Cảm giác tội lỗi vì không có đủ thời gian cho con hay bỏ lỡ một sự kiện quan trọng ở trường là điều mà hầu hết những người làm cha mẹ đều trải qua. Nhưng thay vì để nó đè nặng, liệu chúng ta có thể học cách chấp nhận và xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ để giúp mình vững vàng hơn?


Bài viết này là những góc nhìn chân thật từ Linh và chị Manisha về hành trình vừa làm mẹ, vừa theo đuổi sự nghiệp – không phải để hoàn hảo, mà để đủ tốt cho cả hai vai trò quan trọng này.

Xem đầy đủ tập 05


Câu hỏi số 6: Vậy là chị dành thời gian cho con nhiều nhất có thể, nhưng chị cũng là Giám đốc Tài chính của một công ty lớn ở Việt Nam. Làm thế nào để chị cân bằng? Chị có cảm thấy tội lỗi vì không có đủ thời gian cho con gái không?

Linh biết không, tôi nghĩ rằng tất cả phụ nữ, và tất cả các bà mẹ, dù bạn đi làm hay không, làm bán thời gian, toàn thời gian, hay là bà nội trợ có năm người giúp việc, ai cũng cảm thấy tội lỗi về điều gì đó. Tôi không hiểu vì sao lại vậy, nhưng xã hội luôn khiến bạn cảm thấy là có điều gì đó mà tôi làm chưa đủ tốt. Tôi nghĩ cảm giác đó sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp.

Đó là cảm xúc đặc trưng của các bà mẹ. Cảm giác tội lỗi.

Vài năm trước, khi Manisha vừa bước sang tuổi 40, khoảng 3 hoặc 4 năm trước, Manisha đã quyết định sẽ không cảm thấy tội lỗi nữa. Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng làm được.

Chỉ việc bỏ qua nó sao?

Mình cố gắng nhắc nhở bản thân rằng tôi phải biết ơn và trân trọng những gì mình có. Mình biết ơn vì có một cô con gái tuyệt vời. Thay vì cảm thấy tội lỗi, Manisha chỉ muốn dành thời gian với con vì bé rất vui vẻ. Manisha cũng hạnh phúc khi có công việc tuyệt vời, nơi mình cảm thấy mình tạo ra sự khác biệt. Mình yêu công việc này. Nó cho phép mình hỗ trợ gia đình, và nó cũng khiến mình trở thành một hình mẫu tốt cho con gái nếu sau này bé muốn đi làm.


Đúng là điều đó đồng nghĩa với việc Manisha không thể luôn có mặt, nhưng với mình, điều đó ổn. Mình phải luôn nhắc nhở bản thân vì luôn có những buổi biểu diễn ở trường hoặc điều gì đó khác. Chúng ta đang ở vị trí khá cao trong sự nghiệp nên chúng ta có thể kiểm soát thời gian của mình tốt hơn. Các bạn trẻ hơn thì không, đúng không? Họ không có quyền lựa chọn. Nếu Linh làm việc trong ngân hàng, Linh phải làm khi cần, đúng không? Vậy nên, Linh không thể luôn kiểm soát được.


Luôn có những sự kiện ở trường mà Linh không thể tham dự, hoặc điều gì đó khác, và cảm thấy tội lỗi. Theo mình, cách giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc nhận biết cảm giác tội lỗi không thể giúp ích cho ai - nó không giúp con bạn, và cũng không giúp bạn - bạn còn cần có một hệ sinh thái để hỗ trợ. Một người bạn như Linh, hoặc những người bạn khác cũng có sự nghiệp tuyệt vời và cũng làm bố mẹ. Mình nghĩ họ đang làm rất tốt.

Linh hi vọng là vậy.

Manisha có rất nhiều bạn bè. Họ luôn ủng hộ và giúp đỡ khi Manisha cảm thấy tệ. Mình cũng có một người chồng luôn muốn mình làm việc. Bố mẹ chồng và bố mẹ Manisha cũng rất ủng hộ. Và rồi Manisha còn có những người bạn khác ở đây, mẹ của bạn bè Sonali, họ luôn chào đón bé. Họ không quan tâm khi năm bé mới hai tuổi, mình gửi con cho bảo mẫu thay vì tự chăm con. Họ luôn hỗ trợ bé và tôi, và không làm tôi cảm thấy tội lỗi vì không có mặt. Họ hỗ trợ tôi, hỗ trợ con tôi. Manisha nghĩ Linh phải xây dựng hệ sinh thái đó cho bản thân, để khi Linh rơi vào những khoảnh khắc cảm thấy mình không làm tốt, họ sẽ kéo Linh ra khỏi đó.

Điều này nghe như bạn phải tự tạo ra giải pháp, hoặc điều mà bạn nghĩ là giải pháp.

Bất cứ điều gì phù hợp với bạn.

Câu hỏi số 7: Nhưng như thế nào là đủ? Điều chị cảm thấy phù hợp đơn giản được xác định bởi thời gian thực sự dành cho con, đúng không? Chị có biết mình về nhà lúc mấy giờ không? Chị dành thời gian cho con vào các ngày trong tuần, hay chỉ vào cuối tuần? Vào cuối tuần, chị có đưa bé ra ngoài không? Hay chị chỉ bận rộn đưa các bé đi hết nơi này đến nơi khác?

Thứ mà Manisha từng luôn muốn làm là giải thích với mọi người rằng: “Manisha là một người mẹ đi làm, nên mình không thể làm việc này. Con gái mình vẫn sẽ ở đây.” Manisha cảm thấy như mình phải giải thích cho ai đó vì sao tôi không tham dự việc gì. Nhưng thực ra các bạn không cần phải giải thích. Họ không hiểu bạn đang trải qua những gì, cũng như không hiểu một bà mẹ ở nhà chăm con trải qua điều gì. Mình không cần phải giải thích.


Chúng ta luôn cố giải thích, tất nhiên, bạn phải giải thích với con bạn, với chồng bạn, hoặc với sếp của bạn. Còn với những người khác, Manisha nghĩ chúng ta không cần phải giải thích. Bạn chỉ cần đưa ra quyết định tốt nhất bạn có thể. Điều Manisha nói thì dễ, nhưng thực hiện không dễ. Bạn phải tự nhắc mình rằng bạn không nợ ai một lời giải thích. Bạn chỉ cần bước tiếp và cố gắng hết mình.

Câu hỏi số 8: Nhưng nếu chính bản thân chị đang tự phán xét mình thì sao?

Vậy thì mình phải tự nhận ra điều đó. Đôi lúc mình thấy buồn. Linh có cảm thấy tốt nếu bỏ lỡ một sự kiện lớn không? Không, điều đó rất tệ và đau đớn. Nhưng Linh phải lùi lại và nhìn nhận bức tranh toàn cảnh.


Điều giúp Manisha ở đây là chồng Manisha. Anh ấy nói, “Manisha, em không ở Quận 2, nên em không thể làm mọi thứ như họ. Đừng cố nữa. Hãy là người mẹ tốt nhất mà em có thể”. Vậy nên, Manisha không chịu áp lực từ chồng, một số người có rất nhiều áp lực từ bạn đời của họ. Đó là sự hỗ trợ rất lớn đối với Manisha. Bạn luôn cảm thấy tệ. Dù có dành cả ngày với con, bạn vẫn nghĩ “giá như chúng ta đã làm điều gì đó tốt hơn”. Đó là tính cách của chúng ta và chúng ta cần thừa nhận rằng điều đó không phải lúc nào cũng có lợi cho mình.

Câu hỏi số 9: Bé Sonali cảm thấy thế nào về điều đó?

Manisha không biết. Mình nghĩ bé ở độ tuổi mà Manisha của bây giờ là người mẹ mà bé biết. Thỉnh thoảng, lúc nhỏ Manisha cũng trách móc mẹ khi bà còn trẻ vì trong trường của Manisha không nhiều bà mẹ đi làm. Mẹ Manisha thậm chí không làm nhiều giờ. Mẹ về nhà lúc bốn giờ. Nhưng Manisha nghĩ bé nhà mình thích nó. Bé nghĩ làm việc ở MoMo rất tuyệt. Bé thích công ty và thích đến công ty.

Câu hỏi số 10: Bé biết chị là Giám đốc Tài chính. Vậy bé có biết Giám đốc Tài chính là gì không?

Bé không biết điều đó nghĩa là gì, nhưng cũng hiểu phần nào mình làm gì. Con bé thích đến chơi, vậy nên mình nghĩ bé hạnh phúc. Linh biết đấy, MoMo tập trung về tài chính, đúng không? Đó là về việc tạo ra các giải pháp thanh toán. Đôi khi Manisha giải thích cho bé chúng mình làm gì và điều đó giúp ích thế nào. Bé nghĩ điều đó rất tuyệt. Nhưng tất nhiên sẽ có lúc bé giận vì Manisha bỏ lỡ điều gì đó.


Manisha đã bỏ lỡ vài điều vì năm ngoái phải đi công tác. Mình thực sự đã cố gắng hết sức để tham gia. Bạn biết đấy, tất cả những sự kiện cuối năm, gần 200 sự kiện vào dịp Giao thừa. Mình đã bỏ lỡ điều gì đó và bé đã rất buồn.


Vậy nên Manisha nhờ một bà mẹ khác. Đây là điều mình muốn nói: những người mẹ giúp đỡ nhau. Có một cậu bé trong lớp, và mẹ cậu ấy đã dành thời gian với Sonali, quay video lại và gửi cho mình. Đó là lý do vì sao bạn cần nhiều hơn là chỉ một mình. Tất nhiên, đôi khi bé muốn bố mẹ ở đó. Bé hiểu rằng bố mẹ làm việc, nhưng bé vẫn muốn họ ở đó. Bạn không thể có mặt ở hai nơi cùng một lúc, điều đó thật khó khăn. Manisha nghĩ điều này sẽ chẳng bao giờ trở nên dễ dàng hơn.

Bé nhà Linh thường hỏi về công việc của Linh. Nhiều khi tụi nhỏ nghĩ Linh suốt ngày ngồi trước máy tính vì anh Kevin cũng luôn ngồi máy tính. Có lần, Linh còn thấy bé nhỏ nhà Linh đang giả vờ gõ email trên ứng dụng của trường.

“Con là Mẹ đây!”

Linh chắc chắn rằng bé đang giả vờ làm việc, gõ email.

Sonali cũng từng làm vậy. Con bé tự làm ra một chiếc máy tính trong đợt COVID-19 vì chúng tôi lúc nào cũng ngồi máy tính. Bé nói: “Bàn phím, con là Mẹ đây"

“Đây là việc con đang làm.”

Manisha cảm thấy điều đó còn tốt hơn việc ngồi dán mắt vào điện thoại.

Nhưng những gì chúng ta làm thực sự ảnh hưởng đến cách con cái nhìn nhận về vai trò của một người mẹ. Linh nghĩ đó là một ảnh hưởng tích cực khi các bé biết rằng chúng cũng có thể lớn lên và trở thành một ai đó. Chúng sẽ đủ tự tin để muốn trở thành điều gì đó.

Bạn vẫn có thể làm việc và đồng thời có một gia đình. Chúng ta cũng có những người bạn mà mẹ của họ không đi làm, và bọn trẻ nên thấy được nhiều tấm gương khác nhau, đúng không?


Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Cảm ơn New World Saigon Hotel đã tài trợ địa điểm quay cho chương trình.

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05

Xem CÁC BLOG CỦA TẬP 05


ĐỌC THÊM

Về các khách mời khác trong chương trình tại đây
Sẽ Không Tìm Được Những Điểm Tốt Đẹp Nếu Không Có Biến Cố Xảy Ra
Điều Gì Sẽ Là Nền Tảng Gắn Kết Khi Bạn Yêu Một Người Hoàn Toàn Khác Biệt Với Mình?
Liệu Có Một Thời Điểm Đúng Cho Quyết Định Kết Hôn Và Sinh Con Không?