Xem đầy đủ tập 05


Tiếp theo là về một số kỹ năng mà chúng ta muốn các bé học. Chúng ta đã nói về việc đến một độ tuổi nhất định, các con cần bắt đầu học chuyên sâu. Khi còn nhỏ, chúng có rất nhiều hoạt động. “Hãy học bơi, hãy học nhiều thứ khác nữa”. Nhưng Linh nhớ có một lần chị nói rằng, ở một độ tuổi nhất định, các bé cần bắt đầu cạnh tranh, vì đó là một kỹ năng mà bé cần học.


Câu hỏi số 11: Chị có thể chia sẻ về việc chị nghĩ trẻ em nên học điều gì, ở độ tuổi nào, và chị lập kế hoạch ra sao không?

Tụi mình chưa tính đến mức đó. Mình thích triết lý này và đồng tình với nó. Nhưng hiện tại, tụi mình vẫn đang ở giai đoạn thực hiện một số việc khác. Hiện tại, trường học cũng có một hoạt động, nhưng mình nghĩ rằng con cần tham gia một môn thể thao, một hoạt động không mang tính thể chất, và cho con học thêm piano hoặc điều gì tương tự. Đó là điều mình yêu cầu bé làm. Còn lại hầu hết là bé tự chọn.


Con bé sẽ học thể dục dụng cụ, sẽ học lớp kịch. Bây giờ bé cũng rất thích cờ vua. Vẫn đang ở độ tuổi và giai đoạn mà bé đang thử nhiều thứ. Nhưng mình đồng ý rằng nó thực sự tùy thuộc vào các con nếu con thể hiện niềm đam mê sâu sắc. Một trong những người bạn thân nhất của Sonali là một vận động viên thể dục nhịp điệu rất giỏi, bé tập 9 đến 10 giờ một tuần và thi đấu hàng tháng ở nhiều nơi khác nhau. Nhưng mẹ bé không hề ép buộc, mà ngược lại, chính cô bé là người thúc đẩy mẹ mình. Vì điều đó đến từ niềm đam mê của cô bé. Sonali, chưa nhất thiết phải ở giai đoạn đó, nhưng có lẽ trong vài năm tới sẽ thay đổi. Điều quan trọng trong thi đấu là học cách cố gắng, chấp nhận thua, rồi đứng lên và thử lại. Mình nghĩ đó là cách để xây dựng tính kiên cường.

Câu hỏi số 12: Vậy lúc chị còn nhỏ thì sao? Chị từng nói rằng mình không muốn trở thành Giám đốc Tài chính, đúng không?

Ai lại mơ làm Giám đốc Tài chính chứ? Tôi thậm chí còn không biết về điều đó.

Chắc hẳn có vài người thích con số, phải không?

Đúng, nhưng đó không phải là tôi.

Câu hỏi số 13: Vậy bố mẹ chị đã sắp xếp tuổi thơ và các hoạt động của chị như thế nào? Họ có tham gia vào việc ra quyết định, hay chị tự dẫn dắt mọi thứ?

Điều này giống như một cuộc sống trước thời internet. Không có nhiều lựa chọn. Chúng tôi chỉ có những hoạt động ở trường và những sở thích của bố mẹ. Bố Manisha là một ca sĩ nhạc cổ điển Ấn Độ rất giỏi, nên ông thực sự đã cố gắng bắt chúng tôi theo học. Ông ép buộc trong khoảng một hoặc hai năm, nhưng sau đó chúng tôi phản đối quá nhiều đến mức ông phải bỏ cuộc.


Họ đã giới thiệu chúng tôi về điều đó. Họ cho chúng tôi tiếp xúc với múa cổ điển. Khi mình nói muốn học múa hiện đại, kiểu như jazz. Vậy là mẹ mình đã tìm một lớp học jazz. Chúng tôi cũng chơi thể thao, học bơi. Ở một thời điểm nào đó, chúng tôi chơi quần vợt, bóng bàn. Manisha không thích bóng bàn, nhưng thích quần vợt, nên mình đã được học môn đó.


Bố mẹ Manisha cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Mình nghĩ theo một cách thoải mái hơn nhiều so với bây giờ. Bởi vì đôi khi, khi bố mẹ nhìn vào chúng tôi - không chỉ mình mình, mà cả các bà mẹ trong cùng thế hệ - và họ nghĩ rằng chúng tôi hơi quá đà. Chúng tôi thúc đẩy quá nhiều thứ. Mỗi năm lại có một điều mới. Chị gái Manisha là một vũ công cổ điển rất giỏi và chị ấy thích môn này nên tiếp tục theo đuổi. Còn Manisha thì bị lôi đến lớp học nhảy, nên cuối cùng bố mẹ phải rút Manisha ra khỏi đó.


Đại loại là như vậy. Manisha nghĩ rằng việc tiếp xúc liên tục là khá quan trọng. Nhưng không chỉ đơn thuần là tham gia vào lớp học. Bạn cần thấy được tiềm năng của nó. Ví dụ, chúng tôi lớn lên với việc xem Wimbledon và Giải Pháp Mở Rộng, nên chúng tôi biết về quần vợt. Khi ra sân, Manisha đã nghĩ, "Ồ, tôi có thể trở thành Steffi Graf” Thế là tôi trở thành Steffi Graf. Bạn phải cho bé thấy điều này có thể trở thành gì thông qua việc tiếp xúc, rồi cho bé thử một vài thứ.

Linh nhớ khi còn nhỏ, bố mẹ không làm bất kỳ điều gì trong số đó. Vì vậy, mọi thứ Linh muốn làm đều vì Linh thấy bạn bè làm hoặc điều đó được giới thiệu ở trường. Linh nhớ lúc đó Linh không nghĩ nhiều, cảm thấy ổn. Nhưng nhìn lại, Linh tự hỏi, liệu Linh có thể làm nhiều hơn, có kiên trì theo đuổi lâu hơn và giỏi hơn nếu có ai đó nói “Không, con phải làm cái này”?

Đó là cuộc tranh luận mà Manisha từng có với bố, kiểu như: “Tại sao bố không ép con theo học nhạc cổ điển?”

Bố là người lớn. Con mới chỉ là trẻ con thôi.

Còn mẹ Manisha thì nói: “Mẹ đã lôi con vào lớp học đó”. Manisha thì kiểu: “Nhưng mẹ phải ép con”. Bạn luôn có thể ép một đứa trẻ, nhưng bố mẹ Manisha lại nói: “Bố mẹ không làm vậy. Con biết mình muốn gì, và bố mẹ chỉ muốn ủng hộ con”.

Câu hỏi số 14: Nhưng như vậy có phải cách giáo dục tốt không? Bởi vì bố mẹ là người lớn mà. Bố mẹ phải biết chứ.

Bố Manisha đã nói với Manisha rằng: "Con là học sinh, và học sinh thì phải học". Vậy nên không phải là họ không thúc đẩy Manisha toàn diện. Hát hay có phải là một kỹ năng sống không? Bây giờ Manisha có thể hát được không? Có chứ. Vậy nên, Manisha nghĩ có lẽ họ đã chọn những điều quan trọng để tập trung.


Gia đình Manisha theo triết lý Montessori, vì vậy bố mẹ Manisha thực sự tin rằng trẻ con biết mình thích gì. Nếu bạn để con làm điều mình thích, chúng sẽ phát triển trong lĩnh vực đó. Đó là triết lý cơ bản trong gia đình tôi. Vì vậy, chúng tôi không bị ép buộc. Manisha không biết điều đó là đúng hay sai, nhưng Manisha thấy rằng việc cố gắng ép con làm điều nó không thích là cực kỳ khó.


Nó gây ra rất nhiều xung đột và căng thẳng - cả với bé và với mình. Bạn thực sự phải suy nghĩ “Làm như vậy để đạt được điều gì?”. Nếu con bạn có tài năng thiên bẩm tuyệt vời, có lẽ bạn sẽ thúc đẩy. Nhưng con tôi không phải là Mozart, đúng không? Vì vậy, tôi không thực sự cần ép con học piano trừ khi bé thể hiện mong muốn. Nhưng tôi nghĩ bạn phải luôn cân nhắc. Đến một lúc nào đó, bé sẽ tức giận thật sự. Bạn sẽ thấy những đứa trẻ vô cùng giận dữ với bố mẹ.


Manisha nghĩ không có gì đáng giá hơn việc có mối quan hệ tốt với con mình. Manisha có thể khá nghiêm khắc, như kiểu không có iPad trong nhà vào các ngày trong tuần, sẽ không bao giờ có. Nhưng về những gì bé làm trong thời gian rảnh rỗi, Manisha để cho bé có một chút tự do lựa chọn và theo đuổi điều bé thích. Đó là quan điểm của Manisha.

Vậy để đạt được vị trí như chị hiện tại, Linh nghĩ chị phải rất kỷ luật. Linh nghĩ về bản thân mình, khi còn trẻ, Linh rất kỷ luật nếu Linh muốn gì đó.

Manisha nghĩ Linh là siêu kỷ luật rồi!

Câu hỏi số 15: Linh cố gắng. Linh biết chắc là khi Linh còn trẻ, Linh sẽ học đến nửa đêm, làm việc đến nửa đêm nếu Linh muốn một cái gì đó. Đó là kỷ luật. Linh tự hỏi, Linh đã học được sự kỷ luật bằng cách nào? Và làm sao để dạy con mình điều này? Những gì chị mô tả có vẻ như là chống lại sự kỷ luật, đúng không? Các bé được chọn điều mình muốn và chị không ép con làm bất cứ điều gì.

Không, bố mẹ Manisha rất nghiêm khắc khi cần thiết. Manisha nhớ khi ở Ấn Độ, Manisha không có nhiều kênh truyền hình. Khi lớn lên, chỉ có một vài kênh. Mỗi Chủ nhật sẽ có một bộ phim tiếng Hindi. Bố mẹ không thích một số bộ phim đó, vì vậy mình không được phép xem. Nhưng thỉnh thoảng mình lén sang nhà dì để xem, và rồi bố sẽ đứng ở góc phòng khách và nói: “Về nhà đi con”. Ông ấy sẽ nói: “Con là học sinh, mà học sinh thì phải học” ngay từ lúc tôi mới 8 tuổi. Nhưng đến khi Manisha 14 tuổi, mọi thứ đã khác.


Trong gia đình chúng tôi, có một văn hóa tự nhiên rằng giáo dục là rất quan trọng. Học tập là điều được chú trọng hơn bất cứ điều gì. Không ai nói kiểu: "Sao con không đạt điểm này?". Mà luôn là: "Con đã cố gắng hết sức chưa? Con sắp thi rồi, con đã sẵn sàng chưa? Bài tập của con quan trọng, con có hiểu bài không?". Nếu không hiểu, bố mẹ sẽ dạy cho chúng tôi, và họ thực sự có kỹ năng này. Không phải ai cũng có kỹ năng hay sự kiên nhẫn để dạy một đứa trẻ.


Đồng thời, Manisha nhớ một câu nói rất nổi tiếng mà ông Manisha sẽ viết trên bảng đen trong phòng của chúng tôi. Đó là: “Những người để lại dấu chân trên dòng chảy của thời gian, trong khi đồng bào của họ ngủ, họ vẫn miệt mài làm việc thâu đêm.” Câu nói này Manisha đã nghe đi nghe lại vô số lần, nó thường được lặp lại trong gia đình khi Manisha lớn lên. Đôi khi Manisha nói câu này với Sonali, nhưng bé không thực sự hiểu.


Bố Manisha luôn kể về những trải nghiệm của ông. Ông kể rằng ông đã học tập vất vả thế nào ở đại học và mọi thứ khó khăn ra sao khi họ chuyển đến Mỹ. Làm việc chăm chỉ là điều bạn phải làm. Manisha thấy mẹ tôi làm việc rất chăm chỉ - bà làm việc ở chỗ làm, rồi về nhà lại tiếp tục làm việc muộn để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng. Chúng tôi thấy mọi người trong cuộc sống đều làm việc. Không ai ngồi xem TV lúc 4 giờ chiều cả. Điều này để lại ấn tượng rất mạnh mẽ.


Về phần Manisha, mình không bao giờ là học sinh xuất sắc. Manisha thích học và học cũng giỏi. Mình yêu lịch sử. Nhưng cho đến lớp bảy, khoảng 13 tuổi, Manisha không nằm trong top 5 của lớp. Manisha chỉ làm bài tập, về nhà, chơi quần vợt và tận hưởng cuộc sống. Vào lúc đó, mẹ kể rằng bà không can thiệp gì và rồi Manisha đột nhiên thay đổi. Manisha quan sát chị và các anh chị họ lớn hơn. Tôi thấy họ chăm chỉ ôn luyện cho các kỳ thi nên tôi nhận ra tầm quan trọng của kỷ luật và việc học là điều cần thiết. Mẹ chỉ nói rằng mình quyết định muốn du học ở Mỹ nên mình cần phải nghiêm túc với việc học. Sau đó, tôi bắt đầu nỗ lực học tập.

Câu hỏi số 16: Chị có nhớ khi nào chị thay đổi suy nghĩ không?

Không, Manisha không nhớ rõ. Đây chỉ là những gì bố mẹ kể lại. Vì mẹ Manisha từng nói rằng, có một bà mẹ khác, rất chủ động đến gặp mẹ và nói: "Ồ, tôi thấy điểm của Manisha tốt hơn. Chị đang làm gì thế? Có phải chị cho bé học thêm không?". Mẹ Manisha trả lời: "Không, con bé tự quyết định học thôi". Và sau đó, Manisha cũng bắt đầu muốn học thật sự. Manisha bắt đầu quan tâm từ góc độ cạnh tranh. Manisha muốn học giỏi, muốn duy trì điểm số tốt và Manisha sẵn sàng nỗ lực cho điều đó. Manisha không hẳn là thích môn vật lý, Linh biết đó, việc học những môn này không phải niềm vui của Manisha, nhưng Manisha biết mình cần học để tiến lên cấp tiếp theo.

Điều này khiến Linh nhớ đến cách Linh được nuôi dạy. Mẹ Linh ngừng hỏi Linh về bảng điểm từ sau năm Linh học lớp 5.


Mẹ Linh quá bận rộn, và bà không nói được tiếng Anh, vì vậy bà cũng không thực sự biết chuyện gì đang diễn ra. Mẹ không bao giờ hỏi, và Linh cũng không đưa cho bà xem. 

Bố mẹ Linh có phải ký tên vào bảng điểm không?

Linh không nhớ rõ, Linh chưa bao giờ phải nhờ bố mẹ ký tên. Linh nghĩ là Linh chỉ mang về nhà thôi. Linh không nhớ nữa.

Trường của Manisha có tính tương tác cao.

Linh học trường công nên có thể là họ không quan tâm. Nhưng Linh nghĩ vì không có áp lực từ bố mẹ, Linh tự tạo áp lực cho bản thân. Bạn sẽ nhận ra, “Nếu mình ở đây và muốn đến đó mà không có áp lực từ bố mẹ, thì áp lực phải đến từ đâu?”

Đúng vậy. Manisha từng đọc một bài phỏng vấn của Oprah và Trevor Noah đã hỏi bà: “Bà đã phỏng vấn rất nhiều người thành công. Tại sao có những người thành công, còn những người khác thì không?”. Và bà ấy trả lời: “Những người thành công thường là những người biết rõ mình muốn đến đâu”.


Manisha biết mình muốn đi Mỹ du học, và Manisha biết cách duy nhất mình có thể đến đó là giành học bổng, vì gia đình Manisha không đủ khả năng trả toàn bộ chi phí. Manisha biết mình cần đạt điểm tốt, cần làm những việc khác và làm tốt chúng. Một khi bạn biết mình muốn đi đâu, bạn có thể vạch ra con đường.


Manisha được ủng hộ. Không có ai bắt Manisha làm những việc khác hay không cho Manisha thức khuya nếu tôi cần học. Sự thay đổi này xảy ra với Linh khi nào? Lớp 5, lớp 6, đúng không? Nó không xảy ra ở tuổi lên 7 hay 8.

Đó là khoảng lớp 6, lớp 7.

Linh cần nới lỏng cho bé nhà mình một chút.

Linh biết. Khi Linh nhận ra mình muốn học đại học, Linh biết rằng mình cần phải có học bổng vì gia đình không đủ khả năng chi trả. Một khi bạn nhận ra điều đó, một khi bạn đặt ra mục tiêu, thì bạn biết chính xác mình cần phải làm gì và cứ thế mà tiến tới.

Manisha được học ở trường có sự trao đổi tốt với phụ huynh và sống trong môi trường gia đình tốt. Còn mẹ Linh gặp khó khăn hơn vì bà không nói được ngoại ngữ. Điều đó hẳn đã rất khó khăn cho bà khi sống ở Mỹ.

Đúng, Linh chắc rằng điều đó rất khó cho mẹ. Nhưng lúc đó Linh còn là một đứa trẻ, sống trong thế giới của riêng mình, cố gắng tự tìm ra cách làm mọi thứ. Bây giờ nhìn lại, Linh mới thấy tất cả những việc mẹ đã làm cho mình. Lúc lớn lên, Linh cứ như tự “bơi” ở trường. Bây giờ Linh nhận ra rằng, có lẽ não bộ của trẻ con cần thời gian để phát triển. Ở tuổi lên 8, nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Đúng, đó chính xác là những gì bố mẹ Manisha nói, kiểu như “Sao con cứ thúc ép con bé thế? Con bé đang vui mà. Nhìn các bé nhà tôi đi - mấy đứa thích đi học lắm. Chúng tràn đầy niềm vui trong lớp. Sonali cũng thử tham gia một lớp bơi hoặc thi đấu cho đội bơi”. Manisha hỏi, “Con thấy sao?”. Con bé nói: “Rất tuyệt! Con về nhì và ba”. Manisha nghĩ: “Được rồi, mình không chắc chuyện gì đang xảy ra, nhưng có lẽ bé sẽ không vào đội bơi đâu, vì các bạn khác tập luyện mỗi ngày”. Nhưng Linh biết gì không? Con bé đã thử, đã được vui vẻ, như thế là đủ rồi.

Chính xác. Linh nghĩ đó phần khó khăn nhất. Linh thấy kiên nhẫn rất quan trọng, đặc biệt là với những bậc phụ huynh châu Á. Kiên nhẫn và biết khi nào nên thúc đẩy con. Linh nghĩ 8 tuổi có lẽ vẫn còn hơi sớm, có lẽ phải đến 12, 13 tuổi.

Khoảng thời gian đó sẽ không quay trở lại. Bạn không có được khoảng thời gian mà bạn còn đủ sức khỏe và tự do để vui chơi, như chúng ta đều hiểu rất rõ. Bạn sẽ không có lại khoảng thời gian mà bạn có thể thoải mái vui đùa như vậy. Học tập cũng là niềm vui, đúng không? Con cái chúng ta không phải ngồi trước màn hình TV cả ngày. Vậy nên, đúng là thời gian đó sẽ không quay trở lại.

Khi còn nhỏ, Linh từng nghĩ, “Ồ, giá mà tôi có thể nhảy lớp”. Linh nghĩ rằng việc nhảy lớp sẽ chứng tỏ mình thông minh hơn. Dù Linh chưa bao giờ nhảy lớp nhưng Linh từng nghĩ rằng điều đó sẽ rất tuyệt vời. Bây giờ, khi làm mẹ, con của Linh sinh vào tháng 11. Vậy nên, về mặt lý thuyết, bé có thể được đẩy lên một lớp hoặc được giữ lại một năm. Thực tế, vợ chồng Linh quyết định giữ con lại một năm để bé có thêm thời gian trưởng thành và thật sự tận hưởng thời gian đi học.


Con bé sẽ luôn là một trong những đứa lớn tuổi nhất trong lớp, nhưng Linh nghĩ đó là quyết định đúng đắn hơn.


Câu hỏi số 17: Một số bố mẹ muốn con mình tiến nhanh hơn, nhưng Linh nghĩ chậm lại có lẽ là tốt hơn. Chị nghĩ sao?

Khi bạn 30 tuổi, chẳng còn quan trọng là bạn tốt nghiệp sớm hơn một năm hay không. Thực ra, điều đó chẳng có ý nghĩa gì trừ khi bạn đang chạy đua để vào đại học trước một thời hạn nào đó. Bây giờ, Manisha thấy rất nhiều người dành một năm nghỉ ngơi giữa chừng. Manisha nghĩ, vội gì chứ? Hãy để con kết bạn. Sonali sinh vào tháng Ba nên bé là một trong những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn trong lớp và con bé không thể thay đổi điều đó.


Nhưng Manisha nhớ có lần từng nghĩ "Mình có nên chuyển trường cho con không?". Vì một người bạn của Manisha đã chuyển trường để con gái của cô ấy có thể lên lớp sớm một năm. Nhưng Manisha nghĩ, đặc biệt ở những năm đầu đời, khả năng thể chất tạo ra sự khác biệt rất lớn. Điều đó thực sự ảnh hưởng đến sự tự tin của các con.

Điều đó tạo nên nền tảng khi con còn nhỏ. Nói về khoảng thời gian 1 năm nghỉ (gap year). Ngay cả đứa lớn của Linh mới 8 tuổi nhưng Linh đã lên kế hoạch 1 năm nghỉ cho bé rồi.

Sao Linh không đợi xem bé muốn làm gì đã? Có thể bé sẽ muốn vào thẳng Đại học.

Linh cảm thấy mình nên giới thiệu khái niệm này với bé.

Nhưng bé mới 8 tuổi mà.

Linh biết, nhưng chị phải bắt đầu sớm mà phải không?

Chị không biết nữa.

Linh thấy có những khái niệm xa lạ với xã hội, như một năm nghỉ (gap year). Ở Mỹ, khái niệm này chỉ mới bắt đầu được bình thường hóa. Hầu hết mọi người đều đi thẳng từ trung học lên đại học. Một số người sẽ đánh giá điều đó như là: “Người này không đủ thông minh” hoặc “Người này không cố gắng hết mình”.

Đặc biệt là ở châu Á.

Đúng vậy. Ngay cả trước đây, Linh cũng từng nghĩ: “Sao lại làm vậy? Bạn đang lãng phí thời gian”. Nhưng bây giờ khi lớn hơn, có thể nhìn cuộc sống rõ hơn, Linh muốn bé có khoảng thời gian đó để khám phá cuộc sống và học hỏi những điều mới mẻ. Giới thiệu khái niệm này ngay từ bây giờ sẽ giúp bé thấy rằng không phải mẹ nói con lười biếng hay kém cỏi, mẹ chỉ đang nói rằng con còn nhiều điều khác trong cuộc sống.

Manisha nghĩ đó không phải là một quan điểm vô lý. Manisha có vài người bạn. Một trong những người bạn thân của Manisha - cả hai đứa con của cô ấy đều đã dành một năm để nghỉ (gap year). Vì vậy, điều này không còn xa lạ với chúng ta vì có rất nhiều người mà chúng ta biết đã làm vậy. Manisha thấy nó ngày càng trở nên phổ biến hơn.


Điều đó hợp lý và Manisha nghĩ thời gian đó không quay lại. Khi Manisha học đại học, hoàn thành trong 4 năm. Manisha có thể xong sớm nửa năm, nhưng thay vào đó, đã đi du học ở Nga. Bây giờ thì không ai đi học ở Nga 6 tháng nữa, đúng không? Bạn có những trải nghiệm đó và tiếp xúc với những điều mới mẻ. Những cơ hội như vậy sẽ không quay trở lại.

Linh cũng làm điều tương tự. Linh học đại học trong 4 năm. Linh có thể hoàn thành trong 3 năm rưỡi. Nhưng trong nửa năm cuối cùng, Linh chỉ lấy 4 tín chỉ. Trường đại học ở Mỹ yêu cầu 16 tín chỉ, và Linh chỉ lấy 4 tín chỉ. Vậy là Linh học 1/4 số lượng yêu cầu, và thời gian còn lại Linh đi làm. Nhưng Linh cũng dành thời gian đi chơi, xem TV với bạn bè. Linh đã có cơ hội để chỉ là một đứa trẻ.

Mình nghĩ rằng Linh và mình đều may mắn, nhiều người khác không có cơ hội đó. Chúng ta đã nhận học bổng và họ trả tiền để chúng ta học. Vậy tại sao lại không tận hưởng? Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Chồng mình bắt đầu làm việc từ mùa hè khi anh ấy 13 tuổi. Không phải ai cũng có cơ hội đó. Nếu bạn may mắn có cơ hội, bạn nên nắm lấy.

Linh vẫn phải làm việc. Họ trả tiền học, nhưng vẫn còn tiền nhà và những chi phí khác mà bạn phải tự lo. Vậy nên, đúng là phải cân bằng giữa công việc, việc học và cố gắng tận hưởng cuộc sống.

Thật sự rất mệt mỏi nên bạn cần một khoảng nghỉ trước khi bước vào thế giới thực sự.

Hãy cố gắng tạo ra khoảng nghỉ đó.


Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05


ĐỌC THÊM

Về các khách mời khác trong chương trình tại đây
Sẽ Không Tìm Được Những Điểm Tốt Đẹp Nếu Không Có Biến Cố Xảy Ra
Điều Gì Sẽ Là Nền Tảng Gắn Kết Khi Bạn Yêu Một Người Hoàn Toàn Khác Biệt Với Mình?
Liệu Có Một Thời Điểm Đúng Cho Quyết Định Kết Hôn Và Sinh Con Không?