3 Loại Căng Thẳng Thường Gặp Và Cách Quản Lý Chúng

Căng thẳng là cảm giác xuất hiện khi các yêu cầu đã vượt quá so với khả năng, khiến bạn trở nên mất kiểm soát. Căng thẳng có thể tích cực vì nó là tác nhân thúc đẩy bạn phản ứng nhanh nhạy hơn, trở thành động lực hoặc như lời cảnh báo sẵn sàng cho các trường hợp nguy hiểm. Nhưng căng thẳng cũng có thể trở thành vấn đề nếu bạn không thể giải quyết được nguyên nhân sinh ra nó.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải những tác nhân gây ra căng thẳng nhiều lần trong ngày, từ cuộc sống cá nhân đến công việc. Hãy cùng tìm hiểu ba loại căng thẳng thường gặp và cách quản lý chúng nhé! 🧠

1. Căng Thẳng Về Thời Gian

Bạn gặp loại căng thẳng này khi có quá nhiều thứ cần làm, sợ thiếu thời gian hoàn thành công việc. Cảm giác này khiến bạn thấy bị mắc kẹt và không hạnh phúc. Bạn cần học cách quản lý thời gian và các đầu việc hiệu quả hơn bằng cách:

a) Liệt kê danh sách các công việc cần làm. Sau đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các đầu việc và ghi chú cụ thể thời gian bắt đầu lẫn thời hạn hoàn thành. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát được trong một ngày mình có thể hoàn thành tối đa bao nhiêu việc.

b) Nếu bạn có những đầu việc khác chưa thể hoàn thành hoặc khi bạn phải quản lý nhiều dự án cùng lúc, bạn cần học cách phân phối, giao việc cho người khác. Đừng cố gắng tự làm mọi thứ.

c) Xác định đâu là thời gian mình làm việc hiệu quả và dùng nó tập trung xử lý những nhiệm vụ quan trọng nhất. Linh thường tập trung nhất vào buổi sáng nên Linh sẽ làm các công việc cần sự sáng tạo cao từ 8h sáng đến 12h. Sau giờ trưa khi mức năng lượng giảm xuống, Linh thường sẽ dành để giải quyết các công việc ít quan trọng hơn như họp hành, phân tích số liệu (vì với Linh nhiệm vụ này dễ). Lưu ý, hãy chỉ kiểm tra email vào những thời điểm cố định trong ngày.

d) Học cách nói không với những công việc bạn không có đủ thời gian và năng lực để thực hiện.

2. Căng Thẳng Về Sự Kiện Tương Lai

Đó là khi bạn lo lắng về một sự kiện sắp xảy ra trong tương lai. Ví dụ như bài thuyết trình trước khách hàng, phỏng vấn tìm việc hay kỳ thi công chức. Đôi khi, loại căng thẳng này lại có ích vì nó giúp bạn chuẩn bị tốt cho những rủi ro.
a) Mỗi buổi sáng, Linh thường dành 15 phút để thiền. Thiền giúp bạn tập trung vào khoảnh khắc hiện tại hơn là tưởng tượng về tương lai. Trong lúc thiền, Linh sẽ gửi lời cảm ơn vũ trụ cho những gì mình đang có như sức khỏe, gia đình, công việc.
b) Để giảm thiểu căng thẳng, bạn có thể sử dụng phương pháp “hình dung tích cực”, nghĩa là nghĩ về những hình ảnh, kết quả tích cực sắp xảy ra trong tương lai. Linh hình dung một ngày sắp tới của mình với những hình ảnh tích cực: mình sẽ làm việc với nhóm hiệu quả thế nào, gặp gỡ đối tác thuận lợi ra sao. Bằng cách này, bạn sẽ bắt đầu một ngày với năng lượng tươi mới, sáng tạo hơn, dễ dàng giải quyết xung đột và có thể lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người.

3. Tình Huống Gây Căng Thẳng

Loại căng thẳng này xảy ra khi bạn rơi vào một tình huống bất ngờ mà mình không thể kiểm soát được. Đó có thể là một xung đột giữa đồng nghiệp, thông báo cắt giảm nhân sự, hay khi mắc lỗi trước khách hàng. Cách để quản trị nó là:
a) Bạn phải nhận thức rõ ràng về bản thân, nhận biết rõ đâu là các tín hiệu thể chất và cảm xúc của mình trước xung đột.
b) Trong cuộc sống, bạn không thể kiểm soát việc người khác làm mà chỉ có thể kiểm soát cách mình phản ứng. Sau khi giải thích rõ quan điểm của mình trong một cuộc xung đột, nếu đối phương tiếp tục thể hiện sự tức giận thì bạn có hai lựa chọn. Một là tức giận và la hét theo - kết quả là không ai nghe ai và không giải quyết được tình huống. Hai là dù tức giận, bạn hãy cố kiểm soát bản thân, giữ bình tĩnh, tìm cách giải quyết khác hoặc tạm dừng cuộc đối thoại để có thời gian nghiên cứu thêm. Bạn có thể đọc thêm Làm Sao Để Kiểm Soát Sự Tức Giận ở công ty tại đây.
Căng thẳng không đánh gục ta mà chính cách ta phản ứng với nó đóng vai trò quyết định. Thấu hiểu bản chất và cách thức ứng phó với từng loại căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua nó, làm việc hiệu quả, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và sống lành mạnh hơn. Bạn thường giải tỏa căng thẳng như thế nào? Hãy chia sẻ cùng Linh nhé! 🌼
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Loại Căng Thẳng Thường Gặp Và Cách Quản Lý Chúng

Căng thẳng là cảm giác xuất hiện khi các yêu cầu đã vượt quá so với khả năng, khiến bạn trở nên mất kiểm soát. Căng thẳng có thể tích cực vì nó là tác nhân thúc đẩy bạn phản ứng nhanh nhạy hơn, trở thành động lực hoặc như lời cảnh báo sẵn sàng cho các trường hợp nguy hiểm. Nhưng căng thẳng cũng có thể trở thành vấn đề nếu bạn không thể giải quyết được nguyên nhân sinh ra nó.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải những tác nhân gây ra căng thẳng nhiều lần trong ngày, từ cuộc sống cá nhân đến công việc. Hãy cùng tìm hiểu ba loại căng thẳng thường gặp và cách quản lý chúng nhé! 🧠

1. Căng Thẳng Về Thời Gian

Bạn gặp loại căng thẳng này khi có quá nhiều thứ cần làm, sợ thiếu thời gian hoàn thành công việc. Cảm giác này khiến bạn thấy bị mắc kẹt và không hạnh phúc. Bạn cần học cách quản lý thời gian và các đầu việc hiệu quả hơn bằng cách:

a) Liệt kê danh sách các công việc cần làm. Sau đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các đầu việc và ghi chú cụ thể thời gian bắt đầu lẫn thời hạn hoàn thành. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát được trong một ngày mình có thể hoàn thành tối đa bao nhiêu việc.

b) Nếu bạn có những đầu việc khác chưa thể hoàn thành hoặc khi bạn phải quản lý nhiều dự án cùng lúc, bạn cần học cách phân phối, giao việc cho người khác. Đừng cố gắng tự làm mọi thứ.

c) Xác định đâu là thời gian mình làm việc hiệu quả và dùng nó tập trung xử lý những nhiệm vụ quan trọng nhất. Linh thường tập trung nhất vào buổi sáng nên Linh sẽ làm các công việc cần sự sáng tạo cao từ 8h sáng đến 12h. Sau giờ trưa khi mức năng lượng giảm xuống, Linh thường sẽ dành để giải quyết các công việc ít quan trọng hơn như họp hành, phân tích số liệu (vì với Linh nhiệm vụ này dễ). Lưu ý, hãy chỉ kiểm tra email vào những thời điểm cố định trong ngày.

d) Học cách nói không với những công việc bạn không có đủ thời gian và năng lực để thực hiện.

2. Căng Thẳng Về Sự Kiện Tương Lai

Đó là khi bạn lo lắng về một sự kiện sắp xảy ra trong tương lai. Ví dụ như bài thuyết trình trước khách hàng, phỏng vấn tìm việc hay kỳ thi công chức. Đôi khi, loại căng thẳng này lại có ích vì nó giúp bạn chuẩn bị tốt cho những rủi ro.
a) Mỗi buổi sáng, Linh thường dành 15 phút để thiền. Thiền giúp bạn tập trung vào khoảnh khắc hiện tại hơn là tưởng tượng về tương lai. Trong lúc thiền, Linh sẽ gửi lời cảm ơn vũ trụ cho những gì mình đang có như sức khỏe, gia đình, công việc.
b) Để giảm thiểu căng thẳng, bạn có thể sử dụng phương pháp “hình dung tích cực”, nghĩa là nghĩ về những hình ảnh, kết quả tích cực sắp xảy ra trong tương lai. Linh hình dung một ngày sắp tới của mình với những hình ảnh tích cực: mình sẽ làm việc với nhóm hiệu quả thế nào, gặp gỡ đối tác thuận lợi ra sao. Bằng cách này, bạn sẽ bắt đầu một ngày với năng lượng tươi mới, sáng tạo hơn, dễ dàng giải quyết xung đột và có thể lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người.

3. Tình Huống Gây Căng Thẳng

Loại căng thẳng này xảy ra khi bạn rơi vào một tình huống bất ngờ mà mình không thể kiểm soát được. Đó có thể là một xung đột giữa đồng nghiệp, thông báo cắt giảm nhân sự, hay khi mắc lỗi trước khách hàng. Cách để quản trị nó là:
a) Bạn phải nhận thức rõ ràng về bản thân, nhận biết rõ đâu là các tín hiệu thể chất và cảm xúc của mình trước xung đột.
b) Trong cuộc sống, bạn không thể kiểm soát việc người khác làm mà chỉ có thể kiểm soát cách mình phản ứng. Sau khi giải thích rõ quan điểm của mình trong một cuộc xung đột, nếu đối phương tiếp tục thể hiện sự tức giận thì bạn có hai lựa chọn. Một là tức giận và la hét theo - kết quả là không ai nghe ai và không giải quyết được tình huống. Hai là dù tức giận, bạn hãy cố kiểm soát bản thân, giữ bình tĩnh, tìm cách giải quyết khác hoặc tạm dừng cuộc đối thoại để có thời gian nghiên cứu thêm. Bạn có thể đọc thêm Làm Sao Để Kiểm Soát Sự Tức Giận ở công ty tại đây.
Căng thẳng không đánh gục ta mà chính cách ta phản ứng với nó đóng vai trò quyết định. Thấu hiểu bản chất và cách thức ứng phó với từng loại căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua nó, làm việc hiệu quả, tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và sống lành mạnh hơn. Bạn thường giải tỏa căng thẳng như thế nào? Hãy chia sẻ cùng Linh nhé! 🌼
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.