Bạn có thích bố mẹ của mình không?


Câu hỏi này có vẻ hơi kỳ lạ. Linh cũng cảm thấy như vậy trong những lần đầu nghĩ đến. Bạn sẽ không cần suy nghĩ về việc mình luôn yêu bố mẹ. Nhưng bạn sẽ mất một chút thời gian để nghĩ về việc liệu mình có thích họ không. Thích gặp gỡ, thích nói chuyện và thích chia sẻ mọi thứ. 💕


Đó là một trong những chủ đề thú vị mà Linh và chị Manisha đã cùng trò chuyện ở tập 5 của chuỗi video Bố Mẹ Đi Làm. Chị Manisha hiện tại là Giám đốc Tài chính (CFO) tại Momo và là mẹ của một bé gái 8 tuổi.

Xem đầy đủ tập 05


Trong một buổi hẹn của chúng ta, Linh nhớ là mình đã lo lắng về việc “Làm sao để bé thích Linh". Bởi vì Linh biết dĩ nhiên là bé yêu Linh. Linh chăm sóc bé, hai mẹ con dành thời gian bên nhau, nhưng Linh không chắc liệu bé có thật sự thích mình không.


Linh nhớ chị Manisha đã cho Linh một lời khuyên. Chị nói: “Chỉ cần chơi với con thôi”. Linh nghĩ “Chỉ vậy thôi hả? Đơn giản vậy hả?”. Sau đó, chị bắt đầu kể về bố của mình. Linh rất thích nghe chuyện này vì Linh thấy chị có một hình mẫu bố mẹ rất tốt.


Câu hỏi số 1: Chị biết cách làm một người mẹ tốt, bởi vì chị có những bậc phụ huynh tốt. Chị có thể kể một chút về bố mẹ của mình không?

Thật lòng mà nói, Manisha nghĩ trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những lần "trúng số”. Và những bạn có được bố mẹ tốt thì như trúng giải đặc biệt vậy. Chắc không có điều gì tuyệt hơn nữa đâu.


Bố mẹ Manisha rất tuyệt vời. Manisha nghĩ họ hoàn hảo. Nói vậy không có nghĩa là tôi lớn lên mà không tranh cãi hay bất đồng quan điểm. Nhưng nhìn chung, bố mẹ thực sự ảnh hưởng lớn đến mình.

Bố mẹ tôi lớn lên ở Ấn Độ, sau đó sống tại Mỹ trong một thời gian dài. Khi Manisha còn rất nhỏ, bố mẹ chuyển về Bombay. Manisha lớn lên trong một gia đình Ấn Độ bình thường. Việc nuôi dạy con cái cũng tương tự những gia đình xung quanh Bombay, nhưng cũng không quá truyền thống hay bảo thủ.


Bé trai và bé gái đều được đối xử như nhau. Không có những quy tắc về việc bạn được mặc cái này hay không được mặc cái kia. Tiếng nói của tất cả trẻ con trong nhà đều được lắng nghe và tôn trọng, vì vậy ai cũng có thể phát biểu ý kiến của mình.


Chuyện được yêu và được thích là rất quan trọng. Bởi vì bạn biết là bạn luôn yêu bố mẹ mình, đúng không? Nhưng với Manisha, nếu bạn thích bố mẹ, nghĩa là bạn sẽ muốn đi du lịch với bố mẹ.

Câu hỏi số 2: Bố mẹ chị đã làm gì để chị muốn dành thời gian bên họ?

Manisha muốn nói là họ rất tuyệt vời. Họ luôn dành thời gian cho con cái và lắng nghe chúng tôi. Không phải cuộc trò chuyện nào cũng thú vị. Chủ đề có thể lớn hoặc nhỏ.


Họ làm tất cả những việc mà các bậc phụ huynh phải làm. Mẹ Manisha làm việc bán thời gian. Linh biết đó, chúng tôi có giúp đỡ, nhưng ở nhà thì không nhiều. Mẹ tôi phải nấu ăn cho rất nhiều người. Bà ấy thực sự rất bận, nhưng bố mẹ vẫn luôn dành thời gian để ở bên chúng tôi, chơi trò chơi, đọc sách cùng nhau và tham gia các hoạt động gia đình.

Manisha nhớ hồi bố dạy anh em tôi đi xe đạp, lúc đó mẹ đang nấu ăn trong bếp. Bọn tôi hay chơi Lego rồi đọc đi đọc lại mấy cuốn sách giống nhau khi có hứng thú. Có lúc Manisha chẳng muốn trở thành Giám đốc Tài chính. Thực ra, Manisha muốn làm vận động viên thể dục, vận động viên tennis, hoặc nhà sử học. Manisha còn thích nghiên cứu sâu về tôn giáo nữa.


Mỗi khi chúng tôi thích điều gì, bố mẹ luôn chiều theo sở thích của chúng tôi. Có khi họ biết chút ít về chủ đề đó, có khi thì không, nhưng họ luôn chiều theo và tạo ra môi trường cho chúng tôi cùng nhau học hỏi và theo đuổi sở thích ấy. Đối với bất kỳ ai, điều này cũng thật sự rất tuyệt. Manisha nghĩ điều này đã tạo ra rất nhiều sự gắn kết. Đơn giản là chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian ở bên nhau.

Có nhiều bậc phụ huynh, rất nhiều người mẹ ở nhà chăm con. Vậy vấn đề không chỉ là về thời gian. Nhiều người mẹ dành rất nhiều thời gian với con cái của họ. Nhưng đó là thời gian để nấu ăn, dọn dẹp, và kêu con đi rửa mặt, rửa tay. Đó không phải là khoảng thời gian chất lượng.


Câu hỏi số 3: Vậy trong khoảng thời gian mà chị ở bên bố mẹ, chị nghĩ bao nhiêu trong số đó là thời gian chất lượng? Cần bao nhiêu thời gian để bố mẹ thực sự ngồi xuống chơi với con, hay họ chỉ đơn giản là có mặt trong phòng?

Mẹ Manisha làm tất cả những việc đó. Mẹ Manisha là một người mẹ rất tận tâm. Manisha nghĩ là không cần phải dành quá nhiều thời gian. Chỉ cần một chút thôi, vài lần trong ngày. Và bạn phải có chủ đích về những gì bạn làm với con mình. Khi bạn có ý định rõ ràng, kiểu như, “À, bé thích cái này, tôi sẽ dành nửa tiếng để làm việc này cùng con”. Bạn thấy Manisha đang vẽ, bạn đến và tham gia cùng, rồi dạy con cách vẽ cái gì đó khác.


Manisha nghĩ mình từng có rất nhiều những hoạt động kiểu như vậy. Chúng tôi cũng có một vài hoạt động cố định. Chẳng hạn như khi còn nhỏ, bố tôi thường làm việc rất nhiều giờ, nhưng thông thường ông sẽ về nhà vào giờ đi ngủ. Ông sẽ luôn kể một câu chuyện. Tôi và chị gái nằm trên hai chiếc giường cạnh nhau, và bố ngồi ở giữa. Ông tự bịa ra những câu chuyện về thứ gọi là Rakr. Đó là một con tàu vũ trụ tưởng tượng, vì ông ấy là một fan của Star Wars. Chúng tôi sẽ đi phiêu lưu khắp thế giới. Ông sẽ lồng ghép vào những câu chuyện như Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển. Chúng tôi sẽ đi xuống đáy biển, tới một hành tinh kỳ lạ, hoặc đến một khu rừng nhiệt đới giữa châu Phi. Đó là một thói quen.

Manisha nghĩ mẹ luôn có mặt vào những lúc đó. Mẹ thường về nhà tầm nửa giờ sau khi chúng tôi về, và dành một hoặc hai giờ với chúng tôi. Thường là mẹ sẽ theo dõi hành động của chúng tôi. Tôi nghĩ, đối với nhiều việc, bố được làm những điều vui vẻ hơn; còn mẹ thì lo những việc như đưa đón giữa các lớp học và đảm bảo có đồ ăn ngon trên bàn.


Mẹ thường làm những việc như thế, nhưng bà ấy cũng thích điều này. Nếu bà làm bánh, chúng tôi sẽ làm cùng nhau, và đó là khoảng thời gian “cùng nhau”. Nhà tôi không có TV, và bố mẹ tôi không bị xao nhãng bởi những thứ khác. Vì vậy, khi họ có thời gian, họ dành cho chúng tôi.


Khi gia đình Manisha đi chơi, không phải là những chuyến đi dài, nhưng rất cụ thể. Thường thì chỉ có bốn người. Chúng tôi thường đi đến những vùng đồi, kiểu như Đà Lạt, một khu nghỉ dưỡng trên đồi gần đó. Chúng tôi sẽ cưỡi ngựa dành cho trẻ em. Chúng tôi cũng chơi bài rất nhiều. Chúng tôi từng chơi những trò chơi thẻ bài trước khi chơi bài Bridge, chơi cờ nữa. Mẹ tôi cũng tham gia những trò chơi như vậy với cả nhà.


Gia đình Manisha rất thích chơi Lego. Nhưng không dành quá nhiều thời gian. Chỉ cần làm những gì con thích, không nhất thiết phải là những gì bố mẹ muốn. Giờ Manisha mới nhận ra là Manisha từng nghĩ họ chỉ làm những gì họ muốn, nhưng rõ ràng là họ làm những gì tôi muốn.

Câu hỏi số 4: Mình phải giả vờ như là mình thích sao?

Manisha nghĩ bố mẹ cũng thích điều đó. Manisha không nghĩ là họ không thích. Chúng tôi chơi những kiểu bài mà họ đã dạy. Nếu có trò chơi nào cần chạy nhảy mà họ không đủ sức tham gia, thì họ sẽ không tham gia, nhưng đúng là họ đã cố gắng để kết hợp điều họ thích với điều chúng tôi thích, và lấy những hoạt động đó làm hoạt động chung của gia đình.

Linh thấy đó là một trong những bài học mà Linh rút ra được từ cuộc trò chuyện của chúng ta. Hôm qua, Linh dành cả ngày để họp và không thể ở nhà, nên Linh đã gọi video cho bé lớn tám tuổi, chỉ để hỏi thăm trước khi đến sự kiện tiếp theo. Linh bắt đầu cuộc gọi, hỏi những câu hỏi quen thuộc như hôm nay con ở trường thế nào, có gì thú vị không, nhưng bé không muốn nói chuyện.


Và rồi bé bắt đầu làm mặt xấu trước camera, Linh hỏi, “Con đang nhìn con trong camera đúng không?”. Chị biết đấy, bọn trẻ rất thích làm vậy. Nên trong đầu Linh lúc đó nghĩ, Linh có hai lựa chọn. Linh có thể nổi giận và nói, “Mẹ chỉ có 15 phút để nói chuyện với con, sao con không nói chuyện với mẹ?” hoặc Linh có thể làm mặt xấu lại với con.

Và thế là hai mẹ con bắt đầu làm mặt xấu. Và cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ hơn. Nếu bạn gạt bỏ kỳ vọng ban đầu của mình về việc muốn biết con đã làm gì, thay vào đó, nói rằng “tôi đang ở đây trong khoảnh khắc này, và hãy tận hưởng khoảnh khắc này đi” thì mọi thứ sẽ khác.


Linh hỏi, “Con muốn làm gì?” Bé bắt đầu dùng emoji, thế là Linh cũng dùng emoji. Sau đó, bé nói, “Oh, được rồi, mình làm mặt giống emoji này đi”. Hai mẹ con cùng bắt chước emoji, chụp ảnh màn hình rồi gửi hình cho nhau. Vậy là hết 15 phút. Linh cảm thấy những việc như vậy chính là điều chị muốn nói. Bạn cố gắng dành thời gian với con, nhưng để cho con dẫn dắt…

Để con quyết định các hoạt động.

Bạn hãy cố gắng tận hưởng nó. Nếu phải chọn, khi nói chuyện với chị, Linh chắc chắn sẽ không ngồi làm emoji. Nhưng nếu con Linh muốn làm vậy, thì đó là điều hai mẹ con sẽ làm.

Và đôi lúc, sau hai hoặc ba phút làm emoji, Linh cũng có thể quay lại cuộc trò chuyện chính.

Câu hỏi số 5: Về vấn đề kỷ luật, một người thường phải cố gắng vừa làm phụ huynh vừa làm mẹ, làm sao để Manisha phân biệt hai vai trò đó? Làm sao để chị vừa có thể hạ mình để làm emoji với con, nhưng đồng thời lại có thể nói, “Con được làm điều này, nhưng không được làm điều khác?”

Đây là câu hỏi hay. Manisha nghĩ rằng, việc có những quy tắc cơ bản sẽ giúp ích. Mình hiếm khi bắt Sonali làm điều gì mà chính mình cũng không làm. Tất nhiên, bé ngủ sớm hơn tôi, nhưng tôi nghĩ chúng tôi tuân theo một cuộc sống khá kỷ luật ở nhà, và đó là cách gia đình chúng tôi sống cùng nhau.


Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05


ĐỌC THÊM

Về các khách mời khác trong chương trình tại đây
Sẽ Không Tìm Được Những Điểm Tốt Đẹp Nếu Không Có Biến Cố Xảy Ra
Điều Gì Sẽ Là Nền Tảng Gắn Kết Khi Bạn Yêu Một Người Hoàn Toàn Khác Biệt Với Mình?
Liệu Có Một Thời Điểm Đúng Cho Quyết Định Kết Hôn Và Sinh Con Không?