Thay Đổi Ngay Cách Giới Thiệu Bản Thân (Không Chỉ Khi Phỏng Vấn)
“Giới thiệu về bản thân” thường là câu hỏi đầu tiên để bắt đầu một cuộc phỏng vấn. Theo khảo sát từ CareerBuilder, hơn 50% nhà tuyển dụng nói rằng họ biết liệu ứng viên có phù hợp với vị trí đó trong vòng 5 phút đầu tiên của buổi gặp gỡ. Đó là lý do vì sao bạn cần đưa ra phản hồi chuyên nghiệp cho phần giới thiệu để tạo ấn tượng tốt cho toàn bộ thời gian còn lại của cuộc trao đổi.
Và đừng chỉ giới hạn việc giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn. Vẫn có rất nhiều trường hợp mà kỹ năng này sẽ tác động đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn như giới thiệu bản thân trong các cuộc gặp gỡ khách hàng, đối tác, hay các buổi trò chuyện, hội thảo để mở rộng mối quan hệ của mình.
Dưới đây là một vài công cụ và kỹ thuật mà Linh đề xuất bạn nên sử dụng để giới thiệu bản thân một cách cấu trúc và sáng tạo hơn.
1. Mô hình L.I.F.E
a. Điều bạn đã học được (L - Learning): Chia sẻ về những điều bạn đã học được trong quá khứ, từ trường học, công việc hay trải nghiệm cá nhân.
Ví dụ: Em là Bảo Trân, ứng viên cho vị trí Digital Marketing. Em có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, với chuyên môn về SEO và SEM. Em tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM với chuyên ngành Marketing và luôn giữ thành tích học tập xuất sắc.
b. Điều bạn thích (I - Interests): Nêu những sở thích và đam mê của bạn.
Ví dụ: Em thích nghiên cứu các xu hướng mới trong Digital Marketing và luôn tìm kiếm cơ hội để áp dụng kiến thức vào thực tế. Em thường đọc blog, tham gia các hội thảo chuyên ngành và kết nối với những người có cùng sở thích.
c. Mục tiêu trong tương lai (F - Future): Chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai.
Ví dụ: Mục tiêu trong 2 năm tới của em là trở thành Digital Marketing Lead. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, em mong muốn góp phần gia tăng hiệu quả chiến lược marketing và đưa thương hiệu của công ty đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, em cũng muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các bạn trẻ hơn đang theo đuổi ngành Digital Marketing.
d. Kinh nghiệm và thành tựu (E - Experience): Trình bày những kinh nghiệm làm việc và thành tựu bạn đã đạt được.
Ví dụ: Trong thời gian làm việc tại công ty X, em đã thành công trong việc triển khai chiến dịch SEO giúp tăng lượng truy cập website lên 30%. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy lên 30%. Em cũng có kinh nghiệm thực hiện các chiến dịch SEM hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho công ty.
2. Mô hình Elevator Pitch
Ví dụ: "Em xin chào các anh chị. Em là Bảo Trân, ứng viên cho vị trí Digital Marketing. Em có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, với thế mạnh về chiến lược phát triển thương hiệu và xây dựng nội dung sáng tạo. Thành tựu nổi bật nhất của em là dẫn dắt dự án X, giúp tăng lượng truy cập website lên 20% chỉ trong 3 tháng. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy của công ty lên 30%. Em tin rằng với năng lực và kinh nghiệm của mình, em có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp mình."
3. Sử dụng phương pháp thể hiện sự sáng tạo
(a) Ví dụ trong phần trình bày về kỹ năng của mình (như ví dụ ở trên), bạn đã nói: “Thành tựu nổi bật nhất của em là dẫn dắt dự án X, giúp tăng lượng truy cập website lên 20% chỉ trong 3 tháng. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy của công ty lên 30%.” Lúc này, bạn có thể chuẩn bị chiếc bút máy đó và mang ra giới thiệu với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể nói thêm “Em thường mang chiếc bút này bên mình để nhắc nhở bản thân là mọi nỗ lực sẽ đem lại kết quả xứng đáng". Chỉ với một chi tiết nhỏ như vậy bạn đã có thể khéo léo cho người phỏng vấn thấy sự sáng tạo của bạn - điều mà không phải ứng viên nào cũng nghĩ đến và thực hiện.
Lời kết
Viết bởi
Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.
Thay Đổi Ngay Cách Giới Thiệu Bản Thân (Không Chỉ Khi Phỏng Vấn)
“Giới thiệu về bản thân” thường là câu hỏi đầu tiên để bắt đầu một cuộc phỏng vấn. Theo khảo sát từ CareerBuilder, hơn 50% nhà tuyển dụng nói rằng họ biết liệu ứng viên có phù hợp với vị trí đó trong vòng 5 phút đầu tiên của buổi gặp gỡ. Đó là lý do vì sao bạn cần đưa ra phản hồi chuyên nghiệp cho phần giới thiệu để tạo ấn tượng tốt cho toàn bộ thời gian còn lại của cuộc trao đổi.
Và đừng chỉ giới hạn việc giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn. Vẫn có rất nhiều trường hợp mà kỹ năng này sẽ tác động đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn như giới thiệu bản thân trong các cuộc gặp gỡ khách hàng, đối tác, hay các buổi trò chuyện, hội thảo để mở rộng mối quan hệ của mình.
Dưới đây là một vài công cụ và kỹ thuật mà Linh đề xuất bạn nên sử dụng để giới thiệu bản thân một cách cấu trúc và sáng tạo hơn.
1. Mô hình L.I.F.E
a. Điều bạn đã học được (L - Learning): Chia sẻ về những điều bạn đã học được trong quá khứ, từ trường học, công việc hay trải nghiệm cá nhân.
Ví dụ: Em là Bảo Trân, ứng viên cho vị trí Digital Marketing. Em có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, với chuyên môn về SEO và SEM. Em tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM với chuyên ngành Marketing và luôn giữ thành tích học tập xuất sắc.
b. Điều bạn thích (I - Interests): Nêu những sở thích và đam mê của bạn.
Ví dụ: Em thích nghiên cứu các xu hướng mới trong Digital Marketing và luôn tìm kiếm cơ hội để áp dụng kiến thức vào thực tế. Em thường đọc blog, tham gia các hội thảo chuyên ngành và kết nối với những người có cùng sở thích.
c. Mục tiêu trong tương lai (F - Future): Chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai.
Ví dụ: Mục tiêu trong 2 năm tới của em là trở thành Digital Marketing Lead. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, em mong muốn góp phần gia tăng hiệu quả chiến lược marketing và đưa thương hiệu của công ty đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, em cũng muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các bạn trẻ hơn đang theo đuổi ngành Digital Marketing.
d. Kinh nghiệm và thành tựu (E - Experience): Trình bày những kinh nghiệm làm việc và thành tựu bạn đã đạt được.
Ví dụ: Trong thời gian làm việc tại công ty X, em đã thành công trong việc triển khai chiến dịch SEO giúp tăng lượng truy cập website lên 30%. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy lên 30%. Em cũng có kinh nghiệm thực hiện các chiến dịch SEM hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho công ty.
2. Mô hình Elevator Pitch
Ví dụ: "Em xin chào các anh chị. Em là Bảo Trân, ứng viên cho vị trí Digital Marketing. Em có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, với thế mạnh về chiến lược phát triển thương hiệu và xây dựng nội dung sáng tạo. Thành tựu nổi bật nhất của em là dẫn dắt dự án X, giúp tăng lượng truy cập website lên 20% chỉ trong 3 tháng. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy của công ty lên 30%. Em tin rằng với năng lực và kinh nghiệm của mình, em có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp mình."
3. Sử dụng phương pháp thể hiện sự sáng tạo
(a) Ví dụ trong phần trình bày về kỹ năng của mình (như ví dụ ở trên), bạn đã nói: “Thành tựu nổi bật nhất của em là dẫn dắt dự án X, giúp tăng lượng truy cập website lên 20% chỉ trong 3 tháng. Từ đó giúp tăng doanh thu của sản phẩm bút máy của công ty lên 30%.” Lúc này, bạn có thể chuẩn bị chiếc bút máy đó và mang ra giới thiệu với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể nói thêm “Em thường mang chiếc bút này bên mình để nhắc nhở bản thân là mọi nỗ lực sẽ đem lại kết quả xứng đáng". Chỉ với một chi tiết nhỏ như vậy bạn đã có thể khéo léo cho người phỏng vấn thấy sự sáng tạo của bạn - điều mà không phải ứng viên nào cũng nghĩ đến và thực hiện.
Lời kết
Viết bởi
Thái Vân Linh
Thái Vân Linh có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.