Sức Mạnh Của Y Học 3.0: Quét Khuôn Mặt Để Đo Sức Khỏe
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 2 từ khoá mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Y học 3.0
- Quang ảnh xuyên da
Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh và thao tác quét khuôn mặt trong 30 giây là bạn có thể xác định được tuổi da mặt, chỉ số căng thẳng tinh thần, nguy cơ đột quỵ, nguy cơ đau tim, và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác về sức khỏe. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó chính là sức mạnh của nền Y học 3.0 mà chúng ta đang bước vào.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai điều. Thứ nhất là sự phát triển của y học từ 1.0 đến 3.0 và vai trò của từng giai đoạn trong việc kéo dài tuổi thọ trung bình của con người. Thứ hai là thực hành quét khuôn mặt trong 30 giây bằng ứng dụng LivWell cùng với trải nghiệm thực tế của Linh.
Bạn có thắc mắc làm thế nào chỉ với một chiếc điện thoại và 30 giây quét khuôn mặt, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình không? Đó chính là sức mạnh của Y học 3.0. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá cách mà công nghệ này đang thay đổi cách chúng ta chăm sóc sức khỏe.
1. Xu Hướng Tuổi Thọ Của Con Người
2. 3 Giai Đoạn Của Y Học
2.1. Y Học 1.0: Y Học Kinh Nghiệm
Để lý giải cho cuộc cách mạng về tuổi thọ ở trên, Linh sẽ chia sẻ cho các bạn về 3 khái niệm Y học 1.0, 2.0, và 3.0 của bác sĩ Peter Attia, một chuyên gia nghiên cứu về tuổi thọ.
Đầu tiên là Y học 1.0 hay Y học trước khi khoa học xuất hiện. Giai đoạn này diễn ra từ khi con người xuất hiện đến cuối thế kỷ 19. Y học 1.0 dựa trên niềm tin về các vị thần. Nếu bạn bị sốt, đó là do thần linh đang trừng phạt bạn. Thầy thuốc sẽ đưa ra kết luận dựa trên việc quan sát trực tiếp biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân hoặc kinh nghiệm cá nhân của mình. Việc điều trị thường dựa trên các phương pháp như thảo dược, phẫu thuật đơn giản, hay các mẹo dân gian. Kết quả là tuổi thọ trung bình của con người chỉ trên dưới 30 tuổi. Nguyên nhân tử vong thường liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ sinh con cũng rất cao. Quá trình sinh nở cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
2.2. Y Học 2.0: Y Học Khoa Học
Sự chuyển đổi từ Y học 1.0 sang 2.0 mất khoảng 300 năm. Sự thay đổi này bắt đầu xảy ra vào thế kỷ 17, khi Francis Bacon hệ thống hóa phương pháp khoa học thực nghiệm. Phương pháp này bao gồm quan sát, đưa ra giả thuyết, thiết kế thí nghiệm, và đo lường kết quả. Nhưng mãi đến 200 năm sau, vào cuối thế kỷ 19, sự chuyển đổi hoàn toàn sang Y học 2.0 mới thực sự xảy ra, nhờ 3 yếu tố chính là lý thuyết mầm bệnh, quá trình tư duy khoa học, và khả năng tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.
Sau đó, nhiều khám phá quan trọng khác tiếp tục xuất hiện, như kính hiển vi, lý thuyết vi khuẩn, và sự phát triển của các liệu pháp kháng khuẩn. Những khám phá này, cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, đã thay đổi đáng kể tuổi thọ con người. Các căn bệnh chết người như bại liệt, đậu mùa, HIV/AIDS đã được kiểm soát.
Sức mạnh của Y học 2.0 được thể hiện rõ nhất khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Các bạn có nhớ là chỉ vài tuần sau khi đại dịch bắt đầu, bộ gen của virus đã được giải mã. Và trong vòng một năm, nhiều loại vắc xin đã được phát triển, thử nghiệm, và sản xuất hàng loạt.
Như các bạn có thể thấy, chỉ 100 năm tính từ cuối thế kỷ 19 đến nay, tuổi thọ của con người đã tăng gấp đôi - một điều vô cùng ấn tượng đúng không? Những tình huống cấp tính như tai nạn, nhiễm trùng, suy tim, suy thận, phẫu thuật cắt ruột thừa có thể được chữa trị kịp thời. Các ca mang thai phức tạp cũng được xử lý dễ dàng hơn.
Dù vậy, bác sĩ Peter cho rằng Y học 2.0 đã đạt đến giới hạn. Với các căn bệnh mãn tính phức tạp, gây tử vong hàng đầu hiện nay như bệnh tim, ung thư, bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh tiểu đường loại 2, Y học 2.0 phần lớn đang điều trị các triệu chứng và các giai đoạn tiến triển của bệnh, thay vì ngăn chặn chúng ngay từ đầu. Bác sĩ Peter đã ví điều này giống như việc bạn cố bắt một quả trứng rơi từ một toà nhà cao tầng, thay vì tìm cách ngăn chặn quả trứng rơi xuống từ đầu. Và đó là khi Y học 3.0 bắt đầu.
2.3. Y Học 3.0: Cá Nhân Hóa Và Dự Phòng Sớm
Theo bác sĩ Peter, Y học 3.0 ra đời để giải quyết những điểm yếu, chứ không phải thay thế Y học 2.0. Chúng ta vẫn cần hệ thống y học khoa học để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, nhưng Y học 3.0 sẽ giảm số lần phải can thiệp Y học 2.0, làm cho các bệnh mãn tính ít nghiêm trọng hơn, và xảy ra muộn hơn trong cuộc sống. Hay nói cách khác, Y học 3.0 sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe của bạn, thay vì chỉ điều trị các triệu chứng khi chúng đã xuất hiện.
Ví dụ, khi ai đó lên cơn đau tim, thì đó không phải là thời điểm bắt đầu căn bệnh. Trên thực tế, chứng xơ vữa động mạch đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, các yếu tố gây bệnh tưởng chừng nhỏ nhặt đã tích tụ qua nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Đó là lý do khi các căn bệnh này đã ăn sâu, rất khó để loại bỏ chúng. Mục tiêu của Y học 3.0 là tìm cách để tránh cơn đau tim đó ngay từ đầu.
Làm sao tránh được cơn đau tim này? Y học 3.0 sẽ sử dụng dữ liệu cá nhân của bạn, như các xét nghiệm di truyền, hay các chỉ số sinh học khác, để tạo ra các kế hoạch điều trị và phòng ngừa được điều chỉnh cho từng cá nhân. Không chỉ tập trung vào sức khoẻ thể chất, Y học 3.0 cũng chú trọng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Và cuối cùng, mục tiêu của Y học 3.0 không chỉ là giúp bạn sống lâu hơn, mà còn sống vui khoẻ hơn.
Nói tóm lại, 3 từ khoá của Y học 3.0 bạn cần nhớ là: cá nhân hóa, dự phòng sớm, và bằng chứng thông tin.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa Y học 2.0 và 3.0 là vai trò chủ động của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Với Y học 2.0, bạn là bệnh nhân được chữa bệnh - một cách thụ động. Ngược lại, Y học 3.0 khuyến khích bạn chăm sóc sức khoẻ chủ động hơn. Một là chủ động tìm hiểu thông tin y học cơ bản, ví dụ như bắt đầu bằng việc xem các chuỗi bài viết về sức khoẻ như Sống 100 Tuổi. Mục tiêu là bạn có thể quen với các khái niệm cơ bản, nắm bắt các công nghệ và tiến bộ y học mới nhất. Tiếp theo, quan trọng hơn, là thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh. Chăm sóc sức khỏe không nên là việc làm lúc có lúc không, mà cần được tích hợp vào lối sống hàng ngày của bạn. Có như vậy, những thói quen tốt này mới duy trì được lâu dài. Và trong chuỗi bài viết Sống 100 Tuổi này, Linh và LivWell sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và công cụ để chăm sóc sức khoẻ chủ động mỗi ngày một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
3. Thực Hành: Quét Khuôn Mặt Cùng Ứng Dụng LivWell
Thật sự thì Y học 3.0 không phải là một ý tưởng xa vời. Trên thực tế, nó đã bắt đầu được triển khai trong nhiều lĩnh vực y tế, nơi mỗi bệnh nhân đều có hồ sơ bệnh án riêng, quy trình thăm khám được cá nhân hoá hơn. Điều thú vị là bên cạnh việc đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm như thử máu, nước tiểu, chụp siêu âm vào đợt khám sức khỏe tổng quát hàng năm, bạn cũng có thể chủ động theo dõi các chỉ số sinh học cơ bản của mình ngay tại nhà, hàng ngày, hàng tuần, chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
Hãy để Linh chỉ cho bạn cách quét khuôn mặt trong 30 giây trên ứng dụng LivWell để nhận thông tin về chỉ số khối cơ thể, nhịp tim, huyết áp, tuổi da mặt, chỉ số căng thẳng tinh thần, và 7 rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
Theo LivWell, tính năng này hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ TOI với camera điện thoại, kết hợp thông tin cá nhân và lịch sử bệnh của bạn để có được thông tin sức khỏe chính xác và cá nhân hoá.
TOI là viết tắt của Transdermal Optical Imaging, tiếng Việt là công nghệ quang ảnh xuyên da. Trong bài viết tiếp theo, Linh sẽ nói rõ hơn vì sao một chiếc camera thông thường có thể đo lường các chỉ số sinh học của bạn, và quy trình Linh đã so sánh các chỉ số trên ứng dụng với con số đo được bằng thiết bị y tế chuyên dụng. Với bài viết này, chúng ta sẽ thực hành quét khuôn mặt trước.
Đây là bản báo cáo sức khỏe mà bạn sẽ nhận được. Sau khi quét khuôn mặt, ứng dụng sẽ trả về cho bạn một bản báo cáo với 5 cột chính là chỉ số sức khỏe, tinh thần, thể chất, sinh lý, và rủi ro. Ở mỗi cột sẽ bao gồm các chỉ số chi tiết hơn. Chúng ta hãy bắt đầu nha.
Đầu tiên, hãy tải ứng dụng LivWell trên App Store hoặc Google Play hoặc các bạn có thể quét mã QR ở bên trên.
Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể bắt đầu sử dụng công cụ Quét khuôn mặt hoàn toàn miễn phí. Trước đó, bạn sẽ cần nhập bốn thông tin cơ bản là ngày sinh, giới tính, chiều cao, và cân nặng. Cũng rất nhanh thôi, bạn chỉ cần kéo số để chọn.
Tiếp theo, hãy kiếm một nơi có ánh sáng tốt để có chất lượng quét tốt hơn. Trong giao diện quét khuôn mặt, hãy giữ mặt của bạn trong khung hình bầu dục trong vòng 30 giây. Các bạn lưu ý là cần tháo tháo kính ra, và các bạn nữ nên hạn chế trang điểm để có kết quả chính xác nhất nha. Các bạn có thể tìm 1 điểm tựa để giữ chiếc điện thoại của mình được cố định trong lúc quét.
Sau đó, ứng dụng sẽ phân tích thông tin khuôn mặt và chấm điểm chỉ số sức khỏe tổng quan của bạn trên thang điểm 100, và chấm điểm các cột chính trên thang điểm 5. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các chỉ số này. Bây giờ, các bạn hãy tải ứng dụng LivWell và quét khuôn mặt trước nha.
Các bạn có thể quét khuôn mặt hàng ngày, hàng tuần, mỗi 2 tuần để theo dõi sự thay đổi trong cơ thể. Linh thấy là ứng dụng LivWell có thể hiển thị kết quả của 10 lần quét gần nhất.
Lời Kết
Các bạn lưu ý rằng kết quả này không thay thế cho việc thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Mục đích của việc quét khuôn mặt là giúp bạn nâng cao nhận thức về tình trạng sức khỏe tổng quát của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dần quen thuộc với các chỉ số sức khỏe cơ bản và mức tiêu chuẩn của cơ thể. Nếu có sự thay đổi trong các chỉ số này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Đây cũng là tín hiệu nhắc nhở bạn nên đến gặp bác sĩ, ngay cả khi chưa cảm thấy có vấn đề gì về sức khỏe. Khi nhận thức sớm hơn về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, bạn có thể điều chỉnh thói quen và lối sống kịp thời, trước khi mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng.
Các bạn còn nhớ ví dụ về cơn đau tim đầu tiên không? Vấn đề không xuất hiện khi có cơn đau tim đó, mà có thể là từ một thói quen xấu từ vài chục năm trước. Đó là ý nghĩa của Y học 3.0, nơi bạn ngăn không cho quả trứng rơi ngay từ đầu, thay vì cố gắng bắt quả trứng khi nó đã rơi rất nhanh và không thể kiểm soát được. Hãy bắt đầu chăm sóc bản thân từ hôm nay để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và trọn vẹn hơn nhé!
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Sức Mạnh Của Y Học 3.0: Quét Khuôn Mặt Để Đo Sức Khỏe
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 2 từ khoá mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Y học 3.0
- Quang ảnh xuyên da
Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh và thao tác quét khuôn mặt trong 30 giây là bạn có thể xác định được tuổi da mặt, chỉ số căng thẳng tinh thần, nguy cơ đột quỵ, nguy cơ đau tim, và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác về sức khỏe. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó chính là sức mạnh của nền Y học 3.0 mà chúng ta đang bước vào.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai điều. Thứ nhất là sự phát triển của y học từ 1.0 đến 3.0 và vai trò của từng giai đoạn trong việc kéo dài tuổi thọ trung bình của con người. Thứ hai là thực hành quét khuôn mặt trong 30 giây bằng ứng dụng LivWell cùng với trải nghiệm thực tế của Linh.
Bạn có thắc mắc làm thế nào chỉ với một chiếc điện thoại và 30 giây quét khuôn mặt, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình không? Đó chính là sức mạnh của Y học 3.0. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá cách mà công nghệ này đang thay đổi cách chúng ta chăm sóc sức khỏe.
1. Xu Hướng Tuổi Thọ Của Con Người
2. 3 Giai Đoạn Của Y Học
2.1. Y Học 1.0: Y Học Kinh Nghiệm
Để lý giải cho cuộc cách mạng về tuổi thọ ở trên, Linh sẽ chia sẻ cho các bạn về 3 khái niệm Y học 1.0, 2.0, và 3.0 của bác sĩ Peter Attia, một chuyên gia nghiên cứu về tuổi thọ.
Đầu tiên là Y học 1.0 hay Y học trước khi khoa học xuất hiện. Giai đoạn này diễn ra từ khi con người xuất hiện đến cuối thế kỷ 19. Y học 1.0 dựa trên niềm tin về các vị thần. Nếu bạn bị sốt, đó là do thần linh đang trừng phạt bạn. Thầy thuốc sẽ đưa ra kết luận dựa trên việc quan sát trực tiếp biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân hoặc kinh nghiệm cá nhân của mình. Việc điều trị thường dựa trên các phương pháp như thảo dược, phẫu thuật đơn giản, hay các mẹo dân gian. Kết quả là tuổi thọ trung bình của con người chỉ trên dưới 30 tuổi. Nguyên nhân tử vong thường liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phụ nữ sinh con cũng rất cao. Quá trình sinh nở cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
2.2. Y Học 2.0: Y Học Khoa Học
Sự chuyển đổi từ Y học 1.0 sang 2.0 mất khoảng 300 năm. Sự thay đổi này bắt đầu xảy ra vào thế kỷ 17, khi Francis Bacon hệ thống hóa phương pháp khoa học thực nghiệm. Phương pháp này bao gồm quan sát, đưa ra giả thuyết, thiết kế thí nghiệm, và đo lường kết quả. Nhưng mãi đến 200 năm sau, vào cuối thế kỷ 19, sự chuyển đổi hoàn toàn sang Y học 2.0 mới thực sự xảy ra, nhờ 3 yếu tố chính là lý thuyết mầm bệnh, quá trình tư duy khoa học, và khả năng tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.
Sau đó, nhiều khám phá quan trọng khác tiếp tục xuất hiện, như kính hiển vi, lý thuyết vi khuẩn, và sự phát triển của các liệu pháp kháng khuẩn. Những khám phá này, cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, đã thay đổi đáng kể tuổi thọ con người. Các căn bệnh chết người như bại liệt, đậu mùa, HIV/AIDS đã được kiểm soát.
Sức mạnh của Y học 2.0 được thể hiện rõ nhất khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Các bạn có nhớ là chỉ vài tuần sau khi đại dịch bắt đầu, bộ gen của virus đã được giải mã. Và trong vòng một năm, nhiều loại vắc xin đã được phát triển, thử nghiệm, và sản xuất hàng loạt.
Như các bạn có thể thấy, chỉ 100 năm tính từ cuối thế kỷ 19 đến nay, tuổi thọ của con người đã tăng gấp đôi - một điều vô cùng ấn tượng đúng không? Những tình huống cấp tính như tai nạn, nhiễm trùng, suy tim, suy thận, phẫu thuật cắt ruột thừa có thể được chữa trị kịp thời. Các ca mang thai phức tạp cũng được xử lý dễ dàng hơn.
Dù vậy, bác sĩ Peter cho rằng Y học 2.0 đã đạt đến giới hạn. Với các căn bệnh mãn tính phức tạp, gây tử vong hàng đầu hiện nay như bệnh tim, ung thư, bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh tiểu đường loại 2, Y học 2.0 phần lớn đang điều trị các triệu chứng và các giai đoạn tiến triển của bệnh, thay vì ngăn chặn chúng ngay từ đầu. Bác sĩ Peter đã ví điều này giống như việc bạn cố bắt một quả trứng rơi từ một toà nhà cao tầng, thay vì tìm cách ngăn chặn quả trứng rơi xuống từ đầu. Và đó là khi Y học 3.0 bắt đầu.
2.3. Y Học 3.0: Cá Nhân Hóa Và Dự Phòng Sớm
Theo bác sĩ Peter, Y học 3.0 ra đời để giải quyết những điểm yếu, chứ không phải thay thế Y học 2.0. Chúng ta vẫn cần hệ thống y học khoa học để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, nhưng Y học 3.0 sẽ giảm số lần phải can thiệp Y học 2.0, làm cho các bệnh mãn tính ít nghiêm trọng hơn, và xảy ra muộn hơn trong cuộc sống. Hay nói cách khác, Y học 3.0 sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe của bạn, thay vì chỉ điều trị các triệu chứng khi chúng đã xuất hiện.
Ví dụ, khi ai đó lên cơn đau tim, thì đó không phải là thời điểm bắt đầu căn bệnh. Trên thực tế, chứng xơ vữa động mạch đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, các yếu tố gây bệnh tưởng chừng nhỏ nhặt đã tích tụ qua nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Đó là lý do khi các căn bệnh này đã ăn sâu, rất khó để loại bỏ chúng. Mục tiêu của Y học 3.0 là tìm cách để tránh cơn đau tim đó ngay từ đầu.
Làm sao tránh được cơn đau tim này? Y học 3.0 sẽ sử dụng dữ liệu cá nhân của bạn, như các xét nghiệm di truyền, hay các chỉ số sinh học khác, để tạo ra các kế hoạch điều trị và phòng ngừa được điều chỉnh cho từng cá nhân. Không chỉ tập trung vào sức khoẻ thể chất, Y học 3.0 cũng chú trọng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Và cuối cùng, mục tiêu của Y học 3.0 không chỉ là giúp bạn sống lâu hơn, mà còn sống vui khoẻ hơn.
Nói tóm lại, 3 từ khoá của Y học 3.0 bạn cần nhớ là: cá nhân hóa, dự phòng sớm, và bằng chứng thông tin.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa Y học 2.0 và 3.0 là vai trò chủ động của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Với Y học 2.0, bạn là bệnh nhân được chữa bệnh - một cách thụ động. Ngược lại, Y học 3.0 khuyến khích bạn chăm sóc sức khoẻ chủ động hơn. Một là chủ động tìm hiểu thông tin y học cơ bản, ví dụ như bắt đầu bằng việc xem các chuỗi bài viết về sức khoẻ như Sống 100 Tuổi. Mục tiêu là bạn có thể quen với các khái niệm cơ bản, nắm bắt các công nghệ và tiến bộ y học mới nhất. Tiếp theo, quan trọng hơn, là thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh. Chăm sóc sức khỏe không nên là việc làm lúc có lúc không, mà cần được tích hợp vào lối sống hàng ngày của bạn. Có như vậy, những thói quen tốt này mới duy trì được lâu dài. Và trong chuỗi bài viết Sống 100 Tuổi này, Linh và LivWell sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và công cụ để chăm sóc sức khoẻ chủ động mỗi ngày một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
3. Thực Hành: Quét Khuôn Mặt Cùng Ứng Dụng LivWell
Thật sự thì Y học 3.0 không phải là một ý tưởng xa vời. Trên thực tế, nó đã bắt đầu được triển khai trong nhiều lĩnh vực y tế, nơi mỗi bệnh nhân đều có hồ sơ bệnh án riêng, quy trình thăm khám được cá nhân hoá hơn. Điều thú vị là bên cạnh việc đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm như thử máu, nước tiểu, chụp siêu âm vào đợt khám sức khỏe tổng quát hàng năm, bạn cũng có thể chủ động theo dõi các chỉ số sinh học cơ bản của mình ngay tại nhà, hàng ngày, hàng tuần, chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
Hãy để Linh chỉ cho bạn cách quét khuôn mặt trong 30 giây trên ứng dụng LivWell để nhận thông tin về chỉ số khối cơ thể, nhịp tim, huyết áp, tuổi da mặt, chỉ số căng thẳng tinh thần, và 7 rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
Theo LivWell, tính năng này hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ TOI với camera điện thoại, kết hợp thông tin cá nhân và lịch sử bệnh của bạn để có được thông tin sức khỏe chính xác và cá nhân hoá.
TOI là viết tắt của Transdermal Optical Imaging, tiếng Việt là công nghệ quang ảnh xuyên da. Trong bài viết tiếp theo, Linh sẽ nói rõ hơn vì sao một chiếc camera thông thường có thể đo lường các chỉ số sinh học của bạn, và quy trình Linh đã so sánh các chỉ số trên ứng dụng với con số đo được bằng thiết bị y tế chuyên dụng. Với bài viết này, chúng ta sẽ thực hành quét khuôn mặt trước.
Đây là bản báo cáo sức khỏe mà bạn sẽ nhận được. Sau khi quét khuôn mặt, ứng dụng sẽ trả về cho bạn một bản báo cáo với 5 cột chính là chỉ số sức khỏe, tinh thần, thể chất, sinh lý, và rủi ro. Ở mỗi cột sẽ bao gồm các chỉ số chi tiết hơn. Chúng ta hãy bắt đầu nha.
Đầu tiên, hãy tải ứng dụng LivWell trên App Store hoặc Google Play hoặc các bạn có thể quét mã QR ở bên trên.
Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể bắt đầu sử dụng công cụ Quét khuôn mặt hoàn toàn miễn phí. Trước đó, bạn sẽ cần nhập bốn thông tin cơ bản là ngày sinh, giới tính, chiều cao, và cân nặng. Cũng rất nhanh thôi, bạn chỉ cần kéo số để chọn.
Tiếp theo, hãy kiếm một nơi có ánh sáng tốt để có chất lượng quét tốt hơn. Trong giao diện quét khuôn mặt, hãy giữ mặt của bạn trong khung hình bầu dục trong vòng 30 giây. Các bạn lưu ý là cần tháo tháo kính ra, và các bạn nữ nên hạn chế trang điểm để có kết quả chính xác nhất nha. Các bạn có thể tìm 1 điểm tựa để giữ chiếc điện thoại của mình được cố định trong lúc quét như thế này.
Sau đó, ứng dụng sẽ phân tích thông tin khuôn mặt và chấm điểm chỉ số sức khỏe tổng quan của bạn trên thang điểm 100, và chấm điểm các cột chính trên thang điểm 5. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các chỉ số này. Bây giờ, các bạn hãy tải ứng dụng LivWell và quét khuôn mặt trước nha.
Các bạn có thể quét khuôn mặt hàng ngày, hàng tuần, mỗi 2 tuần để theo dõi sự thay đổi trong cơ thể. Linh thấy là ứng dụng LivWell có thể hiển thị kết quả của 10 lần quét gần nhất.
Lời Kết
Các bạn lưu ý rằng kết quả này không thay thế cho việc thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Mục đích của việc quét khuôn mặt là giúp bạn nâng cao nhận thức về tình trạng sức khỏe tổng quát của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dần quen thuộc với các chỉ số sức khỏe cơ bản và mức tiêu chuẩn của cơ thể. Nếu có sự thay đổi trong các chỉ số này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Đây cũng là tín hiệu nhắc nhở bạn nên đến gặp bác sĩ, ngay cả khi chưa cảm thấy có vấn đề gì về sức khỏe. Khi nhận thức sớm hơn về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, bạn có thể điều chỉnh thói quen và lối sống kịp thời, trước khi mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng.
Các bạn còn nhớ ví dụ về cơn đau tim đầu tiên không? Vấn đề không xuất hiện khi có cơn đau tim đó, mà có thể là từ một thói quen xấu từ vài chục năm trước. Đó là ý nghĩa của Y học 3.0, nơi bạn ngăn không cho quả trứng rơi ngay từ đầu, thay vì cố gắng bắt quả trứng khi nó đã rơi rất nhanh và không thể kiểm soát được. Hãy bắt đầu chăm sóc bản thân từ hôm nay để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và trọn vẹn hơn nhé!
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.