Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Bỏ Bữa Sáng? (Khoa Học + Dễ Hiểu)
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 3 từ khoá mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Nhịp sinh học
- Hormone đối kháng
- Hormone Ghrelin
Theo một nghiên cứu, chúng ta thường ít đói nhất vào 8 giờ sáng và đói nhất vào 8 giờ tối. Các bạn không nghe nhầm đâu (cười). Để Linh nhắc lại: 8 giờ sáng là lúc bạn ít đói nhất!
Nghe lạ đúng không? Đáng ra giờ đó bạn phải rất đói chứ. Bởi vì bạn đã không ăn gì trong 10, 12, thậm chí là 14 giờ rồi. Tại sao mình lại không đói? Trong khi vào 8 giờ tối, là lúc bạn vừa ăn xong khoảng một vài giờ, nhưng đây là lúc cơ thể cảm thấy đói nhất. Nếu vậy thì chúng ta có cần thiết phải ăn sáng không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài viết hôm nay, theo một cách rất khoa học và dễ hiểu.
1. Khuyến Cáo
2. Nếu Không Đói Bụng Thì Cơ Thể Lấy Năng Lượng Từ Đâu?
Sau 3 năm nhịn ăn gián đoạn thì Linh không thấy đói vào buổi sáng. Giờ đói nhất chắc là vào tầm 10,11 giờ sáng. Nhưng chỉ một chút thôi. Qua thời gian đó thì mình thấy ổn, chỉ cần uống nước lọc, trà, hoặc cà phê. Vậy điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta vào buổi sáng?
Bác sĩ Jason Fung đã giải đáp vấn đề này trong video của mình, và Linh cũng dựa vào những thông tin của anh ấy để tìm hiểu thêm. Các bạn hãy tập trung nha. Những thông tin này rất mới mẻ với Linh và tin là nó cũng giúp ích cho bạn.
Trước tiên, cảm giác đói phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là hormone trong cơ thể chúng ta. Và những hormone này thay đổi theo nhịp sinh học mỗi ngày. Hình ảnh này cho thấy thời điểm các hormone tăng lên trong ngày, đặc biệt khi bạn ngủ và ngay trước khi chúng ta thức dậy.
Có một hiện tượng rất thú vị xảy ra vào khoảng 3 giờ đến 4 giờ sáng. Vào thời điểm này, cơ thể nhận biết rằng chúng ta sắp thức dậy, và một số hormone quan trọng bắt đầu tăng lên. Cụ thể thì hormone tăng trưởng, melatonin, và prolactin đều đạt đỉnh vào lúc này. Hormone tăng trưởng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa, melatonin giúp điều hòa giấc ngủ sâu, còn prolactin tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Khi gần đến 6 giờ sáng, các hormone như cortisol, aldosterone, và hormone giới tính như testosterone bắt đầu tăng mạnh. Đây là những hormone giúp cơ thể sẵn sàng cho ngày mới bằng cách huy động năng lượng và tăng sự tỉnh táo. Cortisol, được biết đến như hormone căng thẳng, có nhiệm vụ huy động glucose từ các kho dự trữ để cung cấp năng lượng nhanh chóng. Aldosterone điều hòa sự cân bằng muối và nước, giúp duy trì huyết áp và năng lượng. Testosterone hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự hưng phấn cho các hoạt động ban ngày.
Điều này xảy ra mỗi ngày, khi các hormone bắt đầu tăng ngay trước khi bạn thức dậy, giúp cơ thể chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. Sau khi đạt đỉnh, các hormone này sẽ giảm dần khi cơ thể không cần sử dụng chúng nữa.
Một điều thú vị là các hormone này, đặc biệt là cortisol và epinephrine, còn được gọi là "hormone đối kháng" vì chúng có nhiệm vụ huy động năng lượng từ các nguồn dự trữ trong cơ thể. Nói một cách đơn giản, chúng ta ít đói nhất vào 8 giờ sáng là do cơ thể "tự tiêu thụ" năng lượng từ lượng calo đã được lưu trữ. Linh đã mô tả rất chi tiết cách cơ thể lưu trữ và lấy năng lượng trong bài viết Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn Gián Đoạn. Các bạn có thể đọc thêm nha.
3. Nếu Bỏ Lơ Thì Cơn Đói Có Thật Sự Qua Đi Không?
Chúng ta biết rằng cảm giác đói phụ thuộc hormone và nhịp sinh học. Vậy nó còn phụ thuộc yếu tố nào khác không?
Cho Linh hỏi, có bao giờ bạn thấy đói bụng vào giờ ăn trưa hoặc tối, nhưng vì mải mê làm việc nên bạn chỉ ăn hay uống một chút gì đó. Sau đó, bạn cũng không cảm thấy đói nữa. Một điều Linh nhận thấy là cơn đói có thể đến rồi đi như một cơn sóng, đôi khi giảm tạm thời nếu bạn không chú ý đến. Điều này có liên quan đến hormone ghrelin.
Ghrelin là hormone gây đói, được sản xuất chủ yếu ở dạ dày. Khi dạ dày bạn trống, ghrelin được tiết ra và gửi tín hiệu đến não để kích thích cảm giác đói và thúc đẩy bạn ăn.

Hãy xem nghiên cứu về "Mẫu tiết ghrelin tự nhiên trong 24 giờ ở những người nhịn ăn". Những người tham gia đã nhịn ăn trong 33 giờ, và mức ghrelin được đo mỗi 20 phút. Hãy nhìn vào biểu đồ thể hiện mức Ghrelin được đo trong suốt 24 giờ, với các đỉnh tương ứng với ba thời điểm bữa ăn chính là bữa trưa (chữ L, Lunch), bữa tối (chữ D, Dinner), và bữa sáng (chữ B, Breakfast) vào ngày hôm sau.
Những đỉnh ghrelin này không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Vì tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều quen ăn 3 bữa mỗi ngày nên các đỉnh ghrelin cũng xuất hiện tương ứng. Đây là một ví dụ cho thấy cảm giác đói không chỉ được kiểm soát bởi sự thiếu hụt thức ăn mà còn bởi thói quen ăn uống.
Nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy là sau khi đạt đỉnh, mức ghrelin giảm xuống, ngay cả khi bạn không ăn, rồi sau đó lại tăng lên khi đến bữa tiếp theo.
Khi nhịn ăn gián đoạn, cảm giác đói có thể tăng lên do hormone ghrelin được tiết ra để báo hiệu cơ thể cần năng lượng. Tuy nhiên, cường độ và thời gian của cơn đói có thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nhịn ăn, chế độ ăn, và mức độ hoạt động của bạn. Mặc dù cảm giác đói là tín hiệu tự nhiên của cơ thể, việc bỏ qua nó hoàn toàn không phải là giải pháp tốt. Bạn cần lắng nghe cơ thể và ăn uống lành mạnh, đủ chất trong khung giờ ăn để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Bạn cũng có thể giảm lượng ghrelin mà cơ thể sản xuất bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Nói chung là làm tất cả những điều mà bạn luôn được khuyên phải làm 😀!
4. Bạn Có Cần Ăn Sáng Không?
Nói tóm lại, việc ăn sáng hay không phụ thuộc vào nhu cầu và thể trạng của từng người. Nếu cảm thấy cơ thể vẫn hoạt động tốt và các bữa ăn sau được cung cấp đủ năng lượng, bạn có thể tập giảm dần khẩu phần ăn sáng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung hoặc tụt huyết áp vào buổi sáng, việc bỏ qua bữa ăn này chưa phải là lựa chọn tốt. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh thói quen ăn uống một cách linh hoạt để tìm ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Như Linh đã chia sẻ trong bài viết THỰC HÀNH: Cách Linh Bắt Đầu Nhịn Ăn Gián Đoạn (Chi Tiết + Dễ Hiểu), khi bắt đầu nhịn ăn gián đoạn, bạn nên bắt đầu một cách chậm rãi. Bạn có thể ăn sáng muộn hơn 30 phút mỗi tuần. Hoặc một số bạn chỉ cần ăn muộn hơn 5 phút mỗi tuần cũng không sao. Hãy nhớ, lắng nghe cơ thể và chầm chậm thu hẹp khung giờ ăn của mình nha.



Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
HỌC THÊM



Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Bỏ Bữa Sáng? (Khoa Học + Dễ Hiểu)
Trong bài viết này, bạn sẽ học được 3 từ khoá mới. Hãy viết xuống và tiếp tục nghiên cứu thêm nhé.
- Nhịp sinh học
- Hormone đối kháng
- Hormone Ghrelin
Theo một nghiên cứu, chúng ta thường ít đói nhất vào 8 giờ sáng và đói nhất vào 8 giờ tối. Các bạn không nghe nhầm đâu (cười). Để Linh nhắc lại: 8 giờ sáng là lúc bạn ít đói nhất!
Nghe lạ đúng không? Đáng ra giờ đó bạn phải rất đói chứ. Bởi vì bạn đã không ăn gì trong 10, 12, thậm chí là 14 giờ rồi. Tại sao mình lại không đói? Trong khi vào 8 giờ tối, là lúc bạn vừa ăn xong khoảng một vài giờ, nhưng đây là lúc cơ thể cảm thấy đói nhất. Nếu vậy thì chúng ta có cần thiết phải ăn sáng không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài viết hôm nay, theo một cách rất khoa học và dễ hiểu.
1. Khuyến Cáo
2. Nếu Không Đói Bụng Thì Cơ Thể Lấy Năng Lượng Từ Đâu?
Sau 3 năm nhịn ăn gián đoạn thì Linh không thấy đói vào buổi sáng. Giờ đói nhất chắc là vào tầm 10,11 giờ sáng. Nhưng chỉ một chút thôi. Qua thời gian đó thì mình thấy ổn, chỉ cần uống nước lọc, trà, hoặc cà phê. Vậy điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta vào buổi sáng?
Bác sĩ Jason Fung đã giải đáp vấn đề này trong video của mình, và Linh cũng dựa vào những thông tin của anh ấy để tìm hiểu thêm. Các bạn hãy tập trung nha. Những thông tin này rất mới mẻ với Linh và tin là nó cũng giúp ích cho bạn.
Trước tiên, cảm giác đói phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là hormone trong cơ thể chúng ta. Và những hormone này thay đổi theo nhịp sinh học mỗi ngày. Hình ảnh này cho thấy thời điểm các hormone tăng lên trong ngày, đặc biệt khi bạn ngủ và ngay trước khi chúng ta thức dậy.
Có một hiện tượng rất thú vị xảy ra vào khoảng 3 giờ đến 4 giờ sáng. Vào thời điểm này, cơ thể nhận biết rằng chúng ta sắp thức dậy, và một số hormone quan trọng bắt đầu tăng lên. Cụ thể thì hormone tăng trưởng, melatonin, và prolactin đều đạt đỉnh vào lúc này. Hormone tăng trưởng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa, melatonin giúp điều hòa giấc ngủ sâu, còn prolactin tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Khi gần đến 6 giờ sáng, các hormone như cortisol, aldosterone, và hormone giới tính như testosterone bắt đầu tăng mạnh. Đây là những hormone giúp cơ thể sẵn sàng cho ngày mới bằng cách huy động năng lượng và tăng sự tỉnh táo. Cortisol, được biết đến như hormone căng thẳng, có nhiệm vụ huy động glucose từ các kho dự trữ để cung cấp năng lượng nhanh chóng. Aldosterone điều hòa sự cân bằng muối và nước, giúp duy trì huyết áp và năng lượng. Testosterone hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự hưng phấn cho các hoạt động ban ngày.
Điều này xảy ra mỗi ngày, khi các hormone bắt đầu tăng ngay trước khi bạn thức dậy, giúp cơ thể chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. Sau khi đạt đỉnh, các hormone này sẽ giảm dần khi cơ thể không cần sử dụng chúng nữa.
Một điều thú vị là các hormone này, đặc biệt là cortisol và epinephrine, còn được gọi là "hormone đối kháng" vì chúng có nhiệm vụ huy động năng lượng từ các nguồn dự trữ trong cơ thể. Nói một cách đơn giản, chúng ta ít đói nhất vào 8 giờ sáng là do cơ thể "tự tiêu thụ" năng lượng từ lượng calo đã được lưu trữ. Linh đã mô tả rất chi tiết cách cơ thể lưu trữ và lấy năng lượng trong bài viết Điều Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Nhịn Ăn Gián Đoạn. Các bạn có thể đọc thêm nha.
3. Nếu Bỏ Lơ Thì Cơn Đói Có Thật Sự Qua Đi Không?
Chúng ta biết rằng cảm giác đói phụ thuộc hormone và nhịp sinh học. Vậy nó còn phụ thuộc yếu tố nào khác không?
Cho Linh hỏi, có bao giờ bạn thấy đói bụng vào giờ ăn trưa hoặc tối, nhưng vì mải mê làm việc nên bạn chỉ ăn hay uống một chút gì đó. Sau đó, bạn cũng không cảm thấy đói nữa. Một điều Linh nhận thấy là cơn đói có thể đến rồi đi như một cơn sóng, đôi khi giảm tạm thời nếu bạn không chú ý đến. Điều này có liên quan đến hormone ghrelin.
Ghrelin là hormone gây đói, được sản xuất chủ yếu ở dạ dày. Khi dạ dày bạn trống, ghrelin được tiết ra và gửi tín hiệu đến não để kích thích cảm giác đói và thúc đẩy bạn ăn.

Hãy xem nghiên cứu về "Mẫu tiết ghrelin tự nhiên trong 24 giờ ở những người nhịn ăn". Những người tham gia đã nhịn ăn trong 33 giờ, và mức ghrelin được đo mỗi 20 phút. Hãy nhìn vào biểu đồ thể hiện mức Ghrelin được đo trong suốt 24 giờ, với các đỉnh tương ứng với ba thời điểm bữa ăn chính là bữa trưa (chữ L, Lunch), bữa tối (chữ D, Dinner), và bữa sáng (chữ B, Breakfast) vào ngày hôm sau.
Những đỉnh ghrelin này không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Vì tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều quen ăn 3 bữa mỗi ngày nên các đỉnh ghrelin cũng xuất hiện tương ứng. Đây là một ví dụ cho thấy cảm giác đói không chỉ được kiểm soát bởi sự thiếu hụt thức ăn mà còn bởi thói quen ăn uống.
Nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy là sau khi đạt đỉnh, mức ghrelin giảm xuống, ngay cả khi bạn không ăn, rồi sau đó lại tăng lên khi đến bữa tiếp theo.
Khi nhịn ăn gián đoạn, cảm giác đói có thể tăng lên do hormone ghrelin được tiết ra để báo hiệu cơ thể cần năng lượng. Tuy nhiên, cường độ và thời gian của cơn đói có thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nhịn ăn, chế độ ăn, và mức độ hoạt động của bạn. Mặc dù cảm giác đói là tín hiệu tự nhiên của cơ thể, việc bỏ qua nó hoàn toàn không phải là giải pháp tốt. Bạn cần lắng nghe cơ thể và ăn uống lành mạnh, đủ chất trong khung giờ ăn để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Bạn cũng có thể giảm lượng ghrelin mà cơ thể sản xuất bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Nói chung là làm tất cả những điều mà bạn luôn được khuyên phải làm 😀!
4. Bạn Có Cần Ăn Sáng Không?
Nói tóm lại, việc ăn sáng hay không phụ thuộc vào nhu cầu và thể trạng của từng người. Nếu cảm thấy cơ thể vẫn hoạt động tốt và các bữa ăn sau được cung cấp đủ năng lượng, bạn có thể tập giảm dần khẩu phần ăn sáng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung hoặc tụt huyết áp vào buổi sáng, việc bỏ qua bữa ăn này chưa phải là lựa chọn tốt. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh thói quen ăn uống một cách linh hoạt để tìm ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
Như Linh đã chia sẻ trong bài viết THỰC HÀNH: Cách Linh Bắt Đầu Nhịn Ăn Gián Đoạn (Chi Tiết + Dễ Hiểu), khi bắt đầu nhịn ăn gián đoạn, bạn nên bắt đầu một cách chậm rãi. Bạn có thể ăn sáng muộn hơn 30 phút mỗi tuần. Hoặc một số bạn chỉ cần ăn muộn hơn 5 phút mỗi tuần cũng không sao. Hãy nhớ, lắng nghe cơ thể và chầm chậm thu hẹp khung giờ ăn của mình nha.
HỌC THÊM



Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.