Rời Khỏi Vùng An Toàn Thì Đến Đâu? (Và Kết Quả Nhận Được)

“Sự điên rồ là làm đi làm lại cùng một việc nhưng lại mong đợi những kết quả khác nhau”. (Albert Einstein) 

Điều này cũng giống như khi bạn ở trong vòng an toàn của mình và kỳ vọng về những mục tiêu chỉ thực hiện được khi dũng cảm bước ra khỏi đó. Vậy bước ra khỏi vùng an toàn thì sẽ đến đâu? Bạn sẽ trải qua những vùng nào bên ngoài vùng an toàn để có thể thực hiện được những điều mình muốn.

1. CÓ GÌ NGOÀI VÙNG AN TOÀN?

Vùng An Toàn - Vùng Sợ Hãi - Vùng Học Tập - Vùng Tăng Trưởng
a. Vùng an toàn: Thoải mái nhưng trì trệ
Vùng An Toàn bao gồm những hoạt động, suy nghĩ và hành vi mà bạn đã quen thuộc. Đó có thể là một công việc ổn định, một mối quan hệ bình lặng hay những thói quen hàng ngày. Nơi này mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu, tự tin, và gần như kiểm soát được mọi thứ.
Tuy nhiên, sự thoải mái này cũng có thể kìm hãm sự phát triển của bạn. Vì khi ở trong Vùng An Toàn, chúng ta thường lặp lại những thói quen cũ, hạn chế thử thách bản thân, và bỏ lỡ cơ hội học hỏi những điều mới mẻ.
b. Vùng sợ hãi: Rào cản vô hình ngăn sự tiến bộ
Ngay sau vùng An Toàn là vùng sợ hãi, nơi chứa đựng những lo âu, nghi ngờ khiến bạn e dè. Nỗi sợ thất bại, sợ bị đánh giá, hay sợ những điều chưa biết có thể kìm hãm việc bạn bước ra khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên, vượt qua vùng sợ hãi là chìa khóa để bạn khám phá tiềm năng ẩn giấu bên trong ở vùng kế tiếp.
c. Vùng học tập: Bước đệm phát triển
Vượt qua vùng sợ hãi, bạn bước vào vùng học tập - nơi bạn tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm những điều chưa biết. Vùng học tập có thể là một khóa học, một dự án mới hay một môi trường làm việc đầy thử thách.
Ở giai đoạn này, bạn không ngừng học hỏi và thích nghi. Vùng Học Tập có thể mang đến cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng, thậm chí thất bại. Tuy nhiên, đây là những trải nghiệm quý giá giúp bạn trưởng thành và phát triển hơn.
d. Vùng tăng trưởng: Bứt phá giới hạn và Nơi tiềm năng được khai phá
Khi đã vượt qua những thử thách trong Vùng Học Tập, bạn sẽ bước vào Vùng Tăng Trưởng. Vùng tăng trưởng đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, và tinh thần dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, đây cũng là nơi bạn được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân.
Từ nền tảng đã có trong Vùng Học Tập, bạn có thể phát huy tối đa tiềm năng, đạt được những mục tiêu cao hơn và đồng thời tạo ra những tác động tích cực cho thế giới xung quanh.

2. CÁCH RỜI KHỎI VÙNG AN TOÀN VÀ HƯỚNG ĐẾN VÙNG PHÁT TRIỂN

a. Xây dựng tư duy phát triển

Theo Carol Dweck, một nhà tâm lý học nổi tiếng, con người có hai xu hướng tư duy chính: tư duy cố định và tư duy phát triển. Hai loại tư duy này ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, từ đó tác động trực tiếp đến việc bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá các vùng sợ hãi, học tập và tăng trưởng.

(1) Tư duy cố định: Người mang tư duy cố định tin rằng trí thông minh, khả năng và tính cách là những yếu tố cố định, không thể thay đổi qua thời gian và nỗ lực.

(2) Tư duy phát triển: Ngược lại, người mang tư duy phát triển tin rằng trí thông minh, khả năng và tính cách có thể được phát triển qua học tập, rèn luyện, và nỗ lực. 

b. Tăng khả năng nhận thức bản thân

(1) Bước đầu tiên là nhận thức được giới hạn của bản thân

Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu giới hạn cho vùng an toàn của mình.

(a) Khi nào bạn cảm thấy mình đang rời khỏi sự thoải mái?

(b) Tình huống hoặc hoạt động nào khiến bạn muốn né tránh dù biết về lợi ích của nó?

Việc quan sát những trải nghiệm này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng an toàn cá nhân và các rào cản tâm lý đằng sau sự trì hoãn của mình. Bên cạnh đó, nhận xét và phản hồi từ những người xung quanh cũng là một nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.

(2) Bước thứ 2 là đối mặt với nỗi sợ hãi 

Hãy áp dụng “kỹ thuật tiếp xúc" của tâm lý học. Theo đó bạn sẽ học cách tự đặt mình vào những tình huống khiến bạn lo lắng một cách có kiểm soát. Bạn có thể thử hình dung về việc bạn đang phát biểu trước nhiều người, dẫn đầu một nhóm trong dự án mới. Sau đó hãy quan sát cảm giác của bản thân khi trải nghiệm điều đó, cùng với những kết quả mà bạn có thể đạt được. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với cảm giác lo lắng, từ từ điều tiết giảm dần nỗi sợ.

(3) Bước thứ 3 là tìm kiếm cơ hội học tập

Làm Gì Để Phát Triển Một Kỹ Năng Mới? Bạn có thể (1) đăng ký các khóa học mới, (2) tham gia vào các dự án lớn, hoặc (3) thử nghiệm với các công việc yêu cầu kỹ năng mà bạn chưa thành thạo. Để việc học tập bắt kịp với xu hướng, bạn có thể đọc thêm bài viết Top 10 Kỹ Năng Có Nhu Cầu Tăng Cao Trong Thời Đại AI.

(4) Bước cuối cùng là kiên trì và nỗ lực không ngừng

Hãy đặt ra những mục tiêu dài hạn. Hãy duy trì động lực thông qua việc tìm kiếm nguồn cảm hứng từ sách, bài nói chuyện, hoặc câu chuyện thành công của người khác. Việc thường xuyên đánh giá tiến trình cũng giúp bạn điều chỉnh kế hoạch và phương pháp tiếp cận để đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng.

Bạn đọc thêm bài viết này để tìm hiểu về Tư Duy Nào Sẽ Thay Đổi Sự Nghiệp Của Bạn nhé. 

Lời kết: Rời khỏi vùng an toàn không có nghĩa là không an toàn!

Chuyển đổi từ Vùng thoải mái sang Vùng tăng trưởng là một quá trình năng động và liên tục. Nó không chỉ đòi hỏi lòng can đảm để bỏ lại những điều quen thuộc. Nó còn đòi hỏi sự kiên cường để vượt qua nỗi sợ hãi và tinh thần sẵn sàng học hỏi không ngừng. Dù cho ngay lúc này có thể bạn vẫn đang chập chững ở vùng Sợ Hãi hay có một chút lo lắng trong Vùng Học Tập, hãy vững tin vào sự dũng cảm của bản thân.
Đến đây, bạn đã biết rằng rời khỏi vùng an toàn sẽ không đưa bạn đến “vùng nguy hiểm" 😉. Đó chỉ là bước khởi đầu để bạn phát triển bản thân và chạm đến những mục tiêu mơ ước.
Linh xin tặng bạn một câu nói đầy cảm hứng của Abraham Maslow: “Người ta có thể chọn quay trở lại sự an toàn hoặc hướng tới sự phát triển. Sự tăng trưởng phải được lựa chọn đi lựa chọn lại; nỗi sợ hãi phải được vượt qua hết lần này đến lần khác.”

Rời Khỏi Vùng An Toàn Thì Đến Đâu? (Và Kết Quả Nhận Được)

“Sự điên rồ là làm đi làm lại cùng một việc nhưng lại mong đợi những kết quả khác nhau”. (Albert Einstein) 

Điều này cũng giống như khi bạn ở trong vòng an toàn của mình và kỳ vọng về những mục tiêu chỉ thực hiện được khi dũng cảm bước ra khỏi đó. Vậy bước ra khỏi vùng an toàn thì sẽ đến đâu? Bạn sẽ trải qua những vùng nào bên ngoài vùng an toàn để có thể thực hiện được những điều mình muốn.

1. CÓ GÌ NGOÀI VÙNG AN TOÀN?

Vùng an toàn - Vùng sợ hãi - Vùng Học tập - Vùng Tăng trưởng
a. Vùng an toàn: Thoải mái nhưng trì trệ
Vùng An Toàn bao gồm những hoạt động, suy nghĩ và hành vi mà bạn đã quen thuộc. Đó có thể là một công việc ổn định, một mối quan hệ bình lặng hay những thói quen hàng ngày. Nơi này mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu, tự tin, và gần như kiểm soát được mọi thứ.
Tuy nhiên, sự thoải mái này cũng có thể kìm hãm sự phát triển của bạn. Vì khi ở trong Vùng An Toàn, chúng ta thường lặp lại những thói quen cũ, hạn chế thử thách bản thân, và bỏ lỡ cơ hội học hỏi những điều mới mẻ.
b. Vùng sợ hãi: Rào cản vô hình ngăn sự tiến bộ
Ngay sau vùng An Toàn là vùng sợ hãi, nơi chứa đựng những lo âu, nghi ngờ khiến bạn e dè. Nỗi sợ thất bại, sợ bị đánh giá, hay sợ những điều chưa biết có thể kìm hãm việc bạn bước ra khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên, vượt qua vùng sợ hãi là chìa khóa để bạn khám phá tiềm năng ẩn giấu bên trong ở vùng kế tiếp.
c. Vùng học tập: Bước đệm phát triển
Vượt qua vùng sợ hãi, bạn bước vào vùng học tập - nơi bạn tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm những điều chưa biết. Vùng học tập có thể là một khóa học, một dự án mới hay một môi trường làm việc đầy thử thách.
Ở giai đoạn này, bạn không ngừng học hỏi và thích nghi. Vùng Học Tập có thể mang đến cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng, thậm chí thất bại. Tuy nhiên, đây là những trải nghiệm quý giá giúp bạn trưởng thành và phát triển hơn.
d. Vùng tăng trưởng: Bứt phá giới hạn và Nơi tiềm năng được khai phá
Khi đã vượt qua những thử thách trong Vùng Học Tập, bạn sẽ bước vào Vùng Tăng Trưởng. Vùng tăng trưởng đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, và tinh thần dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, đây cũng là nơi bạn được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của bản thân.
Từ nền tảng đã có trong Vùng Học Tập, bạn có thể phát huy tối đa tiềm năng, đạt được những mục tiêu cao hơn và đồng thời tạo ra những tác động tích cực cho thế giới xung quanh.

2. CÁCH RỜI KHỎI VÙNG AN TOÀN VÀ HƯỚNG ĐẾN VÙNG PHÁT TRIỂN

a. Xây dựng tư duy phát triển

Theo Carol Dweck, một nhà tâm lý học nổi tiếng, con người có hai xu hướng tư duy chính: tư duy cố định và tư duy phát triển. Hai loại tư duy này ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, từ đó tác động trực tiếp đến việc bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá các vùng sợ hãi, học tập và tăng trưởng.

(1) Tư duy cố định: Người mang tư duy cố định tin rằng trí thông minh, khả năng và tính cách là những yếu tố cố định, không thể thay đổi qua thời gian và nỗ lực.

(2) Tư duy phát triển: Ngược lại, người mang tư duy phát triển tin rằng trí thông minh, khả năng và tính cách có thể được phát triển qua học tập, rèn luyện, và nỗ lực. 

b. Tăng khả năng nhận thức bản thân

(1) Bước đầu tiên là nhận thức được giới hạn của bản thân

Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu giới hạn cho vùng an toàn của mình.

(a) Khi nào bạn cảm thấy mình đang rời khỏi sự thoải mái?

(b) Tình huống hoặc hoạt động nào khiến bạn muốn né tránh dù biết về lợi ích của nó?

Việc quan sát những trải nghiệm này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng an toàn cá nhân và các rào cản tâm lý đằng sau sự trì hoãn của mình. Bên cạnh đó, nhận xét và phản hồi từ những người xung quanh cũng là một nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.

(2) Bước thứ 2 là đối mặt với nỗi sợ hãi 

Hãy áp dụng “kỹ thuật tiếp xúc" của tâm lý học. Theo đó bạn sẽ học cách tự đặt mình vào những tình huống khiến bạn lo lắng một cách có kiểm soát. Bạn có thể thử hình dung về việc bạn đang phát biểu trước nhiều người, dẫn đầu một nhóm trong dự án mới. Sau đó hãy quan sát cảm giác của bản thân khi trải nghiệm điều đó, cùng với những kết quả mà bạn có thể đạt được. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với cảm giác lo lắng, từ từ điều tiết giảm dần nỗi sợ.

(3) Bước thứ 3 là tìm kiếm cơ hội học tập

Làm Gì Để Phát Triển Một Kỹ Năng Mới? Bạn có thể (1) đăng ký các khóa học mới, (2) tham gia vào các dự án lớn, hoặc (3) thử nghiệm với các công việc yêu cầu kỹ năng mà bạn chưa thành thạo. Để việc học tập bắt kịp với xu hướng, bạn có thể đọc thêm bài viết Top 10 Kỹ Năng Có Nhu Cầu Tăng Cao Trong Thời Đại AI.

(4) Bước cuối cùng là kiên trì và nỗ lực không ngừng

Hãy đặt ra những mục tiêu dài hạn. Hãy duy trì động lực thông qua việc tìm kiếm nguồn cảm hứng từ sách, bài nói chuyện, hoặc câu chuyện thành công của người khác. Việc thường xuyên đánh giá tiến trình cũng giúp bạn điều chỉnh kế hoạch và phương pháp tiếp cận để đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng.

Bạn đọc thêm bài viết này để tìm hiểu về Tư Duy Nào Sẽ Thay Đổi Sự Nghiệp Của Bạn nhé. 

Lời kết: Rời khỏi vùng an toàn không có nghĩa là không an toàn!

Chuyển đổi từ Vùng thoải mái sang Vùng tăng trưởng là một quá trình năng động và liên tục. Nó không chỉ đòi hỏi lòng can đảm để bỏ lại những điều quen thuộc. Nó còn đòi hỏi sự kiên cường để vượt qua nỗi sợ hãi và tinh thần sẵn sàng học hỏi không ngừng. Dù cho ngay lúc này có thể bạn vẫn đang chập chững ở vùng Sợ Hãi hay có một chút lo lắng trong Vùng Học Tập, hãy vững tin vào sự dũng cảm của bản thân.
Đến đây, bạn đã biết rằng rời khỏi vùng an toàn sẽ không đưa bạn đến “vùng nguy hiểm" 😉. Đó chỉ là bước khởi đầu để bạn phát triển bản thân và chạm đến những mục tiêu mơ ước.
Linh xin tặng bạn một câu nói đầy cảm hứng của Abraham Maslow: “Người ta có thể chọn quay trở lại sự an toàn hoặc hướng tới sự phát triển. Sự tăng trưởng phải được lựa chọn đi lựa chọn lại; nỗi sợ hãi phải được vượt qua hết lần này đến lần khác.”
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.