3 Giai Đoạn Cốt Lõi Trong Sự Nghiệp Và Các Cột Mốc Cần Theo Đuổi


Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp đều mang đến những thách thức và cơ hội khác nhau. Hiểu rõ từng Cột Mốc tương ứng với từng giai đoạn sẽ giúp bạn vạch rõ hành trình phát triển sự nghiệp của mình. Khi đó, mỗi ngày làm việc hay mỗi dự án bạn thực hiện sẽ trở thành một mắt xích để bạn tạo dựng thành tựu, sẵn sàng cho hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.

a. Làm gì trong giai đoạn này?

Thám hiểm là giai đoạn đánh dấu bước chuyển tiếp từ trường học sang môi trường làm việc thực tế. Những vị trí thực tập hay công việc đầu tiên là cơ hội tốt để bạn trau dồi thái độ làm việc và những kỹ năng “thực chiến" cần thiết. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần “trò chuyện" với bản thân nhiều hơn để hiểu rõ mình muốn gì và bước đầu định hình con đường sự nghiệp sắp tới.

b. Cột Mốc có thể hướng tới

Cột Mốc cần chinh phục trong giai đoạn này là công việc đầu tiên. Việc tìm được công việc đầu tiên không chỉ mang lại thu nhập và trải nghiệm thực tế, mà còn giúp bạn phát triển bản thân, sẵn sàng tiếp cận những Cột Mốc tiếp theo trong sự nghiệp.

Dưới đây là 3 yếu tố bạn cần đạt được để có thể thành công với công việc đầu tiên:

i. Cho phép bản thân làm sai và sửa sai

Một trong những thế mạnh mà bạn có trong giai đoạn thám hiểm chính là: quyền được làm sai. Có thể ngay lúc này bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, có thể sẽ làm sai, nhưng bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ cầu tiến và tinh thần sẵn sàng học hỏi không ngừng của mình.

Mỗi khi mắc sai lầm, bạn hãy nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân và lên kế hoạch cải thiện những khuyết điểm đó. Khi sếp hoặc các anh chị đồng nghiệp hướng dẫn bạn sửa lỗi sai, hãy chăm chú lắng nghe và ghi chú lại cẩn thận. Đồng thời, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi khi có thắc mắc.

Một cách chủ động hơn là bạn có thể quan sát cách những đồng nghiệp khác xử lý tình huống. Từ đó, bạn sẽ học hỏi được những điểm tốt hay chưa tốt, và vững tin hơn khi đứng trước những sự cố phát sinh.

ii. Xây dựng các mối quan hệ 

Bên cạnh việc được va chạm và học hỏi nhiều kỹ năng cần thiết, công việc đầu tiên còn mang đến cho bạn cơ hội để xây dựng các mối quan hệ chất lượng trong sự nghiệp. Việc giữ kết nối với những người sếp, người đồng nghiệp hay khách hàng trong ngành sẽ là tiền đề để bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Bởi vì mỗi người bạn gặp gỡ và kết nối lúc này nhiều khả năng sẽ trở thành người hỗ trợ, đối tác, hay khách hàng của bạn. Để bắt đầu, bạn có thể tìm hiểu 3 bước để mở rộng vòng kết nối của mình tại đây.

Hãy chậm lại và coi việc xây dựng các mối quan hệ cũng quan trọng như việc xây dựng các dự án.

– Greg Mortenson

Bạn có thể nghe thêm về Chiến Lược Để Thành Công Trong Công Việc Đầu Tiên trong tập 1 của Series Podcast Cột Mốc

a. Làm gì trong giai đoạn này?

Giai đoạn Bứt tốc là thời điểm tiềm ẩn nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển vượt bậc trong sự nghiệp. Đây cũng là lúc bạn cần nhìn lại và đánh giá những giá trị mà bạn đã tích lũy được để tăng tốc cho sự nghiệp của mình.

b. Cột Mốc có thể hướng tới

i. Chuyển việc đổi ngành

Sau quá trình làm việc ở giai đoạn Thám hiểm, bạn có thể tự đánh giá công việc hay lĩnh vực mà mình theo đuổi có thực sự phù hợp để tiếp tục phát triển lâu dài hay không. Linh nhận thấy ở giai đoạn này, nhiều bạn có xu hướng thay đổi công việc hay thậm chí chuyển hẳn sang một lĩnh vực làm việc khác.

Có 4 yếu tố mà bạn cần xác định thật kỹ trước khi bắt đầu một chặng đường mới:

1) Bạn cần biết vì sao bạn muốn thay đổi 

2) Nghiên cứu về ngành nghề bạn muốn chuyển đổi: hãy tự trả lời 3 câu hỏi:

a) Ngành nghề đó có tiềm năng phát triển không?

b) Ngành nghề đó có mối liên hệ với ngành hiện tại của bạn không?

c) Ngành nghề đó có phù hợp với tính cách/kỹ năng hiện có của bạn không?

3) Xác định các kỹ năng có thể chuyển nhượng: Những kỹ năng nào của bạn hiện tại có thể đáp ứng yêu cầu của ngành mới?

4) Bạn cần học thêm những kỹ năng nào để đáp ứng được yêu cầu công việc mới?

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp? trong tập 2 của Series Podcast Cột Mốc, phát sóng vào 20h00, ngày 17/08 trên kênh Youtube Linh Thai Official

ii. Tạo thành tựu trong công việc

Khi bước vào giai đoạn bứt tốc, bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng giá từ các công việc vừa trải qua. Đây thời điểm bạn sử dụng những kỹ năng của mình để tạo ảnh hưởng tích cực trong công việc và sự nghiệp.

Để đạt được Cột Mốc thành tựu trong công việc, bạn cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng:

(1) Học hỏi nâng cao: Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đồng thời, bạn cũng hãy chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, quản lý thời gian của bản thân/của đội nhóm, giao việc hiệu quả để sẵn sàng cho vị trí mới.

(2) Suy nghĩ chiến lược: Hãy nhìn xa hơn, suy nghĩ chiến lược và lập kế hoạch dài hạn thay vì chỉ hoàn thành các đầu mục công việc chi tiết trong ngắn hạn. Điều này thể hiện tầm nhìn bao quát của bạn - một kỹ năng then chốt của các cấp quản lý/nhà lãnh đạo.

(3) Sáng tạo và sáng tạo: Bạn không thể có mặt ở một đích đến khác nếu cứ đi mãi trong con đường cũ. Đó là lý do bạn luôn cần sáng tạo và cải tiến công việc của mình. Hãy nhớ rằng, những đồng nghiệp khác cũng đang hoàn thành tốt công việc của mình mỗi ngày. Muốn trở nên khác biệt, bạn phải hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc hơn.

Chúng ta đều biết những thành tựu trong công việc là kết quả xứng đáng cho những cố gắng hay nỗ lực của bản thân trong một quá trình dài. Tuy nhiên với Linh có một điều quan trọng hơn nữa khi chúng ta chạm đến những mục tiêu lớn trong sự nghiệp của mình, đó là: Cảm giác tự hào và hài lòng. Chính cảm giác này sẽ là nguồn động lực để chúng ta tiếp tục tiến về phía trước, tự tin hơn trước những khó khăn, dũng cảm khám phá những tiềm năng mới của mình.

Bạn có thể nghe thêm chia sẻ về Công Thức Tạo Thành Tựu Lớn Trong Sự Nghiệp trong tập 1 của Series Podcast Cột Mốc, phát sóng vào 20h00, ngày 24/08 trên kênh Youtube Linh Thai Official

Sau tuổi 40 sẽ là thời điểm đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp của bạn. Đến lúc này, bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong công việc. Bạn có thể trở thành người hướng dẫn, định hướng cho các bạn trẻ với vốn kiến thức đã tích lũy trong nhiều năm. Bạn có thể trở thành một người cố vấn, giảng viên, hoặc người hướng dẫn (mentor) để hỗ trợ, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ hơn hay bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực của bạn.

Việc chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức không chỉ giúp người khác phát triển và thành công mà còn là một phần quan trọng trong đóng góp vào việc phát triển ngành nghề bạn theo đuổi. Sự chia sẻ và truyền đạt kiến thức sẽ giúp bạn thấy ý nghĩa và giá trị hơn trong công việc của mình.

Ngoài ra, việc chia sẻ/hướng dẫn những kinh nghiệm của mình đến người khác cũng là một cách để bạn tiếp tục học hỏi và phát triển. Mỗi lần truyền đạt kiến thức, bạn có thể một lần để ôn lại những kinh nghiệm của chính mình và điều chỉnh/cập nhật khi cần thiết để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các ngành nghề.


Lời kết

Ba giai đoạn trong sự nghiệp (với các mốc tuổi tương ứng) là cách phân chia phổ biến, dù vậy chỉ mang tính chất tương đối. Vì trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể đi lệch những quy chuẩn được sắp xếp sẵn, chỉ cần bạn biết mình muốn gì và kiên định với điều đó. Có bạn sẽ thành thạo kỹ năng giao tiếp ngay trong công việc đầu tiên, có bạn đến tận công việc thứ 3 mới nói chuyện linh hoạt với đồng nghiệp. Có bạn được thăng tiến chỉ sau 3 năm đi làm, cũng có bạn lên chức lần đầu sau 5 hay 7 năm. Những khác biệt đó sẽ cho bạn thời gian suy nghĩ thêm về điều mình muốn đạt được và điều mình đang hành động. Dù thế nào đi nữa, hãy tin vào lựa chọn của mình và kiên định với những gì mình đã lựa chọn.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Giai Đoạn Cốt Lõi Trong Sự Nghiệp Và Các Cột Mốc Cần Theo Đuổi


3 Giai Đoạn Cốt Lõi Trong Sự Nghiệp Và Các Cột Mốc Cần Theo Đuổi

Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp đều mang đến những thách thức và cơ hội khác nhau. Hiểu rõ từng Cột Mốc tương ứng với từng giai đoạn sẽ giúp bạn vạch rõ hành trình phát triển sự nghiệp của mình. Khi đó, mỗi ngày làm việc hay mỗi dự án bạn thực hiện sẽ trở thành một mắt xích để bạn tạo dựng thành tựu, sẵn sàng cho hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.

a. Làm gì trong giai đoạn này?

Thám hiểm là giai đoạn đánh dấu bước chuyển tiếp từ trường học sang môi trường làm việc thực tế. Những vị trí thực tập hay công việc đầu tiên là cơ hội tốt để bạn trau dồi thái độ làm việc và những kỹ năng “thực chiến" cần thiết. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần “trò chuyện" với bản thân nhiều hơn để hiểu rõ mình muốn gì và bước đầu định hình con đường sự nghiệp sắp tới.

b. Cột Mốc có thể hướng tới

Cột Mốc cần chinh phục trong giai đoạn này là công việc đầu tiên. Việc tìm được công việc đầu tiên không chỉ mang lại thu nhập và trải nghiệm thực tế, mà còn giúp bạn phát triển bản thân, sẵn sàng tiếp cận những Cột Mốc tiếp theo trong sự nghiệp.

Dưới đây là 3 yếu tố bạn cần đạt được để có thể thành công với công việc đầu tiên:

i. Cho phép bản thân làm sai và sửa sai

Một trong những thế mạnh mà bạn có trong giai đoạn thám hiểm chính là: quyền được làm sai. Có thể ngay lúc này bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, có thể sẽ làm sai, nhưng bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ cầu tiến và tinh thần sẵn sàng học hỏi không ngừng của mình.

Mỗi khi mắc sai lầm, bạn hãy nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân và lên kế hoạch cải thiện những khuyết điểm đó. Khi sếp hoặc các anh chị đồng nghiệp hướng dẫn bạn sửa lỗi sai, hãy chăm chú lắng nghe và ghi chú lại cẩn thận. Đồng thời, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi khi có thắc mắc.

Một cách chủ động hơn là bạn có thể quan sát cách những đồng nghiệp khác xử lý tình huống. Từ đó, bạn sẽ học hỏi được những điểm tốt hay chưa tốt, và vững tin hơn khi đứng trước những sự cố phát sinh.

ii. Xây dựng các mối quan hệ 

Bên cạnh việc được va chạm và học hỏi nhiều kỹ năng cần thiết, công việc đầu tiên còn mang đến cho bạn cơ hội để xây dựng các mối quan hệ chất lượng trong sự nghiệp. Việc giữ kết nối với những người sếp, người đồng nghiệp hay khách hàng trong ngành sẽ là tiền đề để bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Bởi vì mỗi người bạn gặp gỡ và kết nối lúc này nhiều khả năng sẽ trở thành người hỗ trợ, đối tác, hay khách hàng của bạn. Để bắt đầu, bạn có thể tìm hiểu 3 bước để mở rộng vòng kết nối của mình tại đây.

Hãy chậm lại và coi việc xây dựng các mối quan hệ cũng quan trọng như việc xây dựng các dự án.

– Greg Mortenson

Bạn có thể nghe thêm về Chiến Lược Để Thành Công Trong Công Việc Đầu Tiên trong tập 1 của Series Podcast Cột Mốc

a. Làm gì trong giai đoạn này?

Giai đoạn Bứt tốc là thời điểm tiềm ẩn nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển vượt bậc trong sự nghiệp. Đây cũng là lúc bạn cần nhìn lại và đánh giá những giá trị mà bạn đã tích lũy được để tăng tốc cho sự nghiệp của mình.

b. Cột Mốc có thể hướng tới

i. Chuyển việc đổi ngành

Sau quá trình làm việc ở giai đoạn Thám hiểm, bạn có thể tự đánh giá công việc hay lĩnh vực mà mình theo đuổi có thực sự phù hợp để tiếp tục phát triển lâu dài hay không. Linh nhận thấy ở giai đoạn này, nhiều bạn có xu hướng thay đổi công việc hay thậm chí chuyển hẳn sang một lĩnh vực làm việc khác.

Có 4 yếu tố mà bạn cần xác định thật kỹ trước khi bắt đầu một chặng đường mới:

1) Bạn cần biết vì sao bạn muốn thay đổi 

2) Nghiên cứu về ngành nghề bạn muốn chuyển đổi: hãy tự trả lời 3 câu hỏi:

a) Ngành nghề đó có tiềm năng phát triển không?

b) Ngành nghề đó có mối liên hệ với ngành hiện tại của bạn không?

c) Ngành nghề đó có phù hợp với tính cách/kỹ năng hiện có của bạn không?

3) Xác định các kỹ năng có thể chuyển nhượng: Những kỹ năng nào của bạn hiện tại có thể đáp ứng yêu cầu của ngành mới?

4) Bạn cần học thêm những kỹ năng nào để đáp ứng được yêu cầu công việc mới?

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp? trong tập 2 của Series Podcast Cột Mốc, phát sóng vào 20h00, ngày 17/08 trên kênh Youtube Linh Thai Official

ii. Tạo thành tựu trong công việc

Khi bước vào giai đoạn bứt tốc, bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng giá từ các công việc vừa trải qua. Đây thời điểm bạn sử dụng những kỹ năng của mình để tạo ảnh hưởng tích cực trong công việc và sự nghiệp.

Để đạt được Cột Mốc thành tựu trong công việc, bạn cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng:

(1) Học hỏi nâng cao: Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đồng thời, bạn cũng hãy chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, quản lý thời gian của bản thân/của đội nhóm, giao việc hiệu quả để sẵn sàng cho vị trí mới.

(2) Suy nghĩ chiến lược: Hãy nhìn xa hơn, suy nghĩ chiến lược và lập kế hoạch dài hạn thay vì chỉ hoàn thành các đầu mục công việc chi tiết trong ngắn hạn. Điều này thể hiện tầm nhìn bao quát của bạn - một kỹ năng then chốt của các cấp quản lý/nhà lãnh đạo.

(3) Sáng tạo và sáng tạo: Bạn không thể có mặt ở một đích đến khác nếu cứ đi mãi trong con đường cũ. Đó là lý do bạn luôn cần sáng tạo và cải tiến công việc của mình. Hãy nhớ rằng, những đồng nghiệp khác cũng đang hoàn thành tốt công việc của mình mỗi ngày. Muốn trở nên khác biệt, bạn phải hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc hơn.

Chúng ta đều biết những thành tựu trong công việc là kết quả xứng đáng cho những cố gắng hay nỗ lực của bản thân trong một quá trình dài. Tuy nhiên với Linh có một điều quan trọng hơn nữa khi chúng ta chạm đến những mục tiêu lớn trong sự nghiệp của mình, đó là: Cảm giác tự hào và hài lòng. Chính cảm giác này sẽ là nguồn động lực để chúng ta tiếp tục tiến về phía trước, tự tin hơn trước những khó khăn, dũng cảm khám phá những tiềm năng mới của mình.

Bạn có thể nghe thêm chia sẻ về Công Thức Tạo Thành Tựu Lớn Trong Sự Nghiệp trong tập 1 của Series Podcast Cột Mốc, phát sóng vào 20h00, ngày 24/08 trên kênh Youtube Linh Thai Official

Sau tuổi 40 sẽ là thời điểm đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp của bạn. Đến lúc này, bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong công việc. Bạn có thể trở thành người hướng dẫn, định hướng cho các bạn trẻ với vốn kiến thức đã tích lũy trong nhiều năm. Bạn có thể trở thành một người cố vấn, giảng viên, hoặc người hướng dẫn (mentor) để hỗ trợ, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ hơn hay bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực của bạn.

Việc chia sẻ kinh nghiệm và truyền đạt kiến thức không chỉ giúp người khác phát triển và thành công mà còn là một phần quan trọng trong đóng góp vào việc phát triển ngành nghề bạn theo đuổi. Sự chia sẻ và truyền đạt kiến thức sẽ giúp bạn thấy ý nghĩa và giá trị hơn trong công việc của mình.

Ngoài ra, việc chia sẻ/hướng dẫn những kinh nghiệm của mình đến người khác cũng là một cách để bạn tiếp tục học hỏi và phát triển. Mỗi lần truyền đạt kiến thức, bạn có thể một lần để ôn lại những kinh nghiệm của chính mình và điều chỉnh/cập nhật khi cần thiết để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các ngành nghề.


Lời kết

Ba giai đoạn trong sự nghiệp (với các mốc tuổi tương ứng) là cách phân chia phổ biến, dù vậy chỉ mang tính chất tương đối. Vì trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể đi lệch những quy chuẩn được sắp xếp sẵn, chỉ cần bạn biết mình muốn gì và kiên định với điều đó. Có bạn sẽ thành thạo kỹ năng giao tiếp ngay trong công việc đầu tiên, có bạn đến tận công việc thứ 3 mới nói chuyện linh hoạt với đồng nghiệp. Có bạn được thăng tiến chỉ sau 3 năm đi làm, cũng có bạn lên chức lần đầu sau 5 hay 7 năm. Những khác biệt đó sẽ cho bạn thời gian suy nghĩ thêm về điều mình muốn đạt được và điều mình đang hành động. Dù thế nào đi nữa, hãy tin vào lựa chọn của mình và kiên định với những gì mình đã lựa chọn.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.