ta đi làm là duy trì các khoản tài chính cá nhân để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, phát triển bản thân và hoạch định về lộ trình thăng tiến của mình là một yếu tố quan trọng mà bạn cần nghĩ đến ngay khi vừa bắt đầu đi làm. Vậy nên cho dù đang ở vị trí công việc nào, bạn cần luôn tự nhắc nhở mình đừng chỉ đi làm cho có. Hãy “đòi hỏi” nhiều nhiệm vụ hơn, sẵn sàng với nhiều thử thách mới mẻ trong công việc hằng ngày của mình. Khi đó, kỹ năng của bạn sẽ không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện. Và với nền tảng như vậy, bạn sẽ dễ dàng có được vị trí cao hơn, đạt được mức tài chính tốt hơn so với kỳ vọng ban đầu.

LẦM TƯỞNG SỐ 3: SẾP SẼ THẤY ĐƯỢC NHỮNG GÌ BẠN LÀM

Với Linh, tư duy này trong phần lớn trường hợp sẽ khiến bạn thất vọng. Vì những người sếp thường rất bận rộn nên sẽ không có thời gian quan sát chi tiết công việc của bạn. Vậy nên, nếu bạn đang làm công việc gì hay đã hoàn thành một dự án nào đó, hãy chia sẻ trực tiếp với sếp của bạn. Đồng thời bạn cũng hãy luôn để mình hiện diện trong các công việc của công ty.

Có 3 cách hiệu quả để bạn thể hiện sự có mặt và đóng góp của mình là:

(1) Hãy tìm hiểu về những phương pháp giúp tối ưu hoá hay tự động hóa quy trình làm việc của bạn để tiết kiệm thời gian.

(2) Khi có thời gian, bạn nên giúp đỡ những đồng nghiệp khác hoặc xung phong đảm nhận một dự án mới của công ty. Đây là cách gián tiếp để bạn cho mọi người thấy được sự có mặt và đóng góp của bạn vào kết quả chung của tập thể.

(3) Bạn cần có một buổi cập nhật định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng) với người quản lý trực tiếp để chia sẻ về các công việc của mình và những kết quả đạt được. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng ngần ngại trình bày những vấn đề mà bạn nghĩ công ty đang gặp phải và đề xuất giải pháp phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt cấp trên nhờ khả năng bao quát công việc của mình.

Lời kết


Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.

- Niels Bohr

Nhà Vật lý học Đan Mạch Niels Bohr từng nói: “Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.” Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong một thời gian dài mà vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề của mình, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi chiều hướng suy nghĩ. Giống như việc nhiều bạn có thể mắc phải 3 suy nghĩ sai lầm mà Linh vừa chia sẻ ở trên và không hiểu vì sao mình luôn cố gắng mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn. Sau khi đọc đến đây, bạn hãy thử thiết lập lại những tư duy mới về công việc, qua đó hoạch định lộ trình thăng tiến cho mình nhé.


Nhà Vật lý học Đan Mạch Niels Bohr từng nói: “Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.” Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong một thời gian dài mà vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề của mình, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi chiều hướng suy nghĩ. Giống như việc nhiều bạn có thể mắc phải 3 suy nghĩ sai lầm mà Linh vừa chia sẻ ở trên và không hiểu vì sao mình luôn cố gắng mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn. Sau khi đọc đến đây, bạn hãy thử thiết lập lại những tư duy mới về công việc, qua đó hoạch định lộ trình thăng tiến cho mình nhé.


Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.

- Niels Bohr

Nhà Vật lý học Đan Mạch Niels Bohr từng nói: “Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.” Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong một thời gian dài mà vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề của mình, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi chiều hướng suy nghĩ. Giống như việc nhiều bạn có thể mắc phải 3 suy nghĩ sai lầm mà Linh vừa chia sẻ ở trên và không hiểu vì sao mình luôn cố gắng mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn. Sau khi đọc đến đây, bạn hãy thử thiết lập lại những tư duy mới về công việc, qua đó hoạch định lộ trình thăng tiến cho mình nhé.