



Câu hỏi số 18: Một điều mà tất cả các bậc phụ huynh đều phải suy nghĩ. Đó là làm gì khi con cái phạm sai lầm. Các bé luôn mắc sai lầm, dù là lớn hay nhỏ, lúc nào cũng vậy. Linh cảm thấy cách mà các bé có thể quản lý căng thẳng và đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống phần nào đến từ thông điệp của bố mẹ khi bé làm sai điều gì đó. Vậy chị nghĩ sao? Chị phản ứng thế nào khi Sonali làm sai điều gì, hoặc khi bé không đạt được điểm số mong muốn, hoặc không chiến thắng? Chị giúp con đối mặt với điều đó như thế nào, và chị phản ứng ra sao?

Về chuyện thắng thua thì mình không quan tâm lắm vì bé còn quá nhỏ. Thường thì nếu bé không đạt được điều gì, mình lo lắng về cảm xúc của bé nhiều hơn là có tham vọng gì đó cho con ở độ tuổi lên 8. Miễn là con làm hết sức mình và cảm thấy tốt thì mình hài lòng rồi. Đôi khi mình nghĩ về cách mình phản ứng, và nhận ra rằng phản ứng của mình không chỉ phụ thuộc vào việc bé làm gì.
Chẳng hạn như nếu bé làm đổ nước ngay khi chúng mình sắp ra khỏi nhà, mình sẽ thấy bực bội vì thời gian bị ảnh hưởng. Nhưng nếu con làm đổ nước khi chúng mình chỉ đang ngồi không, chẳng có gì gấp gáp, thì chuyện đó chẳng quan trọng. Mình nghĩ điều này là thứ mà tất cả chúng ta nên nhận thức rõ - áp lực về thời gian tạo ra rất nhiều căng thẳng cho bố mẹ.
Mình nghĩ rằng có một số điều không thể chấp nhận được, như là sự thiếu tôn trọng. Ví dụ, nếu chúng mình đã thống nhất rằng bé không được dùng iPad, nhưng con vẫn dùng, thì mình sẽ tức giận và tịch thu nó. Việc không chuẩn bị sẵn sàng khi đến giờ - thường thì ở độ tuổi của bé chỉ có những chuyện nhỏ như vậy thôi.



Câu hỏi số 19: Nhưng còn những vấn đề lớn hơn thì sao? Vì chị cần nghĩ đến khi bé lớn lên. Chẳng hạn nếu bé không đủ điểm để vào một trường nào đó? Hoặc nếu bé bị điểm kém trong bài kiểm tra? Chị không muốn bé sợ hãi khi phải nói chuyện với mình. Là bố mẹ, chị muốn con cảm thấy rằng mình luôn ở đó với con, rằng bố mẹ là điểm tựa vững chắc của con. Nhưng nếu các con sợ đến mức không dám tìm đến mình thì sẽ thế nào?

Đúng, Manisha nghĩ điều đó là nền tảng. Chúng ta đang nói đến bố mẹ. Yêu thương hay quý trọng bố mẹ là một chuyện. Nhưng biết rằng ngôi nhà của họ luôn là ngôi nhà của mình lại là một chuyện khác. Và dù thế nào đi nữa, ít nhất là với tôi, tôi thành công trong cuộc sống vì tôi cảm thấy như tôi luôn tiến lên phía trước. Tôi có tình yêu thương từ phía sau ủng hộ, và tôi cố gắng làm những gì tôi có thể. Đôi khi, tôi mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Đôi khi, tôi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn, nhưng bố mẹ vẫn luôn ở đó.
Và Manisha luôn lớn lên với suy nghĩ rằng, dù mình có làm tệ đến mức nào, hay cư xử không đúng mực, hoặc đôi khi mình đã cố gắng hết sức mà làm bài kiểm tra vẫn không tốt thì đó cũng không phải là lỗi của mình, đúng không?
Bố mẹ Manisha chỉ hỏi một câu thôi, “Con đã cố gắng hết sức chưa?”. Manisha thực sự gặp khó khăn với các môn ngoại ngữ, và bố mẹ sẽ nói: “Chúng ta có thể làm gì để cải thiện không?”. Đôi khi, họ nói: “Con cần học thêm để giỏi hơn”. Khi Manisha gặp rắc rối, phản ứng thường xuyên sẽ là gặp rắc rối, bị phát hiện và khóc. Sau đó, bố sẽ nói: “Được rồi, giờ con hiểu rồi, lần sau hãy làm tốt hơn”. Và điều đó thật sự tuyệt vời.
Một lần, mình đã thử làm thế. Ví dụ như khi con không chuẩn bị đúng giờ hoặc không đánh răng - những chuyện không quan trọng lắm. Mình đã nói, “Mẹ đã nhắc con đến lần thứ ba rồi”. Và bé đáp: “Con xin lỗi”. Mình bảo: “Được rồi, lần sau hãy làm tốt hơn”. Con bé lại nói, “Dạ không, mẹ phạt con đi.” Kiểu như việc bị phạt sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì khi Linh nói “lần sau hãy làm tốt hơn” điều đó có nghĩa là bé phải cố gắng hơn. Kiểu như “bố mẹ yêu mình, bố mẹ tha thứ cho mình, và mình phải làm tốt hơn”.



Linh nghĩ là chị đang khiến bé cảm thấy có lỗi.

Mình không cố ý. Bạn mắc sai lầm. Chúng ta đều mắc sai lầm. Linh mắc lỗi, mình cũng mắc lỗi thường xuyên, và chúng ta đều muốn làm tốt hơn. Mình nghĩ bé cũng đang cố gắng như vậy. Nếu mình phạt bé, điều đó không khiến bé làm tốt hơn. Ví dụ như, nếu bé đi chơi cả đêm và không học bài cho kỳ thi, chắc chắn cần đặt giờ giới nghiêm và con sẽ phải học thôi.
Nhưng trong những trường hợp bình thường, nếu Linh yêu cầu bé làm tốt hơn, cuối cùng nó cũng hiệu quả. Nhưng không ngay lập tức. Việc này cần thời gian để thấm vào, nhưng nó sẽ hiệu quả. Mình không đùa đâu. Ngay cả khi mình vô lễ với bố mẹ, và mình xin lỗi, bố mẹ mình sẽ nói: “Được rồi, lần sau con đừng làm như thế nữa”.
Khi chúng còn nhỏ, việc nuôi dạy con cái diễn ra liên tục và đôi khi rất bực bội. Tất nhiên có những lúc bạn mất bình tĩnh, nhưng hiếm khi thôi. Một điều khác nữa là khi mình tức giận, trong cuộc nói chuyện đó, mình sẽ nói với con: "Mẹ và bố rất giận, nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ không yêu con". Mẹ có thể yêu con và cùng lúc tức giận với con.



Nhắc nhở bé rằng bạn luôn yêu bé.

“Con luôn có thể nói với mẹ bất cứ điều gì.” Manisha luôn nói điều này với bé rất nhiều lần vào ban đêm trước khi đi ngủ. Đôi khi khi bạn xin lỗi, bạn có thể cảm nhận được sự căng thẳng của bé giảm đi. Dù bây giờ bé còn rất nhỏ, nhưng sau này, khi bé mắc sai lầm lớn, chẳng hạn như bé trượt đại học do chưa đủ cố gắng hay do đưa ra lựa chọn sai, hoặc nếu bé mất việc, ít nhất là bé sẽ gọi cho bố mẹ.
Ít nhất, chúng ta có thể ở bên và giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Vì chúng ta đều biết những đứa trẻ suy sụp khi làm bài thi không tốt, chỉ vì bé quá sợ bố mẹ sẽ nổi giận. Đó không phải là động lực thực sự. Nó có thể thúc đẩy bạn làm tốt hơn, giống như khi bạn đọc tiểu sử của Andre Agassi hoặc ai đó, nhưng nó thật sự giết chết một điều gì đó bên trong con người bạn. Manisha không muốn điều đó xảy ra với con mình. Con bé không cần phải vào trường đại học tốt nhất.



Linh cảm thấy tệ lắm. Khi các bé mắc lỗi, Linh mất bình tĩnh và nổi giận với con. Sau đó, Linh thấy hối hận. Vậy nên, bây giờ Linh bắt đầu xin lỗi sau mỗi lần như vậy.

Mình cũng làm thế mà.



Linh luôn nói: "Đó là một điều sai. Con không nên làm vậy. Đừng làm vậy nữa nha. Hãy học từ sai lầm của mình, và mẹ xin lỗi vì đã la mắng con."

Mình cũng luôn nói vậy. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm phải không?



Đúng, nhưng Linh nghĩ điều đó giúp con hiểu rằng mọi người đều có cảm xúc, và đôi khi mình không kiểm soát được cảm xúc. Nhưng điều quan trọng là phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình.

Bạn cũng cần thừa nhận những cảm xúc này. Đừng phản ứng quá mức, nhưng nếu bạn buồn, thì cứ khóc cũng không sao. Nếu bạn thất vọng, thì cũng ổn. Rồi bạn sẽ tìm cách vượt qua. Nhưng nếu bạn phớt lờ những cảm xúc này và cứ giữ trong lòng, mọi thứ sẽ tích tụ và bùng nổ một ngày nào đó.



Linh nghĩ điều quan trọng là để con cảm thấy mình cũng có giá trị. Vì nhiều khi trẻ con cảm thấy bị mất quyền, phải nghe theo lệnh của bố mẹ và bị coi thường. Nhưng nếu mình xin lỗi con, thì mình đang đưa các bé lên ngang hàng với mình. Điều đó giúp con tự tin hơn để bước ra ngoài và nói: “Không, chúng ta đều người bình đẳng. Tôi bình đẳng với tất cả mọi người.”
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.
Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.