Làm Sao Chuyển Công Việc Ngắn Hạn Thành Sự Nghiệp Lâu Dài?
Công việc và sự nghiệp đều giúp chúng ta kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau.
Công việc là các đầu việc mang tính chất ngắn hạn để kiếm tiền cho các nhu cầu cơ bản. Bạn hoàn thành xong các công việc được giao và tan làm. Công việc có thể là toàn thời gian (full-time) hay bán thời gian (part-time) với lương được trả theo giờ. Thay vì tập trung vào phát triển chuyên môn, bạn tập tập trung vào việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
Sự nghiệp chính là khi bạn định nghĩa công việc hiện tại như một “hành trình” lâu dài với lộ trình rõ ràng. Đó là hành trình của trải nghiệm, kinh nghiệm và tinh thần học hỏi. Sự nghiệp đòi hỏi tích luỹ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tới một mức độ nhất định trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Khi theo đuổi sự nghiệp, ngoài lương thưởng, lộ trình thăng tiến, bạn còn đạt được niềm tự hào cá nhân và hiểu rõ giá trị bản thân.
Vậy làm sao để bạn có thể chuyển một công việc ngắn hạn thành một sự nghiệp dài hạn? 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Hãy Làm Việc Chăm Chỉ Và Chủ Động Nhận Lãnh Nhiều Trách Nhiệm Hơn
Công việc hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Vì thế, hãy luôn làm công việc của mình thật chăm chỉ. Hãy chủ động đề xuất được tham gia vào nhiều dự án và nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn. Đây là cơ hội giúp bạn phát triển kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, và ghi điểm trong mắt mọi người. Chính chất lượng công việc bạn hoàn thành, tinh thần ham học hỏi sẽ giúp bạn tạo ra những cơ hội mới cho sự nghiệp tương lai.
2. Không Ngừng Học Hỏi Và Phát Triển
Khi đã xác định mình muốn theo đuổi con đường sự nghiệp nào, bạn hãy tìm hiểu đâu là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cần có để hiện thực hóa nó. Sau đó, hãy tìm cách phát triển trình độ của mình thông qua từng công việc hằng ngày, qua sách vở hay các khóa đào tạo chuyên môn từ online đến offline.
Tùy nhu cầu và khả năng, bạn có thể đăng ký các khóa học trực tuyến từ miễn phí đến trả phí trên các nền tảng như Coursera, Linkedin Learning, Google Digital Garage, Outlier, Harvard Online Learning hay Open Yale Courses.
Ngoài ra, để tìm hiểu bạn đang phát triển kiến thức theo chiều dọc (Vertical Growth), chiều ngang (Horizontal Growth) hay hình chữ T trong sự nghiệp, hãy tham khảo bài viết
3. Tìm Cho Mình Một Người Cố Vấn
Việc có một cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp, bạn bè có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Họ có thể giúp bạn cho lời khuyên, đúc kết bài học kinh nghiệm, phân tích tình hình và chọn hướng đi phù hợp nhất trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Để tìm được một người sẵn lòng hướng dẫn và chỉ dạy cho mình, bạn có thể tham khảo bài viết
4. Mở Rộng Vòng Kết Nối (Networking)
Hội thảo, hội nghị và các sự kiện xã hội có thể là những nơi tuyệt vời để gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể mở rộng mạng lưới của mình để có thêm nhiều tài nguyên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, nhận lời khuyên và nhận được lời giới thiệu việc làm triển vọng.
Để biết cách mở rộng vòng kết nối khi làm việc tại nhà, hãy xem video
Hầu hết mọi người đều bắt đầu bằng một công việc có trình độ sơ cấp trước khi tiến bộ qua nấc thang sự nghiệp khác nhau để có được kinh nghiệm cần thiết đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Nếu một công việc kéo dài trong vài tháng đến vài năm thì theo đuổi một sự nghiệp có thể mất đến hàng chục năm chăm chỉ làm việc. Quan trọng bạn phải biết mình đang tìm kiếm một công việc hay một sự nghiệp để có thể lập kế hoạch cụ thể cho tương lai.
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Làm Sao Chuyển Công Việc Ngắn Hạn Thành Sự Nghiệp Lâu Dài?
Công việc và sự nghiệp đều giúp chúng ta kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau.
Công việc là các đầu việc mang tính chất ngắn hạn để kiếm tiền cho các nhu cầu cơ bản. Bạn hoàn thành xong các công việc được giao và tan làm. Công việc có thể là toàn thời gian (full-time) hay bán thời gian (part-time) với lương được trả theo giờ. Thay vì tập trung vào phát triển chuyên môn, bạn tập tập trung vào việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
Sự nghiệp chính là khi bạn định nghĩa công việc hiện tại như một “hành trình” lâu dài với lộ trình rõ ràng. Đó là hành trình của trải nghiệm, kinh nghiệm và tinh thần học hỏi. Sự nghiệp đòi hỏi tích luỹ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tới một mức độ nhất định trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Khi theo đuổi sự nghiệp, ngoài lương thưởng, lộ trình thăng tiến, bạn còn đạt được niềm tự hào cá nhân và hiểu rõ giá trị bản thân.
Vậy làm sao để bạn có thể chuyển một công việc ngắn hạn thành một sự nghiệp dài hạn? 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Hãy Làm Việc Chăm Chỉ Và Chủ Động Nhận Lãnh Nhiều Trách Nhiệm Hơn
Công việc hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn. Vì thế, hãy luôn làm công việc của mình thật chăm chỉ. Hãy chủ động đề xuất được tham gia vào nhiều dự án và nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn. Đây là cơ hội giúp bạn phát triển kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, và ghi điểm trong mắt mọi người. Chính chất lượng công việc bạn hoàn thành, tinh thần ham học hỏi sẽ giúp bạn tạo ra những cơ hội mới cho sự nghiệp tương lai.
2. Không Ngừng Học Hỏi Và Phát Triển
Khi đã xác định mình muốn theo đuổi con đường sự nghiệp nào, bạn hãy tìm hiểu đâu là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm cần có để hiện thực hóa nó. Sau đó, hãy tìm cách phát triển trình độ của mình thông qua từng công việc hằng ngày, qua sách vở hay các khóa đào tạo chuyên môn từ online đến offline.
Tùy nhu cầu và khả năng, bạn có thể đăng ký các khóa học trực tuyến từ miễn phí đến trả phí trên các nền tảng như Coursera, Linkedin Learning, Google Digital Garage, Outlier, Harvard Online Learning hay Open Yale Courses.
Ngoài ra, để tìm hiểu bạn đang phát triển kiến thức theo chiều dọc (Vertical Growth), chiều ngang (Horizontal Growth) hay hình chữ T trong sự nghiệp, hãy tham khảo bài viết
3. Tìm Cho Mình Một Người Cố Vấn
Việc có một cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Đó có thể là sếp hoặc đồng nghiệp, bạn bè có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Họ có thể giúp bạn cho lời khuyên, đúc kết bài học kinh nghiệm, phân tích tình hình và chọn hướng đi phù hợp nhất trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Để tìm được một người sẵn lòng hướng dẫn và chỉ dạy cho mình, bạn có thể tham khảo bài viết
4. Mở Rộng Vòng Kết Nối (Networking)
Hội thảo, hội nghị và các sự kiện xã hội có thể là những nơi tuyệt vời để gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể mở rộng mạng lưới của mình để có thêm nhiều tài nguyên chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, nhận lời khuyên và nhận được lời giới thiệu việc làm triển vọng.
Để biết cách mở rộng vòng kết nối khi làm việc tại nhà, hãy xem video
Hầu hết mọi người đều bắt đầu bằng một công việc có trình độ sơ cấp trước khi tiến bộ qua nấc thang sự nghiệp khác nhau để có được kinh nghiệm cần thiết đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Nếu một công việc kéo dài trong vài tháng đến vài năm thì theo đuổi một sự nghiệp có thể mất đến hàng chục năm chăm chỉ làm việc. Quan trọng bạn phải biết mình đang tìm kiếm một công việc hay một sự nghiệp để có thể lập kế hoạch cụ thể cho tương lai.
HỌC THÊM
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.