Tự Động CẤU TRÚC Mọi Thông Tin Với ChatGPT (Mindmap & Flowchart)

Chỉ cài đặt 1 plugin và nạp thêm 1 tư duy mới là bạn có thể cấu trúc mọi thông tin chỉ trong 10 giây, tự tin trình bày ý tưởng với sếp, và tăng hiệu suất công việc lên gấp đôi. Linh tin sau khi học được chiêu này, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Và quan trọng, đây là một quy trình mà bạn có thể thực hiện với công cụ hoàn toàn miễn phí.

Bài viết này sẽ giúp gì cho sự nghiệp của bạn? Linh sẽ nói là nó giúp bạn giao tiếp thông minh và tự tin hơn. Khi Linh nói chuyện với một vài bạn trẻ, sai lầm các bạn hay mắc phải là bắt đầu với các chi tiết nhỏ rồi mới đưa ra đề xuất. Đúng là các sếp sẽ thích điều này. Nhưng nếu đó chỉ là những chi tiết hay đề xuất ngẫu nhiên thì sếp sẽ không thích. Việc này giống như bạn đi mua một vài tờ vé số rồi hy vọng sẽ trúng thưởng vậy. Nó không có cơ sở nào để người ta tin mình cả. Thật sự thì người quản lý sẽ không có đủ thời gian nghe toàn bộ những ý dài dòng, rời rạc của bạn. Thậm chí, nó còn khiến Linh nghi ngờ khả năng tự suy nghĩ của bạn nữa. Linh chỉ muốn biết tổng quan công việc là gì. Vai trò của bạn là xem xét hết tất cả thông tin, nghiên cứu và lọc ra những yếu tố quan trọng nhất, rồi phân tích và trình bày với mình. Mục tiêu là giúp người nghe dễ dàng nắm bắt thông tin để ra quyết định nhanh chóng.

Làm sao làm được điều này? Đó là bạn phải biết cơ cấu phần trình bày của mình. Theo một nghiên cứu, người nghe sẽ ghi nhớ thông tin được cấu trúc tốt hơn đến 40% so với thông tin được trình bày tự do. Về phía bạn, nội dung trình bày có cấu trúc sẽ giúp bạn nhớ lại những gì định nói. Ngay cả khi bạn quên các chi tiết, bạn vẫn có một dàn ý chung để điều chỉnh phần trình bày đi đúng hướng.

Nội dung này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi đi tiếp, Linh muốn giới thiệu khóa học AI Productivity dành cho DOANH NGHIỆP.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để đột phá hiệu suất làm việc và giải quyết các thách thức của doanh nghiệp, khóa học 'AI Productivity - x10 hiệu suất doanh nghiệp' chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

Với khóa học này, đội ngũ của bạn sẽ được trang bị tư duy làm việc mới và học cách thành thạo 10 công cụ AI để tối ưu quy trình làm việc một cách thông minh. Từ đó, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển mới.

Trong tháng này, bạn có thể đăng ký khóa học AI Productivity cho doanh nghiệp với 2 hình thức:

1. Đăng ký từ 5 tài khoản trở lên để nhận ưu đãi từ 45%

Hoặc 2. Đăng ký chương trình đào tạo được thiết kế riêng theo nhu cầu doanh nghiệp

Nhấn vào link này để lựa chọn chương trình phù hợp cho doanh nghiệp và đội nhóm của bạn nhé! 

1. Sơ Đồ Tư Duy Và Sơ Đồ Quy Trình

Nhưng một văn bản có cấu trúc thôi là chưa đủ. Nếu nghe một thông tin, sau ba ngày, bạn chỉ nhớ được 10%. Nhưng nếu thông tin đó kèm theo sơ đồ hay hình ảnh, khả năng ghi nhớ sẽ tăng lên 65%. Gấp hơn 6 lần! Một con số rất ấn tượng đúng không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm việc với 2 sơ đồ chính là mindmap và flowchart. Hay còn gọi là sơ đồ tư duy và sơ đồ quy trình.
Khi trò chuyện với sếp, bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để trình bày kế hoạch, đề xuất ý tưởng cho một dự án một cách có hệ thống. Nếu muốn thiết kế quy trình hay phân luồng công việc, chúng ta sẽ dùng sơ đồ quy trình.

2. Whimsical - GPT Chuyên Vẽ Sơ Đồ Và Biểu Đồ

Trước khi tạo sơ đồ tư duy, sơ đồ quy trình trong ChatGPT, chúng ta sẽ thực hiện bước đầu tiên là cài đặt GPT chuyên vẽ sơ đồ và biểu đồ.

Trên giao diện ChatGPT, ở cột bên trái, bạn nhấp chọn “Khám phá GPT". Trong thanh tìm kiếm, gõ “Diagram". Linh đã dùng thử một vài GPT và thấy Whimsical Diagrams có khả năng cơ cấu thông tin và vẽ biểu đồ tốt nhất theo nhu cầu của mình. Vì vậy, Linh sẽ chọn GPT này. Một cửa sổ giới thiệu sẽ hiện ra. Sau đó “Bắt đầu đoạn chat".

  • HỘP HỌC HỎI

Có ba điều bạn cần lưu ý ở phần này.

Thứ nhất, sau khi cài đặt, GPT này sẽ xuất hiện ở thanh bên trái. Lần tới khi cần sử dụng, bạn chỉ cần nhấp chọn mà không phải thực hiện cài đặt từ đầu. Để biết mình đang dùng ChatGPT hay một GPT như Whimsical, hãy nhìn vào tên công cụ ở góc trái màn hình.

Thứ hai, ngoài sơ đồ tư duy và sơ đồ quy trình, Whimsical Diagrams còn có khả năng vẽ nhiều loại sơ đồ, biểu đồ khác nhau. Ví dụ như biểu đồ trình tự, biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, và thậm chí là biểu đồ gantt, hay bản đồ nhiệt.

Danh sách biểu đồ Whimsical có khả năng vẽ 

Trên thực tế, Whimsical có khả năng vẽ rất nhiều loại sơ đồ, biểu đồ từ đơn giản đến phức tạp. Linh đã thử hỏi và đây là danh sách các loại biểu đồ mà Whimsical có thể vẽ cho bạn. Và nếu bạn có dữ liệu hoặc biểu đồ cụ thể nào đó, bạn có thể gửi kèm hình ảnh để Whimsical tạo biểu đồ tương tự cho bạn như thế này.

Như các bạn có thể thấy, Whimsical sẽ vẽ một biểu đồ có logic đúng như logic của biểu đồ cũ, và có khả năng đọc đúng tên biểu đồ mà bạn vừa gửi. Đây là một điều rất tốt, vì bạn sẽ có cơ hội biết tên những biểu đồ mới mà mình chưa biết.

Whimsical tạo biểu đồ tương tự hình đính kèm

Ở đây có một hạn chế là Whimsical trên ChatGPT không thể tô đúng màu hay vẽ đúng thiết kế như bản gốc ngay từ đầu. Dẫn tới lưu ý thứ ba là bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa các biểu đồ này. Về cả nội dung và thiết kế theo mong muốn của mình. 

Có 2 cách để chỉnh sửa biểu đồ. Một là viết các câu prompt bổ sung. Cách này thích hợp nếu bạn chỉ có một vài chỉnh sửa đơn giản.

Hai là nhấp vào đường link “Xem và chỉnh sửa biểu đồ này trên Whimsical". Một tab mới trên trang Whimsical sẽ hiện ra. Giao diện này cho phép bạn thay đổi hình dáng biểu đồ, thêm ghi chú, thêm hình biểu tượng, và rất nhiều tính năng khác. Trong bài viết này, Linh sẽ không hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ứng dụng Whimsical. Các bạn chỉ cần nhớ là các biểu đồ do Whimsical tạo ra trên ChatGPT là có thể chỉnh sửa được.

3. Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

OK. Vậy là bạn đã cài đặt xong Whimsical Diagram trên ChatGPT và cũng hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của nó. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành phần tiếp theo, đó là dùng GPT này để vẽ sơ đồ tư duy đề xuất ý tưởng cho dự án mới.

Ví dụ, bạn là HR Director của một công ty bán lẻ có 200 nhân viên. Bạn muốn tăng kỹ năng AI cho toàn bộ nhân viên công ty thông qua việc học khóa học online và offline. Vì vậy, nhóm của bạn đã nghiên cứu 10 khoá học online và offline đang có trên thị trường. Sau đó, nhóm đã chọn ra 3 khoá học phù hợp nhất để mua. Sau khi học thử và so sánh cả 3 khoá, bạn quyết định chọn khoá AI Productivity. Bạn đã tổng hợp tất cả thông tin mình thu thập được thành một bản kế hoạch bằng chữ.

Dựa trên bảng kế hoạch bằng chữ này, Linh sẽ yêu cầu Whimsical vẽ sơ đồ tư duy để Linh trình bày kế hoạch với sếp. Linh sẽ nhấp vào biểu tượng Whimsical. Vì là sơ đồ nên Linh chỉ muốn dùng từ khoá, để mình dễ nhớ và nắm bắt được ý chính. Đây là câu trả lời mà Whimsical trả về.

Câu trả lời mà Whimsical trả về

Câu trả lời này có 2 phần: 

(1) Một là tóm tắt lại các ý chính từ bản kế hoạch. Các bạn thấy là thông tin đã được rút gọn và sắp xếp rất cấu trúc.

(2) Phần hai là sơ đồ tư duy. Thấy là cũng khá đầy đủ thông tin. Nhưng hai phần lý do này chưa đủ chi tiết như trong bảng kế hoạch. Linh sẽ thêm 1 câu prompt, yêu cầu thêm thông tin cho phần này. Các nhánh nhỏ đã được thêm vào, và nội dung cũng trở nên cụ thể hơn.

Các nhánh nhỏ đã được thêm vào

Lúc này thì sơ đồ tư duy hơi nhiều chữ. Ở phần giới thiệu 3 khoá học, có khá nhiều từ bị lặp lại. Ví dụ như “số lượng", “hình thức". Linh sẽ yêu cầu Whimsical lượt bỏ các từ thừa, lặp lại, nếu chúng không ảnh hưởng đến việc đọc hiểu nội dung. Đây là sơ đồ mà Linh nhận được. Nhìn gọn hơn rất nhiều, mà vẫn đầy đủ thông tin cần thiết.

Sơ đồ mới sau khi lược bỏ các từ thừa

Để thông tin dễ nhớ hơn, Linh sẽ bôi đậm và tô màu những nhánh mà mình muốn nhấn mạnh. Phần định dạng này, các bạn thực hiện trực tiếp trên Whimsical. Sau đó lưu lại hoặc xuất thành định dạng hình ảnh nếu cần.

  • HỘP HỌC HỎI

Vì sao bạn cần cơ cấu phần trình bày của bạn với sơ đồ tư duy Whimsical, thay vì chỉ đơn giản dùng các gạch đầu dòng với ChatGPT? Linh có 3 lý do.

(1) Thứ nhất, sơ đồ tư duy đem đến bạn cả góc nhìn tổng quan và chi tiết của bản kế hoạch. Đây là một kỹ năng rất quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên vị trí quản lý. Bạn không chỉ cần biết làm, mà còn phải biết phần tích, nhìn mọi thứ với góc nhìn mở rộng hơn.

(2) Thứ hai, cũng là một kỹ năng cần có cho mọi công việc, đó là thúc đẩy khả năng sáng tạo. Sơ đồ tư duy cho phép bạn ưu tiên hoặc tổ chức các ý tưởng một cách linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi các ý tưởng được phân nhánh trực quan, tâm trí của bạn bắt đầu suy nghĩ theo các hướng khác nhau thay vì chỉ một hướng tuyến tính. Nó giúp bạn tạo ra và kết nối các ý tưởng mới một cách tự nhiên.

(3) Thứ ba, như các số liệu và nghiên cứu mà Linh đã chia sẻ ở đầu bài viết, nhìn một sơ đồ tư duy như thế này thì dễ nhớ hơn là một văn bản toàn chữ đúng không?

4. Thực Hành Tóm Tắt Báo Cáo

Bây giờ, bạn có thể dễ dàng tóm tắt một báo cáo dài hàng trăm trang chỉ với một vài câu lệnh prompt trong ChatGPT. Nhưng có dễ đọc, dễ nhớ trong thời gian ngắn không? Linh đã đi thêm một bước, là tóm tắt các thông tin mình cần ra sơ đồ tư duy với Whimsical như thế này.
Ví dụ, Linh sẽ yêu cầu Whimsical vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt Báo cáo Xu hướng Mạng Xã Hội Năm 2024 của Hootsuite và đánh số trang từ báo cáo mà nhánh đó lấy thông tin. Báo cáo này có 41 trang.

 Sơ đồ tư duy tóm tắt Báo cáo Xu hướng Mạng Xã Hội Năm 2024 của Hootsuite

Khi nhìn vào sơ đồ này, Linh sẽ hiểu được cơ cấu và các thông tin chính của báo cáo. Cách thứ nhất, với những phần đáng chú ý, Linh sẽ bôi đậm hoặc tô màu. Sau đó, Linh sẽ vào các trang được đánh dấu đó để xem chi tiết hơn.
Ví dụ, Linh thấy con số 61% sử dụng AI để giảm khối lượng công việc có vẻ thú vị. Thông tin này bắt đầu ở trang 6, Linh sẽ vào trang 6 của báo cáo để xem.
Cách 2, Linh sẽ yêu cầu Whimsical bỏ bớt những phần mà mình không quan tâm, và lần lượt vẽ chi tiết các nhánh con khi mình gõ 1 con số hay 1 từ khoá để đào sâu nội dung báo cáo.
Các bạn thấy là phần The AI Trend này đã được bổ sung thông tin chi tiết hơn nhiều. Và Linh sẽ tiếp tục đánh dấu các phần thú vị và tìm hiểu chi tiết hơn.

Phần The AI Trend này đã được bổ sung thông tin chi tiết

  • HỘP HỌC HỎI

Tới đây, có bạn sẽ hỏi là: Vì sao mình không xem thẳng phần mục lục của báo cáo rồi chọn phần mà mình muốn xem thôi?

(1) Thứ nhất, không phải báo cáo nào cũng có mục lục chi tiết. Giống như báo cáo của Hootsuite mà chúng ta vừa xem. Phần mục lục rất ngắn gọn. 

(2) Thứ hai, đôi khi phần mục lục sẽ không tóm tắt hết những nhánh con, những thông tin nổi bật của báo cáo chi tiết như trong sơ đồ tư duy.

Thật sự thì không có cách làm nào luôn đúng hay hoàn toàn sai. Cũng không có cách làm nào phù hợp với tất cả mọi người. Nhiệm vụ của bạn là phải làm thử, rồi điều chỉnh để nâng cao năng suất làm việc của mình.

5. Xây Dựng Quy Trình

Tiếp theo, Linh sẽ nói đến một phần mà Linh cực kỳ thích, đó là xây dựng quy trình. Để sẵn sàng thăng tiến, các bạn phải có khả năng (1) hệ thống công việc của mình và (2) đào tạo những người ở dưới bạn làm tốt những việc mà bạn đang làm. Vì sao? Bởi vì lúc đó bạn mới có thể đến nói với sếp là: Em đã tự động hóa, và sau đó em đã dạy hết cho bạn A, bạn B, bây giờ em sẵn sàng để làm những việc khác. Anh chị có gì mới cho em làm để em nâng cao kỹ năng của mình không? Lúc này, khi công ty có một dự án mới cần người tham gia, thì bạn sẽ là người đầu tiên được đề xuất. Vì sếp đánh giá rất cao sự chủ động của bạn, và vì bạn cũng đã làm rất tốt công việc của mình.
Làm sao để bạn rèn luyện được tư duy xây dựng quy trình này? Có 2 cách. 
(1) Một là bạn sẽ hỏi ChatGPT hoặc tìm kiếm trên Google quy trình mà bạn đang làm. Linh đã nói điều này rất nhiều lần trong các bài viết của mình, và Linh vẫn muốn nhắc lại để các bạn nhớ. Đó là không có một công việc hay quy trình nào hoàn toàn mới. Nếu bạn đang lên quy trình tự động sản xuất video Youtube, hàng triệu người sáng tạo nội dung khác cũng đang thực hiện quy trình đó giống bạn.
(2) Cách hai, là bạn sẽ viết xuống tất cả những công việc mình làm hàng ngày, hàng tuần. Sau đó hệ thống chúng lại bằng các quy trình. Bạn có thể làm việc này một cách thủ công hoặc dùng ChatGPT. Cả hai đều có điểm tốt của mình.
Trong bài viết hôm nay, Linh sẽ tập trung hướng dẫn bạn vẽ sơ đồ quy trình cho các nhiệm vụ. Mục tiêu là bạn sẽ thấy được tổng quan quy trình của mình, dễ dàng thêm bớt các bước. Và quan trọng nhất, là bạn có thể đem quy trình này đến trình bày cho sếp, các anh chị có có chuyên môn hơn để được góp ý, chỉ cách cải thiện. Hoặc các bạn đồng nghiệp hay nhân viên của bạn cũng có thể dễ dàng đọc hiểu và làm theo quy trình mà bạn đưa ra.
Bây giờ chúng ta hãy thử thực hành vẽ sơ đồ quy trình với Whimsical. Quy trình mà Linh muốn vẽ là Quy trình tự động hóa công việc mà chúng ta đã thảo luận trong bài viết trước. Các bạn xem ở đây nha: Tự Động Hóa Ngay Những Công Việc Này (Chỉ 4 Bước)
Để bắt đầu, các bạn nhấp chọn biểu tượng Whimsical. Linh sẽ yêu cầu Whimsical tạo flowchart cho quy trình này. Nội dung quy trình thì Linh lấy từ các bước ở bài viết trên.

Flowchart quy trình tự động hóa công việc

Rất tốt, Whimsical đã biến văn bản đầy chữ của bạn thành các bước nhỏ hơn. Nhưng vẫn hơi khó xem đúng không? Linh sẽ yêu cầu Whimsical đổi màu các ô có ghi số bước cụ thể. Bây giờ thì mình biết là bước nào ở dưới bước nào.

Các ô có ghi số bước cụ thể đã đổi màu

Các bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa các bước trực tiếp trên trang Whimsical bằng cách nhấp vào link này. Thấy là vẽ sơ đồ quy trình cũng không khó đúng không?

Lời Kết: Bạn Có Muốn Làm Bạn Với AI Hay Không?

Sơ đồ tư duy hay sơ đồ quy trình là hoàn toàn không mới. Chúng ta cũng đã nghe về ChatGPT rất nhiều suốt mấy tháng qua. Cho đến lúc này, Linh vẫn chưa hết ngạc nhiên về những nhiệm vụ mà AI có thể hỗ trợ nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc của chúng ta.
Linh tin rằng, khi bạn đã có một nền tảng tư duy và kỹ năng làm việc tốt, AI thật sự sẽ là một trợ lý đầy tài năng và miễn phí giúp bạn rút ngắn hành trình thăng tiến của mình. Điều quan trọng là bạn có muốn Làm Bạn Với AI hay không. Mong là bạn đã học được nhiều điều thú vị trong bài viết hôm nay.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Tự Động CẤU TRÚC Mọi Thông Tin Với ChatGPT (Mindmap & Flowchart)

Chỉ cài đặt 1 plugin và nạp thêm 1 tư duy mới là bạn có thể cấu trúc mọi thông tin chỉ trong 10 giây, tự tin trình bày ý tưởng với sếp, và tăng hiệu suất công việc lên gấp đôi. Linh tin sau khi học được chiêu này, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Và quan trọng, đây là một quy trình mà bạn có thể thực hiện với công cụ hoàn toàn miễn phí.

Bài viết này sẽ giúp gì cho sự nghiệp của bạn? Linh sẽ nói là nó giúp bạn giao tiếp thông minh và tự tin hơn. Khi Linh nói chuyện với một vài bạn trẻ, sai lầm các bạn hay mắc phải là bắt đầu với các chi tiết nhỏ rồi mới đưa ra đề xuất. Đúng là các sếp sẽ thích điều này. Nhưng nếu đó chỉ là những chi tiết hay đề xuất ngẫu nhiên thì sếp sẽ không thích. Việc này giống như bạn đi mua một vài tờ vé số rồi hy vọng sẽ trúng thưởng vậy. Nó không có cơ sở nào để người ta tin mình cả. Thật sự thì người quản lý sẽ không có đủ thời gian nghe toàn bộ những ý dài dòng, rời rạc của bạn. Thậm chí, nó còn khiến Linh nghi ngờ khả năng tự suy nghĩ của bạn nữa. Linh chỉ muốn biết tổng quan công việc là gì. Vai trò của bạn là xem xét hết tất cả thông tin, nghiên cứu và lọc ra những yếu tố quan trọng nhất, rồi phân tích và trình bày với mình. Mục tiêu là giúp người nghe dễ dàng nắm bắt thông tin để ra quyết định nhanh chóng.

Làm sao làm được điều này? Đó là bạn phải biết cơ cấu phần trình bày của mình. Theo một nghiên cứu, người nghe sẽ ghi nhớ thông tin được cấu trúc tốt hơn đến 40% so với thông tin được trình bày tự do. Về phía bạn, nội dung trình bày có cấu trúc sẽ giúp bạn nhớ lại những gì định nói. Ngay cả khi bạn quên các chi tiết, bạn vẫn có một dàn ý chung để điều chỉnh phần trình bày đi đúng hướng.

Nội dung này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi đi tiếp, Linh muốn giới thiệu khóa học AI Productivity dành cho DOANH NGHIỆP.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để đột phá hiệu suất làm việc và giải quyết các thách thức của doanh nghiệp, khóa học 'AI Productivity - x10 hiệu suất doanh nghiệp' chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

Với khóa học này, đội ngũ của bạn sẽ được trang bị tư duy làm việc mới và học cách thành thạo 10 công cụ AI để tối ưu quy trình làm việc một cách thông minh. Từ đó, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển mới.

Trong tháng này, bạn có thể đăng ký khóa học AI Productivity cho doanh nghiệp với 2 hình thức:

1. Đăng ký từ 5 tài khoản trở lên để nhận ưu đãi từ 45%

Hoặc 2. Đăng ký chương trình đào tạo được thiết kế riêng theo nhu cầu doanh nghiệp

Nhấn vào link này để lựa chọn chương trình phù hợp cho doanh nghiệp và đội nhóm của bạn nhé! 

1. Sơ Đồ Tư Duy Và Sơ Đồ Quy Trình

Nhưng một văn bản có cấu trúc thôi là chưa đủ. Nếu nghe một thông tin, sau ba ngày, bạn chỉ nhớ được 10%. Nhưng nếu thông tin đó kèm theo sơ đồ hay hình ảnh, khả năng ghi nhớ sẽ tăng lên 65%. Gấp hơn 6 lần! Một con số rất ấn tượng đúng không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm việc với 2 sơ đồ chính là mindmap và flowchart. Hay còn gọi là sơ đồ tư duy và sơ đồ quy trình.
Khi trò chuyện với sếp, bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để trình bày kế hoạch, đề xuất ý tưởng cho một dự án một cách có hệ thống. Nếu muốn thiết kế quy trình hay phân luồng công việc, chúng ta sẽ dùng sơ đồ quy trình.

2. Whimsical - GPT Chuyên Vẽ Sơ Đồ Và Biểu Đồ

Trước khi tạo sơ đồ tư duy, sơ đồ quy trình trong ChatGPT, chúng ta sẽ thực hiện bước đầu tiên là cài đặt GPT chuyên vẽ sơ đồ và biểu đồ.

Trên giao diện ChatGPT, ở cột bên trái, bạn nhấp chọn “Khám phá GPT". Trong thanh tìm kiếm, gõ “Diagram". Linh đã dùng thử một vài GPT và thấy Whimsical Diagrams có khả năng cơ cấu thông tin và vẽ biểu đồ tốt nhất theo nhu cầu của mình. Vì vậy, Linh sẽ chọn GPT này. Một cửa sổ giới thiệu sẽ hiện ra. Sau đó “Bắt đầu đoạn chat".

  • HỘP HỌC HỎI

Có ba điều bạn cần lưu ý ở phần này.

Thứ nhất, sau khi cài đặt, GPT này sẽ xuất hiện ở thanh bên trái. Lần tới khi cần sử dụng, bạn chỉ cần nhấp chọn mà không phải thực hiện cài đặt từ đầu. Để biết mình đang dùng ChatGPT hay một GPT như Whimsical, hãy nhìn vào tên công cụ ở góc trái màn hình.

Thứ hai, ngoài sơ đồ tư duy và sơ đồ quy trình, Whimsical Diagrams còn có khả năng vẽ nhiều loại sơ đồ, biểu đồ khác nhau. Ví dụ như biểu đồ trình tự, biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, và thậm chí là biểu đồ gantt, hay bản đồ nhiệt.

Danh sách biểu đồ Whimsical có khả năng vẽ 

Trên thực tế, Whimsical có khả năng vẽ rất nhiều loại sơ đồ, biểu đồ từ đơn giản đến phức tạp. Linh đã thử hỏi và đây là danh sách các loại biểu đồ mà Whimsical có thể vẽ cho bạn. Và nếu bạn có dữ liệu hoặc biểu đồ cụ thể nào đó, bạn có thể gửi kèm hình ảnh để Whimsical tạo biểu đồ tương tự cho bạn như thế này.

Như các bạn có thể thấy, Whimsical sẽ vẽ một biểu đồ có logic đúng như logic của biểu đồ cũ, và có khả năng đọc đúng tên biểu đồ mà bạn vừa gửi. Đây là một điều rất tốt, vì bạn sẽ có cơ hội biết tên những biểu đồ mới mà mình chưa biết.

Whimsical tạo biểu đồ tương tự hình đính kèm

Ở đây có một hạn chế là Whimsical trên ChatGPT không thể tô đúng màu hay vẽ đúng thiết kế như bản gốc ngay từ đầu. Dẫn tới lưu ý thứ ba là bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa các biểu đồ này. Về cả nội dung và thiết kế theo mong muốn của mình. 

Có 2 cách để chỉnh sửa biểu đồ. Một là viết các câu prompt bổ sung. Cách này thích hợp nếu bạn chỉ có một vài chỉnh sửa đơn giản.

Hai là nhấp vào đường link “Xem và chỉnh sửa biểu đồ này trên Whimsical". Một tab mới trên trang Whimsical sẽ hiện ra. Giao diện này cho phép bạn thay đổi hình dáng biểu đồ, thêm ghi chú, thêm hình biểu tượng, và rất nhiều tính năng khác. Trong bài viết này, Linh sẽ không hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ứng dụng Whimsical. Các bạn chỉ cần nhớ là các biểu đồ do Whimsical tạo ra trên ChatGPT là có thể chỉnh sửa được.

3. Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

OK. Vậy là bạn đã cài đặt xong Whimsical Diagram trên ChatGPT và cũng hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của nó. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành phần tiếp theo, đó là dùng GPT này để vẽ sơ đồ tư duy đề xuất ý tưởng cho dự án mới.

Ví dụ, bạn là HR Director của một công ty bán lẻ có 200 nhân viên. Bạn muốn tăng kỹ năng AI cho toàn bộ nhân viên công ty thông qua việc học khóa học online và offline. Vì vậy, nhóm của bạn đã nghiên cứu 10 khoá học online và offline đang có trên thị trường. Sau đó, nhóm đã chọn ra 3 khoá học phù hợp nhất để mua. Sau khi học thử và so sánh cả 3 khoá, bạn quyết định chọn khoá AI Productivity. Bạn đã tổng hợp tất cả thông tin mình thu thập được thành một bản kế hoạch bằng chữ.

Dựa trên bảng kế hoạch bằng chữ này, Linh sẽ yêu cầu Whimsical vẽ sơ đồ tư duy để Linh trình bày kế hoạch với sếp. Linh sẽ nhấp vào biểu tượng Whimsical. Vì là sơ đồ nên Linh chỉ muốn dùng từ khoá, để mình dễ nhớ và nắm bắt được ý chính. Đây là câu trả lời mà Whimsical trả về.

Câu trả lời mà Whimsical trả về

Câu trả lời này có 2 phần: 

(1) Một là tóm tắt lại các ý chính từ bản kế hoạch. Các bạn thấy là thông tin đã được rút gọn và sắp xếp rất cấu trúc.

(2) Phần hai là sơ đồ tư duy. Thấy là cũng khá đầy đủ thông tin. Nhưng hai phần lý do này chưa đủ chi tiết như trong bảng kế hoạch. Linh sẽ thêm 1 câu prompt, yêu cầu thêm thông tin cho phần này. Các nhánh nhỏ đã được thêm vào, và nội dung cũng trở nên cụ thể hơn.

Các nhánh nhỏ đã được thêm vào

Lúc này thì sơ đồ tư duy hơi nhiều chữ. Ở phần giới thiệu 3 khoá học, có khá nhiều từ bị lặp lại. Ví dụ như “số lượng", “hình thức". Linh sẽ yêu cầu Whimsical lượt bỏ các từ thừa, lặp lại, nếu chúng không ảnh hưởng đến việc đọc hiểu nội dung. Đây là sơ đồ mà Linh nhận được. Nhìn gọn hơn rất nhiều, mà vẫn đầy đủ thông tin cần thiết.

Sơ đồ mới sau khi lược bỏ các từ thừa

Để thông tin dễ nhớ hơn, Linh sẽ bôi đậm và tô màu những nhánh mà mình muốn nhấn mạnh. Phần định dạng này, các bạn thực hiện trực tiếp trên Whimsical. Sau đó lưu lại hoặc xuất thành định dạng hình ảnh nếu cần.

  • HỘP HỌC HỎI

Vì sao bạn cần cơ cấu phần trình bày của bạn với sơ đồ tư duy Whimsical, thay vì chỉ đơn giản dùng các gạch đầu dòng với ChatGPT? Linh có 3 lý do.

(1) Thứ nhất, sơ đồ tư duy đem đến bạn cả góc nhìn tổng quan và chi tiết của bản kế hoạch. Đây là một kỹ năng rất quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên vị trí quản lý. Bạn không chỉ cần biết làm, mà còn phải biết phần tích, nhìn mọi thứ với góc nhìn mở rộng hơn.

(2) Thứ hai, cũng là một kỹ năng cần có cho mọi công việc, đó là thúc đẩy khả năng sáng tạo. Sơ đồ tư duy cho phép bạn ưu tiên hoặc tổ chức các ý tưởng một cách linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi các ý tưởng được phân nhánh trực quan, tâm trí của bạn bắt đầu suy nghĩ theo các hướng khác nhau thay vì chỉ một hướng tuyến tính. Nó giúp bạn tạo ra và kết nối các ý tưởng mới một cách tự nhiên.

(3) Thứ ba, như các số liệu và nghiên cứu mà Linh đã chia sẻ ở đầu bài viết, nhìn một sơ đồ tư duy như thế này thì dễ nhớ hơn là một văn bản toàn chữ đúng không?

4. Thực Hành Tóm Tắt Báo Cáo

Bây giờ, bạn có thể dễ dàng tóm tắt một báo cáo dài hàng trăm trang chỉ với một vài câu lệnh prompt trong ChatGPT. Nhưng có dễ đọc, dễ nhớ trong thời gian ngắn không? Linh đã đi thêm một bước, là tóm tắt các thông tin mình cần ra sơ đồ tư duy với Whimsical như thế này.
Ví dụ, Linh sẽ yêu cầu Whimsical vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt Báo cáo Xu hướng Mạng Xã Hội Năm 2024 của Hootsuite và đánh số trang từ báo cáo mà nhánh đó lấy thông tin. Báo cáo này có 41 trang.

 Sơ đồ tư duy tóm tắt Báo cáo Xu hướng Mạng Xã Hội Năm 2024 của Hootsuite

Khi nhìn vào sơ đồ này, Linh sẽ hiểu được cơ cấu và các thông tin chính của báo cáo. Cách thứ nhất, với những phần đáng chú ý, Linh sẽ bôi đậm hoặc tô màu. Sau đó, Linh sẽ vào các trang được đánh dấu đó để xem chi tiết hơn.
Ví dụ, Linh thấy con số 61% sử dụng AI để giảm khối lượng công việc có vẻ thú vị. Thông tin này bắt đầu ở trang 6, Linh sẽ vào trang 6 của báo cáo để xem.
Cách 2, Linh sẽ yêu cầu Whimsical bỏ bớt những phần mà mình không quan tâm, và lần lượt vẽ chi tiết các nhánh con khi mình gõ 1 con số hay 1 từ khoá để đào sâu nội dung báo cáo.
Các bạn thấy là phần The AI Trend này đã được bổ sung thông tin chi tiết hơn nhiều. Và Linh sẽ tiếp tục đánh dấu các phần thú vị và tìm hiểu chi tiết hơn.

Phần The AI Trend này đã được bổ sung thông tin chi tiết

  • HỘP HỌC HỎI

Tới đây, có bạn sẽ hỏi là: Vì sao mình không xem thẳng phần mục lục của báo cáo rồi chọn phần mà mình muốn xem thôi?

(1) Thứ nhất, không phải báo cáo nào cũng có mục lục chi tiết. Giống như báo cáo của Hootsuite mà chúng ta vừa xem. Phần mục lục rất ngắn gọn. 

(2) Thứ hai, đôi khi phần mục lục sẽ không tóm tắt hết những nhánh con, những thông tin nổi bật của báo cáo chi tiết như trong sơ đồ tư duy.

Thật sự thì không có cách làm nào luôn đúng hay hoàn toàn sai. Cũng không có cách làm nào phù hợp với tất cả mọi người. Nhiệm vụ của bạn là phải làm thử, rồi điều chỉnh để nâng cao năng suất làm việc của mình.

5. Xây Dựng Quy Trình

Tiếp theo, Linh sẽ nói đến một phần mà Linh cực kỳ thích, đó là xây dựng quy trình. Để sẵn sàng thăng tiến, các bạn phải có khả năng (1) hệ thống công việc của mình và (2) đào tạo những người ở dưới bạn làm tốt những việc mà bạn đang làm. Vì sao? Bởi vì lúc đó bạn mới có thể đến nói với sếp là: Em đã tự động hóa, và sau đó em đã dạy hết cho bạn A, bạn B, bây giờ em sẵn sàng để làm những việc khác. Anh chị có gì mới cho em làm để em nâng cao kỹ năng của mình không? Lúc này, khi công ty có một dự án mới cần người tham gia, thì bạn sẽ là người đầu tiên được đề xuất. Vì sếp đánh giá rất cao sự chủ động của bạn, và vì bạn cũng đã làm rất tốt công việc của mình.
Làm sao để bạn rèn luyện được tư duy xây dựng quy trình này? Có 2 cách. 
(1) Một là bạn sẽ hỏi ChatGPT hoặc tìm kiếm trên Google quy trình mà bạn đang làm. Linh đã nói điều này rất nhiều lần trong các bài viết của mình, và Linh vẫn muốn nhắc lại để các bạn nhớ. Đó là không có một công việc hay quy trình nào hoàn toàn mới. Nếu bạn đang lên quy trình tự động sản xuất video Youtube, hàng triệu người sáng tạo nội dung khác cũng đang thực hiện quy trình đó giống bạn.
(2) Cách hai, là bạn sẽ viết xuống tất cả những công việc mình làm hàng ngày, hàng tuần. Sau đó hệ thống chúng lại bằng các quy trình. Bạn có thể làm việc này một cách thủ công hoặc dùng ChatGPT. Cả hai đều có điểm tốt của mình.
Trong bài viết hôm nay, Linh sẽ tập trung hướng dẫn bạn vẽ sơ đồ quy trình cho các nhiệm vụ. Mục tiêu là bạn sẽ thấy được tổng quan quy trình của mình, dễ dàng thêm bớt các bước. Và quan trọng nhất, là bạn có thể đem quy trình này đến trình bày cho sếp, các anh chị có có chuyên môn hơn để được góp ý, chỉ cách cải thiện. Hoặc các bạn đồng nghiệp hay nhân viên của bạn cũng có thể dễ dàng đọc hiểu và làm theo quy trình mà bạn đưa ra.
Bây giờ chúng ta hãy thử thực hành vẽ sơ đồ quy trình với Whimsical. Quy trình mà Linh muốn vẽ là Quy trình tự động hóa công việc mà chúng ta đã thảo luận trong bài viết trước. Các bạn xem ở đây nha: Tự Động Hóa Ngay Những Công Việc Này (Chỉ 4 Bước)
Để bắt đầu, các bạn nhấp chọn biểu tượng Whimsical. Linh sẽ yêu cầu Whimsical tạo flowchart cho quy trình này. Nội dung quy trình thì Linh lấy từ các bước ở bài viết trên.

Flowchart quy trình tự động hóa công việc

Rất tốt, Whimsical đã biến văn bản đầy chữ của bạn thành các bước nhỏ hơn. Nhưng vẫn hơi khó xem đúng không? Linh sẽ yêu cầu Whimsical đổi màu các ô có ghi số bước cụ thể. Bây giờ thì mình biết là bước nào ở dưới bước nào.

Các ô có ghi số bước cụ thể đã đổi màu

Các bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa các bước trực tiếp trên trang Whimsical bằng cách nhấp vào link này. Thấy là vẽ sơ đồ quy trình cũng không khó đúng không?

Lời Kết: Bạn Có Muốn Làm Bạn Với AI Hay Không?

Sơ đồ tư duy hay sơ đồ quy trình là hoàn toàn không mới. Chúng ta cũng đã nghe về ChatGPT rất nhiều suốt mấy tháng qua. Cho đến lúc này, Linh vẫn chưa hết ngạc nhiên về những nhiệm vụ mà AI có thể hỗ trợ nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc của chúng ta.
Linh tin rằng, khi bạn đã có một nền tảng tư duy và kỹ năng làm việc tốt, AI thật sự sẽ là một trợ lý đầy tài năng và miễn phí giúp bạn rút ngắn hành trình thăng tiến của mình. Điều quan trọng là bạn có muốn Làm Bạn Với AI hay không. Mong là bạn đã học được nhiều điều thú vị trong bài viết hôm nay.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.