Bạn Đã Hiểu Đúng Về Căng Thẳng Chưa? (Góc Nhìn Tâm Lý)

Phần lớn chúng ta đều nghĩ về căng thẳng như một trạng thái có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hay cuộc sống cá nhân. Và cách chúng ta thường đối diện với căng thẳng là cố gắng tìm cách loại bỏ chúng.

Trên thực tế, căng thẳng không phải lúc nào cũng hoàn toàn mang dấu hiệu tiêu cực. Ngược lại trạng thái cảm xúc này có khả năng thúc đẩy tinh thần làm việc và cải thiện năng suất cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần hiểu biết về 3 mức độ căng thẳng dưới đây và cách để kiểm soát chúng.

1. Định Luật Yerkes-Dodson Nói Gì Về Căng Thẳng?

a. Căng thẳng là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta.
b. Các mức độ căng thẳng theo Định luật Yerkes-Dodson
Định luật Yerkes-Dodson, được thiết lập bởi 2 nhà tâm lý học Robert Yerkes và John Dodson vào năm 1908. Theo đó, hiệu suất của một cá nhân sẽ tăng lên khi có sự kích thích sinh lý hoặc tinh thần (căng thẳng), nhưng chỉ đến một mức nhất định. Sau khi đạt đến điểm này, căng thẳng gia tăng hơn nữa có thể khiến hiệu suất giảm sút. Mối quan hệ giữa căng thẳng và hiệu suất thường được minh họa bằng đường cong hình chữ U ngược, được chia thành ba đoạn:
(1) Căng thẳng thấp (Low Stress): Lúc này bạn có thể đang thiếu thử thách trong công việc. Bạn đang không có những mục tiêu cụ thể để kích thích ý chí phấn đấu của bản thân.
(2) Căng thẳng tối ưu (Optimal Stress): Khi mức độ căng thẳng vừa đủ để tạo động lực và tiếp thêm năng lượng mà không gây tác dụng phụ, thúc đẩy năng suất cao nhất.
(3) Căng thẳng cao (High Stress): Căng thẳng quá mức lấn át khả năng xử lý tình huống, dẫn đến giảm hiệu suất, lo lắng và thậm chí là các vấn đề về sức khỏe.
Biểu đồ đường cong Định luật Yerkes-Dodson (healthline)

2. Chiến Lược Quản Lý Căng Thẳng Để Đạt Hiệu Suất Cao Nhất

a. Xác định mức độ căng thẳng hiện tại của bạn:

Trước khi bắt đầu quản lý, bạn cần thường xuyên theo dõi, đánh giá mức độ căng thẳng của bạn để xác định xem bạn đang gặp phải căng thẳng nhẹ, căng thẳng ở mức tối ưu hay căng thẳng quá mức.

Dấu hiệu

Căng thẳng thấp (Low Stress)

Căng thẳng tối ưu (Optimal Stress)

Căng thẳng cao (High Stress)

Thể chất

- Cảm giác uể oải hoặc thiếu năng lượng

- Giảm mức độ hoạt động hoặc ăn vặt nhiều hơn trong thời gian rỗi

- Ngủ nhiều hoặc giấc ngủ bị gián đoạn do sinh hoạt không đều đặn.

- Thèm ăn lành mạnh, ngủ đều đặn

- Cảm thấy có khả năng và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ

- Các dấu hiệu bao gồm đau đầu, căng cơ, mất ngủ và có thể tăng huyết áp. 

Tinh thần

- Cảm thấy buồn chán

- Thiếu năng lượng hoặc cảm giác không hài lòng

- Thảnh thơi do những nhiệm vụ không có thử thách, dẫn đến thờ ơ và bồn chồn

- Sự gắn kết và động lực cao hơn

- Các thử thách mang lại năng lượng và sự thỏa mãn, nuôi dưỡng cảm giác hoàn thành và căng thẳng tích cực


- Lo lắng quá mức, khó chịu và cảm giác bị chìm ngập

- Hay quên và mệt mỏi khi phải quyết định.

- Đỉnh điểm là kiệt sức về mặt cảm xúc và trong trường hợp nghiêm trọng là trầm cảm

Hành vi

- Cảm thấy thời gian bị kéo dài

- Tham gia nhiều hơn vào những câu chuyện phiếm ở nơi làm việc hoặc những trò gây xao lãng trên mạng như một cách để giết thời gian.

- Tiếp cận việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân,

- Duy trì tiến độ phát triển nghề nghiệp

- Tham gia tích cực vào các hoạt động tại nơi làm việc.

- Bỏ qua giờ nghỉ giải lao

- Làm việc nhiều giờ mà không có năng suất

- Tỷ lệ vắng mặt ngày càng tăng.


Hiệu suất công việc

- Hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự tâm huyết.

- Trì hoãn nhiều hơn và giảm hiệu suất.

- Đáp ứng đúng thời hạn

- Cảm thấy được thử thách, có khả năng và đạt được mục tiêu một cách nhất quán.

- Chậm deadline, chất lượng công việc giảm sút

- Nhiệm vụ có thể bắt đầu chồng chất và bạn cảm thấy mình không thể bắt kịp.

b. Điều hướng từ Căng thẳng thấp đến Căng thẳng tối ưu

Khi bạn đang ở mức độ căng thẳng thấp, bạn đang thiếu một mục tiêu và kế hoạch để theo đuổi mục tiêu đó để thử thách bản thân. Bởi vì khi bạn đang đảm nhận nhiều trách nhiệm hay muốn đạt được một kết quả, bạn sẽ bận rộn hoàn thành công việc của mình, thay vì cảm thấy trống rỗng ngày qua ngày.
Lúc này, bạn cần chú ý “nâng cao" mức căng thẳng, hay sự kích thích hành động lên mức tối ưu để có năng lượng làm nhiều việc hơn bằng cách:
(1) Thiết lập các mục tiêu: Điều này quan trọng để bạn hiểu biết mình cần làm những gì. Vì nếu không có mục tiêu, bạn có thể làm rất nhiều việc nhưng cuối cùng sự bận rộn của bạn sẽ không dẫn đến kết quả nào cả. Tìm hiểu thêm về cách đặt mục tiêu: Hệ Thống Mục Tiêu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
(2) Tăng độ khó của công việc: Rút ngắn thời hạn thực hiện các nhiệm vụ hiện tại (để tập trung hơn) và dành thời gian để khám phá các nhiệm vụ mới phức tạp hơn. Linh rất thích những bạn nhân viên luôn hoàn thành tốt phần việc của mình và đề xuất thử sức ở các nhiệm vụ mới. Cách này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho bạn trong việc phát triển bản thân và công việc. 

c. Giảm tình trạng Căng thẳng cao xuống mức Căng thẳng tối ưu

Tương tự việc “gia tăng" căng thẳng khi đang ở mức thấp, bạn cũng cần chú ý đến việc giảm độ căng thẳng ở mức cao về mức tối ưu.
Theo khảo sát của Deloitte, 91% số người được hỏi cho biết cảm giác căng thẳng tột độ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc của họ. Làm việc ở cường độ cao có thể khiến bạn cảm thấy hào hứng và đạt hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên nếu kéo dài liên tục, tình trạng này sẽ đem lại tác dụng ngược. Sự bận rộn có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như rút cạn năng lượng làm việc tỉnh táo của bạn. Lúc này bạn sẽ làm rất nhiều, song phần lớn không đem đến hiệu suất tương ứng.
Bạn có thể nới lỏng trạng thái này bằng cách (1) Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong công việc, và (2) Xem xét việc uỷ quyền cho các đồng nghiệp khác.

d. Duy trì mức căng thẳng tối ưu:

Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy căng thẳng ở mức thấp, hoặc ở mức cao. Một tư thế lý tưởng nhất trong mối quan hệ giữa căng thẳng và hiệu suất là hãy duy trì căng thẳng ở mức tối ưu. Hãy kết hợp hai phương pháp trên, cùng với 2 yếu tố sau đây:
(1) Tối ưu hóa quy trình làm việc: Phát triển thói quen hàng ngày nhất quán bao gồm thời gian nghỉ giải lao thường xuyên, hoạt động thể chất và thời gian làm việc có cấu trúc. Một cách hiệu quả để làm điều này là hãy tự động hoá các công việc thủ công của mình. Khi đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ quan trọng hay phát triển đời sống cá nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này qua chuỗi video Làm Bạn Với AI.
(2) Thiết lập vòng phản hồi: Giao tiếp thường xuyên với chính bạn hoặc người quản lý/cố vấn để thảo luận về số lượng nhiệm vụ, mức độ căng thẳng và hiệu suất. Từ đó hãy lên kế hoạch điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết để duy trì mức độ căng thẳng tối ưu.

Lời kết 

  • Căng thẳng giống như gia vị – nếu dùng đúng tỷ lệ, nó sẽ làm tăng hương vị của món ăn. Quá ít sẽ tạo ra một bữa ăn nhạt nhẽo, quá nhiều có thể khiến bạn nghẹt thở.

    - Donald Tubesin

Một bí quyết nữa cho bạn, ngoài những thông tin bạn vừa đọc ở trên, là hãy quan sát và tìm hiểu chi tiết về những trạng thái cảm xúc của mình. Điều này khá quan trọng trong việc bạn tổ chức công việc và cuộc sống. Vì những cảm xúc này sẽ luôn có khả năng lặp đi lặp. Giống như chúng ta đã thường trải qua những ngày căng thẳng, ở các mức độ khác nhau.
Giờ thì bạn đã biết về những mức độ căng thẳng và cách điều tiết như trên. Lần tới khi cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ bắt đầu phân tích cảm giác của mình và thực hiện những biện pháp điều chỉnh kịp thời thay vì chỉ ngồi yên và lo lắng. Bạn sẽ học một lần, và áp dụng cho mọi lần.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn Đã Hiểu Đúng Về Căng Thẳng Chưa? (Góc Nhìn Tâm Lý)

Phần lớn chúng ta đều nghĩ về căng thẳng như một trạng thái có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hay cuộc sống cá nhân. Và cách chúng ta thường đối diện với căng thẳng là cố gắng tìm cách loại bỏ chúng.

Trên thực tế, căng thẳng không phải lúc nào cũng hoàn toàn mang dấu hiệu tiêu cực. Ngược lại trạng thái cảm xúc này có khả năng thúc đẩy tinh thần làm việc và cải thiện năng suất cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần hiểu biết về 3 mức độ căng thẳng dưới đây và cách để kiểm soát chúng.

1. Định Luật Yerkes-Dodson Nói Gì Về Căng Thẳng?

a. Căng thẳng là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta.
b. Các mức độ căng thẳng theo Định luật Yerkes-Dodson
Định luật Yerkes-Dodson, được thiết lập bởi 2 nhà tâm lý học Robert Yerkes và John Dodson vào năm 1908. Theo đó, hiệu suất của một cá nhân sẽ tăng lên khi có sự kích thích sinh lý hoặc tinh thần (căng thẳng), nhưng chỉ đến một mức nhất định. Sau khi đạt đến điểm này, căng thẳng gia tăng hơn nữa có thể khiến hiệu suất giảm sút. Mối quan hệ giữa căng thẳng và hiệu suất thường được minh họa bằng đường cong hình chữ U ngược, được chia thành ba đoạn:
(1) Căng thẳng thấp (Low Stress): Lúc này bạn có thể đang thiếu thử thách trong công việc. Bạn đang không có những mục tiêu cụ thể để kích thích ý chí phấn đấu của bản thân.
(2) Căng thẳng tối ưu (Optimal Stress): Khi mức độ căng thẳng vừa đủ để tạo động lực và tiếp thêm năng lượng mà không gây tác dụng phụ, thúc đẩy năng suất cao nhất.
(3) Căng thẳng cao (High Stress): Căng thẳng quá mức lấn át khả năng xử lý tình huống, dẫn đến giảm hiệu suất, lo lắng và thậm chí là các vấn đề về sức khỏe.
Biểu đồ đường cong Định luật Yerkes-Dodson (healthline)

2. Chiến Lược Quản Lý Căng Thẳng Để Đạt Hiệu Suất Cao Nhất

a. Xác định mức độ căng thẳng hiện tại của bạn:

Trước khi bắt đầu quản lý, bạn cần thường xuyên theo dõi, đánh giá mức độ căng thẳng của bạn để xác định xem bạn đang gặp phải căng thẳng nhẹ, căng thẳng ở mức tối ưu hay căng thẳng quá mức.

Dấu hiệu

Căng thẳng thấp (Low Stress)

Căng thẳng tối ưu (Optimal Stress)

Căng thẳng cao (High Stress)

Thể chất

- Cảm giác uể oải hoặc thiếu năng lượng

- Giảm mức độ hoạt động hoặc ăn vặt nhiều hơn trong thời gian rỗi

- Ngủ nhiều hoặc giấc ngủ bị gián đoạn do sinh hoạt không đều đặn.

- Thèm ăn lành mạnh, ngủ đều đặn

- Cảm thấy có khả năng và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ

- Các dấu hiệu bao gồm đau đầu, căng cơ, mất ngủ và có thể tăng huyết áp. 

Tinh thần

- Cảm thấy buồn chán

- Thiếu năng lượng hoặc cảm giác không hài lòng

- Thảnh thơi do những nhiệm vụ không có thử thách, dẫn đến thờ ơ và bồn chồn

- Sự gắn kết và động lực cao hơn

- Các thử thách mang lại năng lượng và sự thỏa mãn, nuôi dưỡng cảm giác hoàn thành và căng thẳng tích cực


- Lo lắng quá mức, khó chịu và cảm giác bị chìm ngập

- Hay quên và mệt mỏi khi phải quyết định.

- Đỉnh điểm là kiệt sức về mặt cảm xúc và trong trường hợp nghiêm trọng là trầm cảm

Hành vi

- Cảm thấy thời gian bị kéo dài

- Tham gia nhiều hơn vào những câu chuyện phiếm ở nơi làm việc hoặc những trò gây xao lãng trên mạng như một cách để giết thời gian.

- Tiếp cận việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân,

- Duy trì tiến độ phát triển nghề nghiệp

- Tham gia tích cực vào các hoạt động tại nơi làm việc.

- Bỏ qua giờ nghỉ giải lao

- Làm việc nhiều giờ mà không có năng suất

- Tỷ lệ vắng mặt ngày càng tăng.


Hiệu suất công việc

- Hoàn thành nhiệm vụ mà không thực sự tâm huyết.

- Trì hoãn nhiều hơn và giảm hiệu suất.

- Đáp ứng đúng thời hạn

- Cảm thấy được thử thách, có khả năng và đạt được mục tiêu một cách nhất quán.

- Chậm deadline, chất lượng công việc giảm sút

- Nhiệm vụ có thể bắt đầu chồng chất và bạn cảm thấy mình không thể bắt kịp.

b. Điều hướng từ Căng thẳng thấp đến Căng thẳng tối ưu

Khi bạn đang ở mức độ căng thẳng thấp, bạn đang thiếu một mục tiêu và kế hoạch để theo đuổi mục tiêu đó để thử thách bản thân. Bởi vì khi bạn đang đảm nhận nhiều trách nhiệm hay muốn đạt được một kết quả, bạn sẽ bận rộn hoàn thành công việc của mình, thay vì cảm thấy trống rỗng ngày qua ngày.
Lúc này, bạn cần chú ý “nâng cao" mức căng thẳng, hay sự kích thích hành động lên mức tối ưu để có năng lượng làm nhiều việc hơn bằng cách:
(1) Thiết lập các mục tiêu: Điều này quan trọng để bạn hiểu biết mình cần làm những gì. Vì nếu không có mục tiêu, bạn có thể làm rất nhiều việc nhưng cuối cùng sự bận rộn của bạn sẽ không dẫn đến kết quả nào cả. Tìm hiểu thêm về cách đặt mục tiêu: Hệ Thống Mục Tiêu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
(2) Tăng độ khó của công việc: Rút ngắn thời hạn thực hiện các nhiệm vụ hiện tại (để tập trung hơn) và dành thời gian để khám phá các nhiệm vụ mới phức tạp hơn. Linh rất thích những bạn nhân viên luôn hoàn thành tốt phần việc của mình và đề xuất thử sức ở các nhiệm vụ mới. Cách này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho bạn trong việc phát triển bản thân và công việc. 

c. Giảm tình trạng Căng thẳng cao xuống mức Căng thẳng tối ưu

Tương tự việc “gia tăng" căng thẳng khi đang ở mức thấp, bạn cũng cần chú ý đến việc giảm độ căng thẳng ở mức cao về mức tối ưu.
Theo khảo sát của Deloitte, 91% số người được hỏi cho biết cảm giác căng thẳng tột độ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc của họ. Làm việc ở cường độ cao có thể khiến bạn cảm thấy hào hứng và đạt hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên nếu kéo dài liên tục, tình trạng này sẽ đem lại tác dụng ngược. Sự bận rộn có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như rút cạn năng lượng làm việc tỉnh táo của bạn. Lúc này bạn sẽ làm rất nhiều, song phần lớn không đem đến hiệu suất tương ứng.
Bạn có thể nới lỏng trạng thái này bằng cách (1) Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong công việc, và (2) Xem xét việc uỷ quyền cho các đồng nghiệp khác.

d. Duy trì mức căng thẳng tối ưu:

Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy căng thẳng ở mức thấp, hoặc ở mức cao. Một tư thế lý tưởng nhất trong mối quan hệ giữa căng thẳng và hiệu suất là hãy duy trì căng thẳng ở mức tối ưu. Hãy kết hợp hai phương pháp trên, cùng với 2 yếu tố sau đây:
(1) Tối ưu hóa quy trình làm việc: Phát triển thói quen hàng ngày nhất quán bao gồm thời gian nghỉ giải lao thường xuyên, hoạt động thể chất và thời gian làm việc có cấu trúc. Một cách hiệu quả để làm điều này là hãy tự động hoá các công việc thủ công của mình. Khi đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ quan trọng hay phát triển đời sống cá nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này qua chuỗi video Làm Bạn Với AI.
(2) Thiết lập vòng phản hồi: Giao tiếp thường xuyên với chính bạn hoặc người quản lý/cố vấn để thảo luận về số lượng nhiệm vụ, mức độ căng thẳng và hiệu suất. Từ đó hãy lên kế hoạch điều chỉnh các chiến lược khi cần thiết để duy trì mức độ căng thẳng tối ưu.

Lời kết 

  • Căng thẳng giống như gia vị – nếu dùng đúng tỷ lệ, nó sẽ làm tăng hương vị của món ăn. Quá ít sẽ tạo ra một bữa ăn nhạt nhẽo, quá nhiều có thể khiến bạn nghẹt thở.

    - Donald Tubesin

Một bí quyết nữa cho bạn, ngoài những thông tin bạn vừa đọc ở trên, là hãy quan sát và tìm hiểu chi tiết về những trạng thái cảm xúc của mình. Điều này khá quan trọng trong việc bạn tổ chức công việc và cuộc sống. Vì những cảm xúc này sẽ luôn có khả năng lặp đi lặp. Giống như chúng ta đã thường trải qua những ngày căng thẳng, ở các mức độ khác nhau.
Vậy nên từ bài thuyết trình kế tiếp, thay vì bắt đầu bằng câu hỏi “Mình sẽ nói những gì?”, hãy tự hỏi “Mình sẽ nói điều này như thế nào?”. Bạn sẽ truyền tải những gì bạn biết như thế nào để người nghe có thể tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi nhất. Tất cả thông tin mà bạn biết, những đồng nghiệp khác cũng có thể biết. Khi đó, bạn cần thực sự tối ưu cách trình bày của mình để tạo ra sự khác biệt.
Giờ thì bạn đã biết về những mức độ căng thẳng và cách điều tiết như trên. Lần tới khi cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ bắt đầu phân tích cảm giác của mình và thực hiện những biện pháp điều chỉnh kịp thời thay vì chỉ ngồi yên và lo lắng. Bạn sẽ học một lần, và áp dụng cho mọi lần.
Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.

Skills Bridge là công ty đào tạo cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho các bạn trẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty đa quốc gia. Linh thành lập công ty với mục tiêu sử dụng 25 năm kinh nghiệm của mình cùng các chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các bạn trẻ thành công trong sự nghiệp.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình đào tạo và phát triển đa dạng hiện có của Skills Bridge, hãy truy cập link này.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.