Bạn Có Yêu Tiền Đúng Cách? Kiểm Tra Nhanh Mối Quan Hệ Của Bạn Với Tài Chính!

Trong bài viết này, bạn sẽ học được 2 từ khoá mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.

  1. Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm
  2. PubMed Central (PMC)

Bạn nghĩ sức khỏe và tài chính giống như dầu và nước, không thể hòa trộn đúng không? Sai rồi!

Hãy tưởng tượng, bạn có thể chạy marathon, leo núi, tập yoga mỗi ngày, nhưng nếu tài chính của bạn yếu thì sao? Hình như không vui lắm. Khỏe nhưng không có tài chính giống như bạn đang có xe Ferrari nhưng không có tiền đổ xăng vậy 😄

Điều gì xảy ra nếu bạn chỉ có một trong hai? Bạn vẫn sống, nhưng bạn không thể tối ưu hóa cuộc sống của mình. Và nếu có chuyện bất ngờ xảy ra, ví dụ như một tai nạn, bạn sẽ gặp khó khăn khi thanh toán cho việc điều trị. Rõ ràng, chỉ khỏe mà không có tiền thì cũng chưa ổn lắm đúng không?

Hãy thử nghĩ ngược lại nha. Bạn có tài chính mạnh. Nhưng nếu sức khỏe không tốt, bạn sẽ không có năng lượng để tận hưởng các thú vui này, thậm chí là cũng không thấy vui.

Bạn có thể mua một chiếc giường sang trọng, nhưng không thể mua được một giấc ngủ ngon. Nếu cơ thể bạn bị giới hạn bởi bệnh tật, tiền bạc cũng chẳng thể nào giúp bạn sống trọn vẹn.

Chưa kể, chi phí y tế có thể ăn mòn tài chính của bạn. Theo điều tra của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình một người già mắc gần 3 bệnh mãn tính. Vậy nên, chỉ có nhiều tiền khi bạn còn trẻ thôi là vẫn chưa đủ. Sức khỏe cũng là một dạng “tài sản”, và đôi khi tài sản này còn quý hơn cả những con số trong tài khoản ngân hàng.

Nói cách khác, sức khỏe và tài chính phải đi đôi với nhau. Khi có sức khỏe tốt, bạn sẽ làm việc hiệu quả, ít ngày nghỉ bệnh, năng suất tăng cao. Và nếu tài chính ổn định, bạn cũng dễ dàng đầu tư vào sức khỏe.

Hãy nhớ rằng: Sức khỏe là vàng, nhưng có vàng mà không có sức khỏe thì cũng không xài được.

Trong các bài viết trước, để hướng đến mục tiêu Sống 100 Tuổi, chúng ta đã nói nhiều về cách chăm sóc sức khỏe, bài viết này Linh sẽ chia sẻ về sức khỏe tài chính. Đây là một chủ đề mà Linh rất yêu thích và hy vọng niềm yêu thích này cũng sẽ được truyền đến các bạn.

1. Hướng Dẫn Làm Bài Kiểm Tra MoneySign

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, điều đầu tiên bạn cần xem xét là… hiểu bản thân mình. Bạn phải biết mình muốn gì, và quan trọng hơn là biết mình không muốn gì. Trong tài chính cũng vậy, nếu bạn không biết mình muốn gì, các quyết định tài chính của bạn sẽ luôn bị chi phối bởi những người khác, như: chuyên gia tư vấn, người bán hàng, các hội nhóm đầu tư, hoặc bất kỳ xu hướng đầu tư nào đang diễn ra.

Để tránh điều này, bạn phải chủ động kiểm soát “cuộc chơi” tài chính của mình. Bạn muốn gì? Bạn muốn tránh điều gì? Trả lời được những câu hỏi này không chỉ giúp bạn ra quyết định tốt hơn, mà còn tránh được những sai lầm có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính sau khi về hưu của bạn.

Các bạn còn nhớ ứng dụng LivWell mà chúng ta đã dùng để quét khuôn mặt và kiểm tra 22 chỉ số sức khỏe và rủi ro sức khoẻ trong bài viết Công Nghệ Quét Khuôn Mặt Hoạt Động Như Thế Nào? (Kèm Thử Nghiệm) không? Ở bài viết này, Linh sẽ hướng dẫn các bạn làm tiếp bài trắc nghiệm tính cách tài chính MoneySign trên ứng dụng này.

2. MoneySign Là Gì?

8 MoneySign tương ứng với 8 con vật

Đầu tiên, công cụ MoneySign là gì? Đây là một bài trắc nghiệm kiểm tra tính cách tài chính dựa trên nền tảng tâm lý học và phân tích hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường. Tương tự mô hình cung hoàng đạo, bạn chỉ cần trả lời 25 câu hỏi, mất tầm khoảng 8 phút, về cách bạn quản lý tiền bạc để biết được MoneySign của mình là gì trong số 8 MoneySign ở trên màn hình. Tương ứng với mỗi con vật, bạn sẽ nhận được một bản phân tích chi tiết về khuynh hướng tài chính của mình dưới định dạng PDF như bên trên. Khi đã hiểu rõ về thói quen chi tiêu và tính cách tài chính của bạn, báo cáo cũng sẽ đưa ra những gợi ý đầu tư phù hợp với tính cách tài chính của người dùng theo hướng khách quan. Hãy đọc đến cuối bài viết để được hướng dẫn đọc báo cáo này với ChatGPT.

Điều quan trọng là, mỗi chân dung MoneySign đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không có chân dung nào là hoàn hảo, và khộng có MoneySign nào là tốt hơn MoneySign khác. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ MoneySign của mình để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Ví dụ, nếu bạn là chú Voi Vững Vàng thì chắc chắn việc đầu tư rủi ro cao sẽ không phù hợp với bạn, nhưng nếu bạn là Cá Mập Liều Lĩnh thì những khoản đầu tư quá an toàn sẽ không làm bạn hứng thú.

3. Hướng Dẫn Làm Bài Trắc Nghiệm

Đầu tiên, các bạn hãy mở ứng dụng LivWell, chọn công cụ MoneySign. Sau đó, lần lượt trả lời 25 câu hỏi. Các câu hỏi này không có đúng hay sai, mà được các chuyên gia thiết kế để hiểu rõ cách bạn hành xử với tiền bạc, như cách bạn đối mặt rủi ro, cách bạn tích góp và đầu tư, và những ưu tiên tài chính của bạn. Các bạn hãy thoải mái trả lời theo khả năng của mình.

Báo cáo kết quả đánh giá phong cách tài chính

Sau đó, ứng dụng sẽ trả về kết quả cho bạn. MoneySign của Linh là Ưng Đại Cuộc. Ứng dụng cũng mô tả về MoneySign này, 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của Linh. Từ khoá là tầm nhìn bao quát và quyết định táo bạo. Có vẻ khá đúng với vai trò nhà đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Linh. Bên cạnh phần nhận xét tổng quan về tính cách này, công cụ MoneySign cũng cung cấp cho bạn một Báo Cáo Kết Quả Đánh Giá Phong Cách Tài Chính dài khoảng 5 trang.

Báo cáo này gồm 3 phần. Phần 1 mô tả tính cách của bạn. Phần 2 đề xuất một vài gợi ý giúp bạn ra quyết định về tài chính đúng đắn. Và phần 3 xác định một vài thiên kiến mà bạn có thể mắc phải khi ra quyết định về tài chính.

Hơi nhiều thuật ngữ tài chính mới đúng không? Hãy để Linh chỉ cho bạn cách đọc hiểu kết quả MoneySign dễ dàng hơn với ChatGPT.

4. Hướng Dẫn Dùng ChatGPT Đọc Kết Quả MoneySign

Khi nhận được báo cáo của MoneySign, câu hỏi đầu tiên mà Linh nghĩ đến là: Làm sao để những bạn chưa biết gì hoặc mới tìm hiểu về các khái niệm tài chính có thể đọc hiểu báo cáo này tốt nhất. Và từ đó, lên kế hoạch hành động để cải thiện cách quản lý tài chính của mình. Bởi vì Linh biết điều này sẽ giúp ích cho các bạn, cho gia đình của bạn, và cho cả mục tiêu Sống 100 Tuổi của tất cả chúng ta.

Vì thế, Linh đã đính kèm báo cáo này vào ChatGPT và soạn ra bộ 4 câu hỏi mà các bạn có thể bắt đầu. Mục tiêu của các câu lệnh prompt này là yêu cầu ChatGPT giải thích các thuật ngữ tài chính trong báo cáo một cách dễ hiểu cho bạn, sau đó đưa ra lời khuyên và lên kế hoạch tài chính cho bạn thực hiện.

Nhấp vào xem Prompt mẫu

1. Liệt kê tất cả từ khoá liên quan đến tài chính kèm số thứ tự, chia theo từng trang, trong file đính kèm bằng tiếng Việt.

2. Giải thích tất cả các thuật ngữ trên một cách đơn giản và dễ hiểu cho một người chưa biết gì về tài chính.

3. Dựa trên những lời khuyên về tài chính trong file đính kèm ở trên, đóng vai một chuyên gia tài chính có 20 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam, hãy cho tôi lời khuyên về việc:

a. Tôi nên quản lý tài chính của mình như thế nào?

b. Tôi nên đầu tư vào các công cụ tài chính nào?

Trình bày theo các bước để tôi có thể thực hiện trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.

4. Hãy lên kế hoạch từng bước theo ngày để giúp tôi hoàn thành tuần đầu tiên này.

Ở đây có một lưu ý. ChatGPT có thể mắc lỗi. Sau khi học hỏi về cách quản lý tài chính với ChatGPT, bạn nên nói chuyện với một chuyên gia tài chính cá nhân, bạn bè, hoặc bất kỳ ai có nhiều kiến thức tài chính hơn bạn để kiểm tra thông tin. Có như vậy chúng ta mới có thể đào sâu hơn kiến thức tài chính của mình, và cũng không sợ bị ảo giác AI. Còn nếu muốn biết ảo giác AI là gì? Các bạn hãy trở lại xem bài viết Nghiên Cứu Dữ Liệu: Chọn NotebookLM Hay ChatGPT? thuộc chuỗi bài viết Làm Bạn Với AI.

5. Cách Hạn Chế Rủi Ro Cho Sức Khoẻ Và Túi Tiền Của Bạn

Nếu mình tập trung vào cả 2 chủ đề, sức khoẻ và tài chính, thì có đủ để đảm bảo bạn sẽ sống vui khỏe đến 100 tuổi không? Hãy tưởng tượng bạn đầu tư rất nhiều vào tập luyện để có sức khỏe tốt nhất, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng rủi ro sẽ không bao giờ xảy ra. Một cú trượt chân, một tai nạn nhỏ, hay thậm chí là một chấn thương đều có thể khiến bạn phải chi trả rất nhiều cho y tế và điều trị, khiến cả sức khỏe lẫn tài chính của bạn và gia đình đều bị ảnh hưởng.

Làm sao để bảo vệ tài chính của bạn trước những rủi ro này? Đây là lúc bảo hiểm phát huy vai trò của mình. Một gói bảo hiểm không chỉ giúp bạn giảm gánh nặng tài chính trong những tình huống khẩn cấp mà còn là giải pháp để bạn yên tâm tập trung rèn luyện sức khỏe và xây dựng một lối sống bền vững hướng đến tuổi 100, mà không phải lo lắng khi có sự cố phát sinh.

Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm

Theo Swiss Re, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tính bằng phí bảo hiểm trên GDP tại Việt Nam năm 2022 chỉ là 2.3%. Trong khi ở các nước khác, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều lần. Ví dụ ở Thái là 5.3%, Singapore là 9.2%, Hàn Quốc là 11.1%, và mức trung bình vùng Châu Á - Thái Bình Dương là 5%. Một tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm cao thường thấy ở các quốc gia phát triển, nơi mà người dân và doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm như một công cụ chính để quản lý rủi ro. Trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam có tỷ lệ thấp, phản ánh việc tiếp cận các sản phẩm hoặc công cụ quản lý rủi ro cần được mở rộng hơn.

Hiện nay, việc mua bảo hiểm sức khỏe cũng khá dễ. Bạn không cần phải gặp gỡ trực tiếp tư vấn viên hay mất thời gian tìm hiểu qua quá nhiều thủ tục phức tạp. Chỉ với một ứng dụng như LivWell, bạn có thể tự mình khám phá và lựa chọn các gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp, hoàn toàn trực tuyến. Các sản phẩm bảo hiểm hiện tại trên thị trường cũng đã được thiết kế đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều, để bạn có thể tự tìm hiểu và tự tin đưa ra quyết định mua trực tuyến.

Bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và gia đình. Linh sẽ đưa ra 2 ví dụ về gói bảo hiểm từ LivWell để bạn tham khảo.

Đầu tiên là Bảo hiểm Vững Vàng Tập Luyện dành riêng cho các gymer, những người yêu thích việc việc tập luyện mỗi ngày. Mức phí chỉ tương đương khoảng 7 ly trà sữa nhưng mức bảo vệ trước những rủi ro như chấn thương khi tập hay thậm chí là mất đồ cá nhân ở phòng gym suốt cả năm. Những bạn gymer có thể cân nhắc gói bảo hiểm này vì phí khá rẻ mà lại bảo vệ được bạn trước những rủi ro trong tập luyện.

Còn nếu bạn cần một gói bảo hiểm bao quát hơn, bảo vệ trước mọi tình huống tai nạn thì gói Bảo hiểm Vững Vàng Sống Khỏe sẽ khá hợp lý. Gói này dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 đến 70 tuổi, bảo vệ các rủi ro tai nạn nghiêm trọng như tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn, và còn trợ cấp hàng tháng trong thời gian nằm viện điều trị dài hạn vì tai nạn. Chi phí thì khoảng 16 ly trà sữa cho gói cả năm.

Các bạn có thể vào mục Bảo hiểm trên ứng dụng LivWell để đọc thêm thông tin và thanh toán trực tiếp nhé. Thông tin khá dễ hiểu và quy trình mua cũng nhanh chóng.

Lời Kết

Trong một bài báo khoa học mà Linh đọc được gần đây trên trang PubMed Central (PMC), các nghiên cứu cho thấy rằng người lao động ngày nay có khả năng phải làm việc lâu hơn, đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế hơn, và có các chỉ số sức khỏe kém hơn so với những người đã nghỉ hưu ở các thế hệ trước. Vậy làm thế nào để bạn và Linh vượt qua điều này? Đó là chúng ta không nên chỉ tập trung vào một phía cạnh, sức khỏe hoặc tài chính, mà bỏ qua phía còn lại. Hãy đầu tư cho sức khỏe toàn diện, đầu tư từ sớm, và quản lý tài chính kèm rủi ro phát sinh thật tốt để khi bạn bước vào tuổi nghỉ hưu, bạn có thể tận hưởng một kỳ nghỉ hưu dài, sung túc, và khỏe mạnh. Hy vọng những mẹo mà Linh và LivWell chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn.

Cảm ơn LivWell đã đồng hành cùng chương trình Sống 100 Tuổi. LivWell là nền tảng về sức khỏe toàn diện cho phép bạn đổi số bước đi hàng ngày để lấy hàng ngàn voucher ưu đãi và sử dụng công cụ đánh giá sức khỏe. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí!
▶️ Tải app LivWell tại đây
Cảm ơn LivWell đã đồng hành cùng chương trình Sống 100 Tuổi. LivWell là nền tảng về sức khỏe toàn diện cho phép bạn đổi số bước đi hàng ngày để lấy hàng ngàn voucher ưu đãi và sử dụng công cụ đánh giá sức khỏe. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí!
▶️ Tải app LivWell tại đây
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.