Trong cuộc sống hằng ngày, không tránh khỏi có những lúc chúng ta muốn chi tiêu theo cảm tính, mua một cái gì đó ngoài kế hoạch. Vậy làm thế nào để thành công hạn chế tình trạng này và không gây ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính cá nhân? Hy vọng 5 điều Linh thường áp dụng dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

Trong kế hoạch tài chính cá nhân này, bạn cần viết cụ thể từng con số cho những thứ bạn cần và muốn mua hàng tháng. Dựa trên thu nhập của mình, bạn hãy trừ ra số tiền mình muốn tiết kiệm hoặc đầu tư, tiếp đó trừ đi chi phí sinh hoạt thiết yếu, phần còn lại bạn chia giữa những thế loại khác như đào tạo, du lịch, và mua sắm. Sau khi có danh sách này, mỗi lần nảy sinh ý định mua bất cứ thứ gì ngoài kế hoạch thì bạn hãy đọc lại nó. Khi theo dõi được chi tiêu và biết điều gì sẽ ảnh hưởng đến ngân sách hàng tháng của mình, bạn sẽ có thể cân nhắc cẩn trọng hơn, tránh vung tay quá trán.

2. HÃY LÊN DANH SÁCH NHỮNG THỨ CẦN MUA MỖI LẦN BẠN ĐI MUA SẮM

Trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy viết ra những thứ mình thực sự cần mua. Ví dụ như một tuần trước khi đi siêu thị, Linh thường sẽ dán giấy ghi chú lên cửa tủ lạnh và trong tuần, mọi thành viên đều có thể viết những thứ mình cần vào đó. Với những nhu cầu không bức thiết như quần áo hoặc đồ dùng nhà cửa, gia đình Linh sẽ chia sẻ với nhau để mọi người có thể cùng để ý xem trên thị trường có sản phẩm nào đang bán với mức giá tốt hay không. Cách này sẽ giúp bạn có thể mua sắm những thứ mình thật sự cần thay vì những thứ bạn muốn mua hoặc chỉ vô tình trông thấy tại cửa hàng.

3. HÃY ĐẦU TƯ VÀO SỞ THÍCH VÀ THÓI QUEN DÀI HẠN

Để hạn chế cám dỗ của việc mua sắm theo cảm tính, bạn nên đầu tư thời gian của mình vào những sở thích, thói quen dài hạn hoặc các hoạt động có ý nghĩa. Ví dụ, thay vì đi mua sắm hay đến trung tâm thương mại, bạn có thể đăng ký các chương trình học nâng cao kỹ năng để phát triển bản thân. Hoặc thay vì đi ăn ở ngoài, bạn cũng có thể lên thực đơn để cùng gia đình tự nấu ăn tại nhà. Hãy theo đuổi những hoạt động không tốn kém tiền bạc mà vẫn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho bạn và gia đình. Chính trải nghiệm và thời gian bên người thân yêu là khoản đầu tư giá trị nhất!

4. BẠN ĐỪNG MUA NGAY MÀ HÃY THỬ CHỜ ĐỢI VÀI NGÀY

Khi đam mê mua sắm trỗi dậy thì mọi món đồ trước mắt đều trở nên đáng mua. Lúc ấy, chúng ta sẽ tự thôi miên bản thân rằng mình thực sự cần món đồ đó. Nhưng theo kinh nghiệm của Linh, nếu bạn đừng mua ngay mà chờ đợi vài ngày, tự tách mình ra khỏi tình huống mua sắm ấy và dành thời gian để suy nghĩ thêm thì sau đó, phần đông chúng ta thường sẽ nhận thấy là mình cũng không cần nó đến vậy. Linh thường dành ra từ một tuần đến một tháng để cân nhắc mình có nên xuống tiền hay không, phụ thuộc vào giá trị và độ thiết yếu của món đồ.

5. CÂN NHẮC GIỮA VIỆC MUA ĐỒ MỚI HAY TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI THÂN, BẠN BÈ

Hãy tự hỏi mình rằng có món đồ nào bạn có thể tái sử dụng với chức năng tương tự hay thay thế với chất lượng tương đương nhưng chi phí hợp lý hơn không? Bạn cũng có thể trao đổi các món đồ mình có với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp để lấy những món mình cần. Ví dụ nếu muốn mua quần áo mới thì bạn có thể trao đổi với bạn bè thân thiết có cùng số đo và sở thích chẳng hạn. Những món này là cũ đối với người mình đã trao đổi, những là mới đối với bản thân mình!
Sau khi đã cân nhắc 5 cách trên đây, nếu cuối cùng bạn vẫn quyết định mua thì hãy lên cho mình một lộ trình hay kế hoạch mua sắm cụ thể chứ đừng vung tay quá trán để rồi hối hận. Hãy so sánh chất lượng giữa các thương hiệu và nhà cung cấp, cân nhắc hình thức mua hàng, thanh toán phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Linh chúc bạn thành công trở thành người chi tiêu thông minh và hiệu quả nhé!
Bạn có thể đọc thêm về chủ đề Làm sao loại bỏ thói quen mua sắm không kiểm soát tại đây.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Trong cuộc sống hằng ngày, không tránh khỏi có những lúc chúng ta muốn chi tiêu theo cảm tính, mua một cái gì đó ngoài kế hoạch. Vậy làm thế nào để thành công hạn chế tình trạng này và không gây ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính cá nhân? Hy vọng 5 điều Linh thường áp dụng dưới đây sẽ hữu ích với bạn.

Trong kế hoạch tài chính cá nhân này, bạn cần viết cụ thể từng con số cho những thứ bạn cần và muốn mua hàng tháng. Dựa trên thu nhập của mình, bạn hãy trừ ra số tiền mình muốn tiết kiệm hoặc đầu tư, tiếp đó trừ đi chi phí sinh hoạt thiết yếu, phần còn lại bạn chia giữa những thế loại khác như đào tạo, du lịch, và mua sắm. Sau khi có danh sách này, mỗi lần nảy sinh ý định mua bất cứ thứ gì ngoài kế hoạch thì bạn hãy đọc lại nó. Khi theo dõi được chi tiêu và biết điều gì sẽ ảnh hưởng đến ngân sách hàng tháng của mình, bạn sẽ có thể cân nhắc cẩn trọng hơn, tránh vung tay quá trán.

2. HÃY LÊN DANH SÁCH NHỮNG THỨ CẦN MUA MỖI LẦN BẠN ĐI MUA SẮM

Trước khi ra khỏi nhà, bạn hãy viết ra những thứ mình thực sự cần mua. Ví dụ như một tuần trước khi đi siêu thị, Linh thường sẽ dán giấy ghi chú lên cửa tủ lạnh và trong tuần, mọi thành viên đều có thể viết những thứ mình cần vào đó. Với những nhu cầu không bức thiết như quần áo hoặc đồ dùng nhà cửa, gia đình Linh sẽ chia sẻ với nhau để mọi người có thể cùng để ý xem trên thị trường có sản phẩm nào đang bán với mức giá tốt hay không. Cách này sẽ giúp bạn có thể mua sắm những thứ mình thật sự cần thay vì những thứ bạn muốn mua hoặc chỉ vô tình trông thấy tại cửa hàng.

3. HÃY ĐẦU TƯ VÀO SỞ THÍCH VÀ THÓI QUEN DÀI HẠN

Để hạn chế cám dỗ của việc mua sắm theo cảm tính, bạn nên đầu tư thời gian của mình vào những sở thích, thói quen dài hạn hoặc các hoạt động có ý nghĩa. Ví dụ, thay vì đi mua sắm hay đến trung tâm thương mại, bạn có thể đăng ký các chương trình học nâng cao kỹ năng để phát triển bản thân. Hoặc thay vì đi ăn ở ngoài, bạn cũng có thể lên thực đơn để cùng gia đình tự nấu ăn tại nhà. Hãy theo đuổi những hoạt động không tốn kém tiền bạc mà vẫn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho bạn và gia đình. Chính trải nghiệm và thời gian bên người thân yêu là khoản đầu tư giá trị nhất!

4. BẠN ĐỪNG MUA NGAY MÀ HÃY THỬ CHỜ ĐỢI VÀI NGÀY

Khi đam mê mua sắm trỗi dậy thì mọi món đồ trước mắt đều trở nên đáng mua. Lúc ấy, chúng ta sẽ tự thôi miên bản thân rằng mình thực sự cần món đồ đó. Nhưng theo kinh nghiệm của Linh, nếu bạn đừng mua ngay mà chờ đợi vài ngày, tự tách mình ra khỏi tình huống mua sắm ấy và dành thời gian để suy nghĩ thêm thì sau đó, phần đông chúng ta thường sẽ nhận thấy là mình cũng không cần nó đến vậy. Linh thường dành ra từ một tuần đến một tháng để cân nhắc mình có nên xuống tiền hay không, phụ thuộc vào giá trị và độ thiết yếu của món đồ.

5. CÂN NHẮC GIỮA VIỆC MUA ĐỒ MỚI HAY TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI THÂN, BẠN BÈ

Hãy tự hỏi mình rằng có món đồ nào bạn có thể tái sử dụng với chức năng tương tự hay thay thế với chất lượng tương đương nhưng chi phí hợp lý hơn không? Bạn cũng có thể trao đổi các món đồ mình có với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp để lấy những món mình cần. Ví dụ nếu muốn mua quần áo mới thì bạn có thể trao đổi với bạn bè thân thiết có cùng số đo và sở thích chẳng hạn. Những món này là cũ đối với người mình đã trao đổi, những là mới đối với bản thân mình!
Sau khi đã cân nhắc 5 cách trên đây, nếu cuối cùng bạn vẫn quyết định mua thì hãy lên cho mình một lộ trình hay kế hoạch mua sắm cụ thể chứ đừng vung tay quá trán để rồi hối hận. Hãy so sánh chất lượng giữa các thương hiệu và nhà cung cấp, cân nhắc hình thức mua hàng, thanh toán phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Linh chúc bạn thành công trở thành người chi tiêu thông minh và hiệu quả nhé!
Bạn có thể đọc thêm về chủ đề Làm sao loại bỏ thói quen mua sắm không kiểm soát tại đây.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.