Theo “Khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023” của PwC, 41% người lao động Việt Nam cảm thấy chưa hài lòng với công việc hiện tại. Một vài nguyên nhân dẫn đến điều này là do công việc nhàm chán, mức lương chưa phù hợp, và không học hỏi hay phát triển được thêm. Dù vậy, không nhiều người thực sự hành động để tìm kiếm một công việc khác. Lý do phổ biến cho việc trì hoãn tìm việc là thiếu động lực, thiếu kỹ năng, sợ thất bại, hoặc không biết bắt đầu từ đâu.

Trong bài viết này, Linh sẽ đưa ra một vài đề xuất để bạn vượt qua sự trì hoãn này, bằng cách quản lý thời gian tốt hơn, tăng khả năng tập trung, và tự tiếp thêm động lực trong suốt hành trình tìm kiếm việc làm của mình.

1. Lên lịch với sự ưu tiên

Một dự án muốn thành công, bạn phải dành thời gian và công sức cho nó. Tương tự, bạn cần xem việc tìm kiếm công việc mới cũng giống như bất kỳ một dự án quan trọng nào khác. Hãy phân bổ cho dự án này những khoảng thời gian cố định trong lịch của bạn. Việc chặn các khung thời gian cụ thể sẽ giúp bạn tập trung hơn và tránh để các dự án khác làm phân tâm hay gây ảnh hưởng đến tiến độ tìm việc của bạn. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách làm chủ kỹ năng sắp xếp công việc ưu tiên hoặc sử dụng Ma trận Ưu tiên Eisenhower để hoàn thành bước này chanh chóng hơn.

Ảnh minh họa Bảng Thông tin Dự án
Ma trận Ưu tiên Eisenhower

2. Chia nhỏ công việc

Những nhiệm vụ lớn, không rõ ràng có thể khiến bạn choáng ngợp và dẫn đến sự trì hoãn. Lời khuyên của Linh là hãy chia nhỏ nhiệm vụ tìm việc có vẻ khó khăn thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
Ví dụ, Linh sẽ chia dự án tìm việc mới của mình thành 5 giai đoạn: (1) Tự đánh giá và tìm hiểu, (2) Chuẩn bị hồ sơ xin việc (CV, tài khoản Linkedin, tài khoản trên các trang tuyển dụng), (3) Tìm cơ hội việc làm, (4) Nộp đơn và phỏng vấn, (5) Ra quyết định và đàm phán với nhà tuyển dụng. Ở giai đoạn (3) Tìm cơ hội việc làm, Linh lại tiếp tục chia danh sách việc cần làm hàng ngày của mình thành các đầu việc nhỏ hơn như hình bên dưới.
Ví dụ: Giai đoạn 3: Tìm cơ hội việc làm
Danh sách việc cần làm mỗi ngày:
  • Nộp CV: Chỉnh sửa và nộp CV cho 2 công việc.

  • Theo dõi: Phản hồi email, tin nhắn của nhà tuyển dụng.

  • Kết nối: Mỗi tuần, liên hệ với 1 người bạn qua email hoặc tin nhắn trực tiếp để hẹn cà phê cuối tuần.

  • Nghiên cứu: Nghiên cứu về công ty mà bạn quan tâm trong 5 phút.

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới bằng cách xem lại các câu hỏi phổ biến hoặc luyện tập câu trả lời trong 5 phút.

Danh sách việc cần làm mỗi ngày ở giai đoạn 3: Tìm cơ hội việc làm
Danh sách việc cần làm mỗi ngày ở giai đoạn 3: Tìm cơ hội việc làm

3. Sức mạnh của 5 phút

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước khối lượng việc làm khổng lồ, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ làm từng đầu việc đề ra chỉ trong 5 phút. Hết 5 phút thì không làm nữa và chuyển qua đầu việc khác.
Một kỹ thuật Linh thường áp dụng để tập trung tốt hơn là kỹ thuật Pomodoro: Tập trung làm việc trong 25 phút rồi thư giãn với những khoảng nghỉ ngắn ở giữa (5 phút) rồi tiếp tục.

4. Tận dụng mạng lưới của bạn

Theo thống kê của HubSpot, 85% vị trí công việc được lấp đầy thông qua mạng lưới các mối quan hệ. Để tận dụng lợi thế này, bạn có thể liên hệ với đồng nghiệp cũ, bạn học cũ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Hãy chia sẻ với họ bằng cách trò chuyện hoặc thông báo trên Linkedin về quá trình tìm kiếm việc làm của bạn và hỏi thăm về các cơ hội tiềm năng.

5. Hình dung về kết quả mong muốn

Hãy tạo một bảng truyền cảm hứng chứa những câu nói hay hình ảnh thúc đẩy bạn. Chúng có thể bao gồm mô tả công việc về vị trí mơ ước, mức lương tiêu chuẩn hoặc những câu trích dẫn đầy cảm hứng về thành công. Việc bao quanh bản thân bằng những khẳng định tích cực sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu và thúc đẩy bạn quyết tâm chinh phục công việc mơ ước.
Ảnh minh họa những câu nói tích cực để chinh phục mục tiêu
Ảnh minh họa những câu nói tích cực để chinh phục mục tiêu
(Nguồn hình: True Joy Experience)
Các bước tạo bảng Công việc Mơ ước:
(1) Xác định công việc mơ ước của bạn: Viết ra tầm nhìn của bạn về trách nhiệm, môi trường làm việc và công ty lý tưởng.
(2) Thu thập hình ảnh: Tìm hình ảnh của các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, logo công ty và các yếu tố truyền cảm hứng khác theo sở thích của riêng bạn.
(3) Thêm lời khẳng định (affirmation): Viết những câu tích cực như:
(a) Mỗi đơn ứng tuyển và cuộc phỏng vấn đều đưa tôi đến gần hơn với thành công.
(b) Tôi biết ơn những kỹ năng và kinh nghiệm đã định hình con đường sự nghiệp của tôi.
(c) Tôi sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và sự phong phú đang chờ đợi tôi.
(d) Tôi tin vào bản thân và tiềm năng của mình để có được công việc mơ ước.
(e) Tôi là người giao tiếp tự tin và hiệu quả trong các cuộc phỏng vấn.
(f) Xung quanh tôi là những cá nhân ủng hộ và tin tưởng vào tôi.
(4) Thêm trích dẫn: Bổ sung các trích dẫn hoặc thông điệp tạo động lực từ những tác giả hay cuốn sách bạn yêu thích.
(5) Cá nhân hóa: Sắp xếp mọi thứ theo cách truyền cảm hứng cho bạn!
(6) Vị trí: Treo bảng ở nơi bạn có thể nhìn thấy hàng ngày, chẳng hạn như bàn làm việc hoặc gương trong phòng ngủ.
Các bước tạo bảng Công việc mơ ước
Các bước tạo bảng Công việc mơ ước

6. Nuôi dưỡng tư duy tích cực

Tìm kiếm một công việc mới là một hành trình không dễ dàng, đòi hỏi thời gian, công sức, và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta. Dù thế nào, hãy cố gắng duy trì những suy nghĩ tích cực, tin tưởng vào những điểm mạnh và kỹ năng của bạn. Hãy nhắc nhở bản thân về mục tiêu và lý do đằng sau khát vọng phát triển sự nghiệp của bạn. Một thái độ tích cực sẽ thu hút các cơ hội và giúp bạn kiên cường khi đối mặt với những thất bại.

Lời kết

Giờ thì bạn đã biết một vài cách để chống lại sự trì hoãn, việc tiếp theo là hành động để biến công việc mơ ước của bạn thành hiện thực. Bạn không cần làm tất cả những lời khuyên trên - vì cũng hơi áp lực :) Hãy chọn một mẹo để bắt đầu thực hiện ngay hôm nay và dần dần kết hợp các mẹo khác để tiến bộ trên hành trình của mình. Bạn cần nhớ rằng, tính nhất quán là chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội cho sự nghiệp của bạn. Hãy tập trung vào mục tiêu sự nghiệp lâu dài và công việc mơ ước của mình. Như Steve Jobs từng nói: "Cách duy nhất để làm nên công việc tuyệt vời là yêu thích việc bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại." 
Hãy tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục phấn đấu, và tiếp tục chinh phục hành trình của bạn nhé!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Theo “Khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023” của PwC, 41% người lao động Việt Nam cảm thấy chưa hài lòng với công việc hiện tại. Một vài nguyên nhân dẫn đến điều này là do công việc nhàm chán, mức lương chưa phù hợp, và không học hỏi hay phát triển được thêm. Dù vậy, không nhiều người thực sự hành động để tìm kiếm một công việc khác. Lý do phổ biến cho việc trì hoãn tìm việc là thiếu động lực, thiếu kỹ năng, sợ thất bại, hoặc không biết bắt đầu từ đâu.

Trong bài viết này, Linh sẽ đưa ra một vài đề xuất để bạn vượt qua sự trì hoãn này, bằng cách quản lý thời gian tốt hơn, tăng khả năng tập trung, và tự tiếp thêm động lực trong suốt hành trình tìm kiếm việc làm của mình.

1. Lên lịch với sự ưu tiên

Một dự án muốn thành công, bạn phải dành thời gian và công sức cho nó. Tương tự, bạn cần xem việc tìm kiếm công việc mới cũng giống như bất kỳ một dự án quan trọng nào khác. Hãy phân bổ cho dự án này những khoảng thời gian cố định trong lịch của bạn. Việc chặn các khung thời gian cụ thể sẽ giúp bạn tập trung hơn và tránh để các dự án khác làm phân tâm hay gây ảnh hưởng đến tiến độ tìm việc của bạn. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách làm chủ kỹ năng sắp xếp công việc ưu tiên hoặc sử dụng Ma trận Ưu tiên Eisenhower để hoàn thành bước này chanh chóng hơn.

Ảnh minh họa Bảng Thông tin Dự án
Ma trận Ưu tiên Eisenhower

2. Chia nhỏ công việc

Những nhiệm vụ lớn, không rõ ràng có thể khiến bạn choáng ngợp và dẫn đến sự trì hoãn. Lời khuyên của Linh là hãy chia nhỏ nhiệm vụ tìm việc có vẻ khó khăn thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
Ví dụ, Linh sẽ chia dự án tìm việc mới của mình thành 5 giai đoạn: (1) Tự đánh giá và tìm hiểu, (2) Chuẩn bị hồ sơ xin việc (CV, tài khoản Linkedin, tài khoản trên các trang tuyển dụng), (3) Tìm cơ hội việc làm, (4) Nộp đơn và phỏng vấn, (5) Ra quyết định và đàm phán với nhà tuyển dụng. Ở giai đoạn (3) Tìm cơ hội việc làm, Linh lại tiếp tục chia danh sách việc cần làm hàng ngày của mình thành các đầu việc nhỏ hơn như hình bên dưới.
Ví dụ: Giai đoạn 3: Tìm cơ hội việc làm
Danh sách việc cần làm mỗi ngày:
  • Nộp CV: Chỉnh sửa và nộp CV cho 2 công việc.

  • Theo dõi: Phản hồi email, tin nhắn của nhà tuyển dụng.

  • Kết nối: Mỗi tuần, liên hệ với 1 người bạn qua email hoặc tin nhắn trực tiếp để hẹn cà phê cuối tuần.

  • Nghiên cứu: Nghiên cứu về công ty mà bạn quan tâm trong 5 phút.

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới bằng cách xem lại các câu hỏi phổ biến hoặc luyện tập câu trả lời trong 5 phút.

Danh sách việc cần làm mỗi ngày ở giai đoạn 3: Tìm cơ hội việc làm
Danh sách việc cần làm mỗi ngày ở giai đoạn 3:Tìm cơ hội việc làm

3. Sức mạnh của 5 phút

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp trước khối lượng việc làm khổng lồ, hãy tự nhủ rằng bạn sẽ làm từng đầu việc đề ra chỉ trong 5 phút. Hết 5 phút thì không làm nữa và chuyển qua đầu việc khác.
Một kỹ thuật Linh thường áp dụng để tập trung tốt hơn là kỹ thuật Pomodoro: Tập trung làm việc trong 25 phút rồi thư giãn với những khoảng nghỉ ngắn ở giữa (5 phút) rồi tiếp tục.

4. Tận dụng mạng lưới của bạn

Theo thống kê của HubSpot, 85% vị trí công việc được lấp đầy thông qua mạng lưới các mối quan hệ. Để tận dụng lợi thế này, bạn có thể liên hệ với đồng nghiệp cũ, bạn học cũ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Hãy chia sẻ với họ bằng cách trò chuyện hoặc thông báo trên Linkedin về quá trình tìm kiếm việc làm của bạn và hỏi thăm về các cơ hội tiềm năng.

5. Hình dung về kết quả mong muốn

Hãy tạo một bảng truyền cảm hứng chứa những câu nói hay hình ảnh thúc đẩy bạn. Chúng có thể bao gồm mô tả công việc về vị trí mơ ước, mức lương tiêu chuẩn hoặc những câu trích dẫn đầy cảm hứng về thành công. Việc bao quanh bản thân bằng những khẳng định tích cực sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu và thúc đẩy bạn quyết tâm chinh phục công việc mơ ước.
Ảnh minh họa những câu nói tích cực để chinh phục mục tiêu
Ảnh minh họa những câu nói tích cực để chinh phục mục tiêu
(Nguồn hình: True Joy Experience)
Các bước tạo bảng Công việc Mơ ước:
(1) Xác định công việc mơ ước của bạn: Viết ra tầm nhìn của bạn về trách nhiệm, môi trường làm việc và công ty lý tưởng.
(2) Thu thập hình ảnh: Tìm hình ảnh của các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, logo công ty và các yếu tố truyền cảm hứng khác theo sở thích của riêng bạn.
(3) Thêm lời khẳng định (affirmation): Viết những câu tích cực như:
(a) Mỗi đơn ứng tuyển và cuộc phỏng vấn đều đưa tôi đến gần hơn với thành công.
(b) Tôi biết ơn những kỹ năng và kinh nghiệm đã định hình con đường sự nghiệp của tôi.
(c) Tôi sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và sự phong phú đang chờ đợi tôi.
(d) Tôi tin vào bản thân và tiềm năng của mình để có được công việc mơ ước.
(e) Tôi là người giao tiếp tự tin và hiệu quả trong các cuộc phỏng vấn.
(f) Xung quanh tôi là những cá nhân ủng hộ và tin tưởng vào tôi.
(4) Thêm trích dẫn: Bổ sung các trích dẫn hoặc thông điệp tạo động lực từ những tác giả hay cuốn sách bạn yêu thích.
(5) Cá nhân hóa: Sắp xếp mọi thứ theo cách truyền cảm hứng cho bạn!
(6) Vị trí: Treo bảng ở nơi bạn có thể nhìn thấy hàng ngày, chẳng hạn như bàn làm việc hoặc gương trong phòng ngủ.
Các bước tạo bảng Công việc mơ ước
Các bước tạo bảng Công việc mơ ước

6. Nuôi dưỡng tư duy tích cực

Tìm kiếm một công việc mới là một hành trình không dễ dàng, đòi hỏi thời gian, công sức, và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta. Dù thế nào, hãy cố gắng duy trì những suy nghĩ tích cực, tin tưởng vào những điểm mạnh và kỹ năng của bạn. Hãy nhắc nhở bản thân về mục tiêu và lý do đằng sau khát vọng phát triển sự nghiệp của bạn. Một thái độ tích cực sẽ thu hút các cơ hội và giúp bạn kiên cường khi đối mặt với những thất bại.

Lời kết

Giờ thì bạn đã biết một vài cách để chống lại sự trì hoãn, việc tiếp theo là hành động để biến công việc mơ ước của bạn thành hiện thực. Bạn không cần làm tất cả những lời khuyên trên - vì cũng hơi áp lực :) Hãy chọn một mẹo để bắt đầu thực hiện ngay hôm nay và dần dần kết hợp các mẹo khác để tiến bộ trên hành trình của mình. Bạn cần nhớ rằng, tính nhất quán là chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội cho sự nghiệp của bạn. Hãy tập trung vào mục tiêu sự nghiệp lâu dài và công việc mơ ước của mình. Như Steve Jobs từng nói: "Cách duy nhất để làm nên công việc tuyệt vời là yêu thích việc bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại." 
Hãy tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục phấn đấu, và tiếp tục chinh phục hành trình của bạn nhé!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.