3 Tư Duy Quan Trọng Nhất Để x10 Chất Lượng Prompt
Khi đi học, tất cả chúng ta được dạy để trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất, trong thời gian ngắn nhất. Người giỏi nhất là người có câu trả lời chính xác nhất. Và những công cụ như ChatGPT xuất hiện, làm thay đổi cuộc chơi. Thay vì là người trả lời giỏi nhất, bây giờ bạn phải là người hỏi giỏi nhất. Bạn phải hỏi, để AI làm việc cho bạn. Hay nói cách khác, chất lượng công việc của bạn phụ thuộc nhiều hơn vào cách bạn ra lệnh cho AI.
Nhưng làm thế nào để thay đổi từ NGƯỜI TRẢ LỜI GIỎI thành NGƯỜI HỎI GIỎI? Bạn đã sẵn sàng để dẫn đầu trong thời đại mới của AI chưa?
1. Tạo Sao Cần Bắt Đầu Từ Việc Thay Đổi Tư Duy?
2. Tư Duy Cá Nhân Hoá
(1) Đầu tiên là tư duy cá nhân hoá thông tin mà bạn muốn nhận được từ ChatGPT.
Hãy tưởng tượng, nếu cùng mô tả về chiếc máy tính Macbook cho một em bé 5 tuổi, một nhân viên Marketing sáng tạo, và 1 bạn phòng kỹ thuật, bạn có nói cùng một nội dung không? Tất nhiên là không, đúng không? Với mỗi người nghe khác nhau, chúng ta sẽ có cách phản hồi khác nhau. Tương tự như vậy, nếu bạn cung cấp thêm thông tin về bản thân, ChatGPT sẽ điều chỉnh câu trả lời dựa vào mức độ hiểu biết và mối quan tâm của bạn tốt hơn.
Với mỗi người nghe khác nhau, ChatGPT sẽ có cách phản hồi khác nhau
Các bạn có thể thấy ở đây, (1) nếu bạn là một em bé 5 tuổi, ChatGPT sẽ mô tả Macbook tương tự như chiếc iPad có bàn phím và màn hình lớn hơn. (2) Nếu bạn làm Marketing, nó sẽ nhấn mạnh về độ sắc nét của màn hình Retina. Và (3) nếu bạn là dân kỹ thuật, nó sẽ nói về cấu hình của máy.
Nói tóm lại, để nhận được câu trả lời cụ thể cho tình huống của mình, hãy cá nhân hóa câu hỏi hay câu lệnh prompt của bạn. Làm sao làm được điều này?
Hãy nhớ lại cấu trúc của một câu prompt mà chúng ta đã tìm hiểu trong tập trước. Một prompt sẽ bao gồm 5 yếu tố chính. Và để ChatGPT điều chỉnh câu trả lời cá nhân hoá hơn, bạn cần cung cấp thêm Bối cảnh cho nó. Nếu bạn chưa biết về khái niệm này, hãy đọc lại bài viết: Tư Duy Viết Prompt Cho Người Mới Bắt Đầu (Trọn bộ + Dễ hiểu) Đây là một bài viết rất quan trọng, cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc để hiểu cốt lõi của 1 prompt.
5 yếu tố chính của một prompt
(2) Tiếp theo, hãy xem ví dụ của việc cá nhân hoá prompt bằng việc bổ sung Bối cảnh.
(a) Trường hợp đầu tiên, thay vì hỏi ngắn gọn "Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị?", Linh sẽ nói với ChatGPT là: "Tôi đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Chúng tôi sắp ra mắt một ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em từ 5 đến 8 tuổi. Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm thu hút phụ huynh và giáo viên?”. Hai câu hỏi này có gì khác nhau?
Kết quả ChatGPT trả về cho 2 câu hỏi
Các bạn có thấy là ở câu prompt thứ hai, chúng ta được đề xuất hướng hành động cụ thể hơn. Thay vì chỉ nói chung chung là “Tạo nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng", ChatGPT cho bạn biết rõ “nội dung có giá trị" đó là gì. Đó là “Blog, video, ebooks về lợi ích của việc học tiếng Anh sớm mà cách ứng dụng của bạn có thể hỗ trợ quá trình học tập này".
(2) Trường hợp thứ hai, khi yêu cầu ChatGPT tóm tắt bất kỳ nội dung nào, ví dụ một báo cáo chuyên ngành, đừng chỉ nói “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm". Bạn nên nói nói: “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm và chỉ ra các nội dung hữu ích cho tôi với vai trò là A,B,C gì đó". Vai trò này có thể là chức danh, chuyên môn, hay trách nhiệm trong công việc của bạn. Như ở đây Linh sẽ nói là: “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm và chỉ ra 5 nội dung hữu ích nhất cho tôi - với vai trò là Trưởng phòng Marketing của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang may đo cho người trên 50 tuổi”. Các bạn có thể thấy ở đây Linh đã nhận được một vài đề xuất hành động. Từ đó, Linh sẽ tiếp tục hỏi sâu hơn về những đề xuất mà Linh quan tâm.
Một vài đề xuất hành động từ ChatGPT
Những đề xuất của ChatGPT có hữu ích không? Có lúc có, lúc không 🙂. Chúng ta sẽ cần lọc chọn để đưa ra quyết định. Nhưng nó tốt vì ít nhất ChatGPT có thể đề xuất những điều mà bạn chưa biết. Đó là điều giúp bạn học hỏi! Điều quan trọng ở đây bạn cần nhớ là hãy tập thói quen cá nhân hóa câu lệnh prompt của mình bằng cách bổ sung Bối cảnh để ChatGPT đưa ra câu trả lời phù hợp hơn với bạn.
3. Tư Duy Đặt Câu Hỏi Ngược
Tư duy thứ hai, cũng là tư duy mà Linh luôn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là: Bạn chưa biết những gì mình chưa biết, và mỗi ngày đều là cơ hội mới để khám phá thêm. Thay vì là người luôn hỏi ChatGPT, tại sao không thử hỏi ngược lại nó?
Một sai lầm mà phần lớn mọi người mắc phải là muốn có một câu trả lời hoàn hảo ngay từ prompt đầu tiên. Làm sao làm được điều này? Khi giao việc cho một người khác, nếu bạn muốn người đó làm đúng yêu cầu của mình, thì yêu cầu của bạn phải rất cụ thể và chi tiết. Và bạn phải cung cấp đủ tài liệu, công cụ để người đó thực hiện. Thấy là cần rất nhiều nỗ lực đúng không?
Có một cách đơn giản mà không cần nhiều công sức của bạn, đó là bổ sung thêm 1 câu vào cuối prompt đầu tiên. Đó là: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Ở đây Linh chọn 3 câu vì ít hơn thì không đủ chi tiết, nhưng nhiều hơn thì ChatGPT có thể đặt ra những câu hỏi dư thừa. Nói chung là không có một con số nào cụ thể. Nếu muốn chi tiết, bạn có thể tăng số lượng câu hỏi lên 5, 7 câu.
Chúng ta sẽ dùng lại câu prompt hỏi cách cải thiện chiến lược tiếp thị ở phần đầu bài viết. Linh sẽ bổ sung thêm câu hỏi ngược mà chúng ta vừa học.
Tôi đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Chúng tôi sắp ra mắt một ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em từ 5 đến 8 tuổi. Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm thu hút phụ huynh và giáo viên? Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.
3 câu hỏi mà ChatGPT đưa ra
Thấy là 3 câu hỏi mà ChatGPT đưa ra cũng khá tốt đúng không? Linh sẽ thử trả lời ngắn gọn. Khi nhìn hai câu trả lời này, cảm giác là câu trả lời có câu hỏi ngược sẽ thực tế hơn nhiều. Chúng ta thấy rõ là trong chiến lược đề xuất đã có một nhóm khách hàng cụ thể, một sản phẩm với tính năng cụ thể, và các kênh truyền thông cụ thể.
ChatGPT đã đề xuất chiến lược cụ thể hơn
Từ hôm nay, mỗi khi mở đầu một cuộc trò chuyện nào với ChatGPT, các bạn nhớ bổ sung ở cuối prompt câu sau: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Nhắc lại một lần nữa: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Để mình không quên thì các bạn hãy gõ câu nói này vào phần bình luận để tất cả chúng ta đều ghi nhớ và học thuộc nó nhé. Các bạn có thể gõ nhiều lần, nhiều đến mức mình sẽ không thể quên được (cười).
4. Tư Duy Phản Biện
Có một ý tưởng tốt, một câu trả lời tốt thì rất hay. Nhưng đó là bạn thấy hay. Nó mới chỉ là một góc nhìn. Tư duy phản biện cho phép bạn thách thức những ý tưởng mới, đặt từng ý tưởng trước mặt như một khối rubik, và xoay nó theo nhiều chiều.
Khi bạn có một ý tưởng, hoặc khi bạn nhận được một câu trả lời từ ChatGPT, hãy thử hỏi lại nó: “Đóng vai trò là một nhà phê bình nghiêm khắc, hãy đánh giá ý tưởng này, hay câu trả lời này, và thuyết phục tôi tại sao nó tốt hoặc không tốt".
Trở lại với ví dụ về cách cải thiện chiến lược tiếp thị, ChatGPT đã đề xuất một vài ý tưởng cho chúng ta. Giả sử Linh thấy ý tưởng chương trình dùng thử miễn phí khá thú vị, và Linh đang cân nhắc để thực hiện. Linh sẽ yêu cầu ChatGPT đánh giá ý tưởng này. Ở đây, ChatGPT chỉ ra 3 điểm tốt và 3 điểm hạn chế của ý tưởng trên. Sau đó, ChatGPT còn tiếp tục đề xuất cách để tăng hiệu quả chương trình. Và bạn có thể dựa vào các phân tích nhận được để suy nghĩ sâu hơn.
ChatGPT chỉ ra 3 điểm tốt và 3 điểm hạn chế của ý tưởng
Đó là khi bạn chỉ có một ý tưởng. Nếu bạn có nhiều ý tưởng hay lựa chọn thì sao? Tất nhiên bạn cũng có thể hỏi ChatGPT để nó đưa ra đánh giá và lựa chọn cho bạn tham khảo. Đây là một kỹ thuật mà chúng ta đã thực hành trong tập Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT. Các bạn còn nhớ case study về Hoàng, một Senior Digital Marketing Executive đang tìm kiếm công việc mới không? Hoàng đã dùng ChatGPT để phân tích CV của bản thân và các mô tả công việc của rất nhiều công ty. Sau đó, Hoàng nhờ ChatGPT tiếp tục đánh giá công ty mà mình nên ứng tuyển vào. Bây giờ, hãy phân tích prompt mà Hoàng đã dùng. Hoàng đã yêu cầu ChatGPT chọn ra 2 công ty tiềm năng nhất, sau đó phân tích vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của bạn ấy. “Trong các mô tả công việc trên, đề xuất 2 công ty bạn thấy tiềm năng nhất. Và phân tích chi tiết vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của anh ấy.”
Những phân tích của ChatGPT
Như các bạn có thể thấy, dựa vào những phân tích của ChatGPT, Hoàng sẽ có thêm thông tin và lý lẽ để ra quyết định. Đây là một tư duy rất quan trọng mà bạn có thể áp dụng rất nhiều vào công việc và cuộc sống của mình. Hãy thực hành thường xuyên nha!
Lời kết
Khi thành lập Skills Bridge, Linh và đội ngũ thật sự tin rằng: Kỹ năng nào cũng học được, và Kỹ năng nào cũng dạy được. Tương tự, việc chuyển từ người trả lời giỏi sang người hỏi giỏi là hoàn toàn khả thi. Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu. Bắt đầu thay đổi tư duy, bắt đầu áp dụng cách làm mới vào công việc của mình, và bắt đầu chia sẻ điều mình biết cho những người khác.
Hãy cùng ôn lại 3 tư duy mà chúng ta đã học hôm nay để có thể viết prompt tốt hơn. Đó là Tư duy Cá nhân hoá, Tư duy Đặt câu hỏi ngược, và Tư duy Phản biện. Nếu bạn muốn học hỏi thêm, hãy tìm kiếm các từ khóa này trên Google hoặc YouTube. Đây là bước tiếp theo tốt nhất khi bạn được giới thiệu một khái niệm mới. Và đừng quên chia sẻ nội dung này đến các bạn khác để chúng ta có thể học hỏi cùng nhau.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
3 Tư Duy Quan Trọng Nhất Để x10 Chất Lượng Prompt
Khi đi học, tất cả chúng ta được dạy để trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất, trong thời gian ngắn nhất. Người giỏi nhất là người có câu trả lời chính xác nhất. Và những công cụ như ChatGPT xuất hiện, làm thay đổi cuộc chơi. Thay vì là người trả lời giỏi nhất, bây giờ bạn phải là người hỏi giỏi nhất. Bạn phải hỏi, để AI làm việc cho bạn. Hay nói cách khác, chất lượng công việc của bạn phụ thuộc nhiều hơn vào cách bạn ra lệnh cho AI.
Nhưng làm thế nào để thay đổi từ NGƯỜI TRẢ LỜI GIỎI thành NGƯỜI HỎI GIỎI? Bạn đã sẵn sàng để dẫn đầu trong thời đại mới của AI chưa?
1. Tạo Sao Cần Bắt Đầu Từ Việc Thay Đổi Tư Duy?
2. Tư Duy Cá Nhân Hoá
(1) Đầu tiên là tư duy cá nhân hoá thông tin mà bạn muốn nhận được từ ChatGPT.
Hãy tưởng tượng, nếu cùng mô tả về chiếc máy tính Macbook cho một em bé 5 tuổi, một nhân viên Marketing sáng tạo, và 1 bạn phòng kỹ thuật, bạn có nói cùng một nội dung không? Tất nhiên là không, đúng không? Với mỗi người nghe khác nhau, chúng ta sẽ có cách phản hồi khác nhau. Tương tự như vậy, nếu bạn cung cấp thêm thông tin về bản thân, ChatGPT sẽ điều chỉnh câu trả lời dựa vào mức độ hiểu biết và mối quan tâm của bạn tốt hơn.
Với mỗi người nghe khác nhau, ChatGPT sẽ có cách phản hồi khác nhau
Các bạn có thể thấy ở đây, (1) nếu bạn là một em bé 5 tuổi, ChatGPT sẽ mô tả Macbook tương tự như chiếc iPad có bàn phím và màn hình lớn hơn. (2) Nếu bạn làm Marketing, nó sẽ nhấn mạnh về độ sắc nét của màn hình Retina. Và (3) nếu bạn là dân kỹ thuật, nó sẽ nói về cấu hình của máy.
Nói tóm lại, để nhận được câu trả lời cụ thể cho tình huống của mình, hãy cá nhân hóa câu hỏi hay câu lệnh prompt của bạn. Làm sao làm được điều này?
Hãy nhớ lại cấu trúc của một câu prompt mà chúng ta đã tìm hiểu trong tập trước. Một prompt sẽ bao gồm 5 yếu tố chính. Và để ChatGPT điều chỉnh câu trả lời cá nhân hoá hơn, bạn cần cung cấp thêm Bối cảnh cho nó. Nếu bạn chưa biết về khái niệm này, hãy đọc lại bài viết: Tư Duy Viết Prompt Cho Người Mới Bắt Đầu (Trọn bộ + Dễ hiểu) Đây là một bài viết rất quan trọng, cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc để hiểu cốt lõi của 1 prompt.
5 yếu tố chính của một prompt
(2) Tiếp theo, hãy xem ví dụ của việc cá nhân hoá prompt bằng việc bổ sung Bối cảnh.
(a) Trường hợp đầu tiên, thay vì hỏi ngắn gọn "Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị?", Linh sẽ nói với ChatGPT là: "Tôi đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Chúng tôi sắp ra mắt một ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em từ 5 đến 8 tuổi. Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm thu hút phụ huynh và giáo viên?”. Hai câu hỏi này có gì khác nhau?
Kết quả ChatGPT trả về cho 2 câu hỏi
Các bạn có thấy là ở câu prompt thứ hai, chúng ta được đề xuất hướng hành động cụ thể hơn. Thay vì chỉ nói chung chung là “Tạo nội dung có giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng", ChatGPT cho bạn biết rõ “nội dung có giá trị" đó là gì. Đó là “Blog, video, ebooks về lợi ích của việc học tiếng Anh sớm mà cách ứng dụng của bạn có thể hỗ trợ quá trình học tập này".
(2) Trường hợp thứ hai, khi yêu cầu ChatGPT tóm tắt bất kỳ nội dung nào, ví dụ một báo cáo chuyên ngành, đừng chỉ nói “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm". Bạn nên nói nói: “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm và chỉ ra các nội dung hữu ích cho tôi với vai trò là A,B,C gì đó". Vai trò này có thể là chức danh, chuyên môn, hay trách nhiệm trong công việc của bạn. Như ở đây Linh sẽ nói là: “Hãy tóm tắt nội dung đính kèm và chỉ ra 5 nội dung hữu ích nhất cho tôi - với vai trò là Trưởng phòng Marketing của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang may đo cho người trên 50 tuổi”. Các bạn có thể thấy ở đây Linh đã nhận được một vài đề xuất hành động. Từ đó, Linh sẽ tiếp tục hỏi sâu hơn về những đề xuất mà Linh quan tâm.
Một vài đề xuất hành động từ ChatGPT
Những đề xuất của ChatGPT có hữu ích không? Có lúc có, lúc không 🙂. Chúng ta sẽ cần lọc chọn để đưa ra quyết định. Nhưng nó tốt vì ít nhất ChatGPT có thể đề xuất những điều mà bạn chưa biết. Đó là điều giúp bạn học hỏi! Điều quan trọng ở đây bạn cần nhớ là hãy tập thói quen cá nhân hóa câu lệnh prompt của mình bằng cách bổ sung Bối cảnh để ChatGPT đưa ra câu trả lời phù hợp hơn với bạn.
3. Tư Duy Đặt Câu Hỏi Ngược
Tư duy thứ hai, cũng là tư duy mà Linh luôn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là: Bạn chưa biết những gì mình chưa biết, và mỗi ngày đều là cơ hội mới để khám phá thêm. Thay vì là người luôn hỏi ChatGPT, tại sao không thử hỏi ngược lại nó?
Một sai lầm mà phần lớn mọi người mắc phải là muốn có một câu trả lời hoàn hảo ngay từ prompt đầu tiên. Làm sao làm được điều này? Khi giao việc cho một người khác, nếu bạn muốn người đó làm đúng yêu cầu của mình, thì yêu cầu của bạn phải rất cụ thể và chi tiết. Và bạn phải cung cấp đủ tài liệu, công cụ để người đó thực hiện. Thấy là cần rất nhiều nỗ lực đúng không?
Có một cách đơn giản mà không cần nhiều công sức của bạn, đó là bổ sung thêm 1 câu vào cuối prompt đầu tiên. Đó là: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Ở đây Linh chọn 3 câu vì ít hơn thì không đủ chi tiết, nhưng nhiều hơn thì ChatGPT có thể đặt ra những câu hỏi dư thừa. Nói chung là không có một con số nào cụ thể. Nếu muốn chi tiết, bạn có thể tăng số lượng câu hỏi lên 5, 7 câu.
Chúng ta sẽ dùng lại câu prompt hỏi cách cải thiện chiến lược tiếp thị ở phần đầu bài viết. Linh sẽ bổ sung thêm câu hỏi ngược mà chúng ta vừa học.
Tôi đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Chúng tôi sắp ra mắt một ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em từ 5 đến 8 tuổi. Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm thu hút phụ huynh và giáo viên? Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.
3 câu hỏi mà ChatGPT đưa ra
Thấy là 3 câu hỏi mà ChatGPT đưa ra cũng khá tốt đúng không? Linh sẽ thử trả lời ngắn gọn. Khi nhìn hai câu trả lời này, cảm giác là câu trả lời có câu hỏi ngược sẽ thực tế hơn nhiều. Chúng ta thấy rõ là trong chiến lược đề xuất đã có một nhóm khách hàng cụ thể, một sản phẩm với tính năng cụ thể, và các kênh truyền thông cụ thể.
ChatGPT đã đề xuất chiến lược cụ thể hơn
Từ hôm nay, mỗi khi mở đầu một cuộc trò chuyện nào với ChatGPT, các bạn nhớ bổ sung ở cuối prompt câu sau: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Nhắc lại một lần nữa: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.” Để mình không quên thì các bạn hãy gõ câu nói này vào phần bình luận để tất cả chúng ta đều ghi nhớ và học thuộc nó nhé. Các bạn có thể gõ nhiều lần, nhiều đến mức mình sẽ không thể quên được (cười).
4. Tư Duy Phản Biện
Có một ý tưởng tốt, một câu trả lời tốt thì rất hay. Nhưng đó là bạn thấy hay. Nó mới chỉ là một góc nhìn. Tư duy phản biện cho phép bạn thách thức những ý tưởng mới, đặt từng ý tưởng trước mặt như một khối rubik, và xoay nó theo nhiều chiều.
Khi bạn có một ý tưởng, hoặc khi bạn nhận được một câu trả lời từ ChatGPT, hãy thử hỏi lại nó: “Đóng vai trò là một nhà phê bình nghiêm khắc, hãy đánh giá ý tưởng này, hay câu trả lời này, và thuyết phục tôi tại sao nó tốt hoặc không tốt".
Trở lại với ví dụ về cách cải thiện chiến lược tiếp thị, ChatGPT đã đề xuất một vài ý tưởng cho chúng ta. Giả sử Linh thấy ý tưởng chương trình dùng thử miễn phí khá thú vị, và Linh đang cân nhắc để thực hiện. Linh sẽ yêu cầu ChatGPT đánh giá ý tưởng này. Ở đây, ChatGPT chỉ ra 3 điểm tốt và 3 điểm hạn chế của ý tưởng trên. Sau đó, ChatGPT còn tiếp tục đề xuất cách để tăng hiệu quả chương trình. Và bạn có thể dựa vào các phân tích nhận được để suy nghĩ sâu hơn.
ChatGPT chỉ ra 3 điểm tốt và 3 điểm hạn chế của ý tưởng
Đó là khi bạn chỉ có một ý tưởng. Nếu bạn có nhiều ý tưởng hay lựa chọn thì sao? Tất nhiên bạn cũng có thể hỏi ChatGPT để nó đưa ra đánh giá và lựa chọn cho bạn tham khảo. Đây là một kỹ thuật mà chúng ta đã thực hành trong tập Chiến Lược Luyện Tập Phỏng Vấn Với ChatGPT. Các bạn còn nhớ case study về Hoàng, một Senior Digital Marketing Executive đang tìm kiếm công việc mới không? Hoàng đã dùng ChatGPT để phân tích CV của bản thân và các mô tả công việc của rất nhiều công ty. Sau đó, Hoàng nhờ ChatGPT tiếp tục đánh giá công ty mà mình nên ứng tuyển vào. Bây giờ, hãy phân tích prompt mà Hoàng đã dùng. Hoàng đã yêu cầu ChatGPT chọn ra 2 công ty tiềm năng nhất, sau đó phân tích vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của bạn ấy. “Trong các mô tả công việc trên, đề xuất 2 công ty bạn thấy tiềm năng nhất. Và phân tích chi tiết vì sao vị trí đó phù hợp với Hoàng và định hướng phát triển của anh ấy.”
Những phân tích của ChatGPT
Như các bạn có thể thấy, dựa vào những phân tích của ChatGPT, Hoàng sẽ có thêm thông tin và lý lẽ để ra quyết định. Đây là một tư duy rất quan trọng mà bạn có thể áp dụng rất nhiều vào công việc và cuộc sống của mình. Hãy thực hành thường xuyên nha!
Lời kết
Khi thành lập Skills Bridge, Linh và đội ngũ thật sự tin rằng: Kỹ năng nào cũng học được, và Kỹ năng nào cũng dạy được. Tương tự, việc chuyển từ người trả lời giỏi sang người hỏi giỏi là hoàn toàn khả thi. Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu. Bắt đầu thay đổi tư duy, bắt đầu áp dụng cách làm mới vào công việc của mình, và bắt đầu chia sẻ điều mình biết cho những người khác.
Hãy cùng ôn lại 3 tư duy mà chúng ta đã học hôm nay để có thể viết prompt tốt hơn. Đó là Tư duy Cá nhân hoá, Tư duy Đặt câu hỏi ngược, và Tư duy Phản biện. Nếu bạn muốn học hỏi thêm, hãy tìm kiếm các từ khóa này trên Google hoặc YouTube. Đây là bước tiếp theo tốt nhất khi bạn được giới thiệu một khái niệm mới. Và đừng quên chia sẻ nội dung này đến các bạn khác để chúng ta có thể học hỏi cùng nhau.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.